Sát cánh cùng nhân dân ứng phó, khắc phục hậu quả lũ lụt
Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, trong những ngày đầu tháng 9, các tỉnh Bắc Trung Bộ có mưa to kéo dài, gây ngập lụt ở nhiều nơi. BĐBP các tỉnh đã triển khai lực lượng, phương tiện, sát cánh cùng chính quyền, nhân dân địa phương khẩn trương triển khai các biện pháp ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai.
Ca nô cứu hộ-cứu nạn của BĐBP Hà Tĩnh được dùng để vận chuyển lương thực tiếp tế cho bà con vùng lũ bị cô lập. Ảnh: Thế Mạnh
Tại địa bàn tỉnh Hà Tĩnh mưa to kéo dài kết hợp với Thủy điện Hố Hô xả lũ, nước trên sông Ngàn Sâu dâng cao làm 26 xã thuộc 3 huyện miền núi Hương Khê, Hương Sơn và Vũ Quang bị ngập lụt. Trước diễn biến bất thường của thời tiết, BĐBP Hà Tĩnh đã duy trì 100% quân số, phương tiện sẵn sàng cơ động thực hiện nhiệm vụ.
Ngày 4-9, căn cứ vào tình hình thực tế lũ lụt tại huyện miền núi Hương Khê, BĐBP Hà Tĩnh đã điều động 50 cán bộ, chiến sỹ và 3 ca nô cứu hộ-cứu nạn lên địa bàn thực hiện nhiệm vụ. Tại vùng “rốn lũ”, cán bộ, chiến sỹ ứng trực tại các vùng lũ bị cô lập nhằm kịp thời ứng cứu khi có tình huống xảy ra. Đồng thời cơ động vận chuyển, tiếp tế lương thực, thực phẩm đến các hộ gia đình đang bị cô lập, quyết không để gia đình nào thiếu đói.
Tính đến sáng 5-9, mưa lũ ở Quảng Bình đã khiến 3 người thương vong, 1 người mất tích, hàng nghìn ngôi nhà bị ngập lụt và nhiều tuyến đường bị chia cắt. Nặng nề nhất là ở huyện Minh Hóa và Tuyên Hóa với 109 nhà bị ngập và 1.600 nhà dân bị cô lập. Các tuyến quốc lộ như: QL12A, QL15, QL9B, 9C có nhiều vị trí bị ngập nước, sạt lở gây chia cắt. Mưa lũ cũng gây thiệt hại nặng nề về cây trồng, vật nuôi và rau màu của người nông dân.
Ngay khi lũ lụt diễn ra, BĐBP Quảng Bình đã huy động hàng trăm lượt cán bộ, chiến sỹ cùng 10 xe ô tô, 3 ca nô để hỗ trợ nhân dân ở địa bàn các xã biên giới ứng phó. Nhiệm vụ trọng tâm là di dời dân ra khỏi vị trí nguy hiểm đến nơi an toàn, vận chuyển lương thực, thực phẩm cho các hộ gia đình khó khăn bị thiệt hại do lũ lụt.
Chiến sĩ BĐBP Quảng Bình vận chuyển lương thực đến người dân vùng lũ. Ảnh: Hoàng Hải
Đặc biệt, Bộ Chỉ huy BĐBP Quảng Bình chỉ đạo Đồn Biên phòng Cà Xèng cử cán bộ bám nắm địa bàn ở các bản Ón, Yên Hợp, Mò Ó Ồ Ồ đảm bảo an toàn tuyệt đối cho nhân dân đồng bào Rục thuộc xã Thượng Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình. Cùng với đó, đơn vị cũng đã xuất 4 tấn lương thực dự phòng để phân bổ cho các xã biên giới kịp thời chuyển đến những gia đình bị thiệt hại.
Video đang HOT
Trong khi đó tại các xã biên giới thuộc huyện Đakrông và Hướng Hóa tỉnh Quảng Trị, do mưa to kéo dài cùng với nước từ thượng nguồn đổ về lớn làm cho nước sông Sê Pôn dâng cao bất ngờ gây ngập lụt ở nhiều nơi. Trọng điểm là địa bàn thị trấn Lao Bảo, xã Tân Thành, xã Tân Long, xã Thuận, xã Thanh của huyện Hướng Hóa…
Do nhận định được tình hình, từ ngày 3-9, BĐBP Quảng Trị đã điều động lực lượng, phương tiện của các đơn vị trên tuyến về các địa bàn trọng yếu để hỗ trợ người dân sơ tán, di dời tài sản trong khu vực nguy hiểm đến nơi an toàn. Mặt khác, bố trí cán bộ tại các địa điểm xung yếu túc trực gác xuyên đêm như cầu, cống, đập tràn để vận động, tuyên truyền người dân không nên qua lại trên các tuyến đường nguy hiểm. Sử dụng ca nô vận chuyển lương thực, thực phẩm, nước uống đến các vùng ngập lụt để cung cấp cho người dân.
Cán bộ, chiến sĩ BĐBP Quảng Trị giúp dân quét dọn bùn đất sau lũ. Ảnh: Đình Tiến
Sáng 5-9, nước lũ trên sông Sê Pôn rút xuống, nhiều nhà dân, công trình phúc lợi tại các bản làng biên giới ngổn ngang bùn đất. BĐBP Quảng Trị đã huy động quân số phối hợp với chính quyền địa phương và người dân khẩn trương tổ chức khắc phục hậu quả lũ lụt. Cùng với quân số của các Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Lao Bảo, Đồn Biên phòng Thuận, Bộ Chỉ huy BĐBP Quảng Trị đã điều động hơn 100 cán bộ, chiến sỹ thuộc cơ quan và Tiểu đoàn huấn luyện – Cơ động tăng cường giúp dân ở địa bàn huyện Hướng Hóa. Công việc được ưu tiên trước mắt là thu dọn đất đá, thông xe trên QL9 và một số tuyến đường liên xã biên giới. Tập trung khắc phục hậu quả tại các điểm trường học, nhà dân bị ngập sâu trong nước; bố trí, sắp xếp, giúp đỡ về nơi ăn ở cho các hộ dân bị ảnh hưởng nhà ở.
Ông Trương Văn Hưu, xóm Duy Tân, thị trấn Lao Bảo cho biết: “Các con tôi đều đi làm ăn xa, khi nước lũ về, cán bộ, chiến sỹ Biên phòng đã đến tận nhà vận chuyển đồ đạc, giúp hai ông mệ (bà) đến nơi an toàn. Lũ rút, nhà đầy bùn đất, lại được các chú Biên phòng về giúp dọn dẹp nên chúng tôi cảm động vô cùng”.
Cùng với bộn bề công việc, các đồn Biên phòng trên tuyến cũng đã cử cán bộ phối hợp với địa phương trực tiếp xuống địa bàn thôn, bản khảo sát, thống kê thiệt hại nhằm đảm bảo chính sách hỗ trợ nhân dân sau này. Các đơn vị cũng chỉ đạo cán bộ quân y khẩn trương kiểm tra vệ sinh phòng dịch tại các địa điểm bị úng ngập, kịp thời tư vấn cho người dân tránh dịch bệnh phát sinh sau lũ…
Viết Lam – Đình Tiến
Theo Bienphong
Hà Tĩnh: Rừng cam 100 tỷ vàng rực, nông dân "găm hàng" chờ bán tTết
Những vườn cam trĩu quả chín đỏ cây ở xã Thượng Lộc (huyện Can Lộc, Hà Tĩnh) đã vào dịp thu hoạch nhưng các chủ vườn tại đây không vội bán mà "găm hàng" chờ đến sát ngày Tết Nguyên đán để có giá cao hơn.
Trồng cam từ lâu đã trở thành nghề truyền thống của người nông dân Hà Tĩnh, là thứ quả thu hút người mua vào các dịp lễ, Tết. Ở Hà Tĩnh, cam được trồng chủ yếu tại các huyện Hương Khê, Hương Sơn, Vũ Quang, Can Lộc,... với hàng trăm hecta đem lại thu nhập cao.
Những vườn cam trĩu quả đang vào mùa thu hoạch ở Thượng Lộc.
Nếu như những năm trước, thời điểm này cam đang vào cuối vụ thì năm nay hầu hết những vườn cam Thượng Lộc ở vùng Trà Sơn, huyện Can Lộc chỉ mới thu hoạch được khoảng 50%. Hằng ngày, người trồng cam vẫn tỉ mẩn chăm sóc những gốc cam đã chín đỏ để chờ đến dịp Tết Nguyên đán bán với giá cao hơn.
Ông Nguyễn Viết Chuân, Chủ tịch UBND xã Thượng Lộc cho biết, cam được trồng chủ yếu ở các thôn Anh Hùng, Sơn Bình, Nam Phong, Đông Phong... với nhiều loại như cam bù, cam chanh, cam giòn.
Có mặt tại "thủ phủ" cam Thượng Lộc, chúng tôi hết sức ngỡ ngàng trước những vườn cam trù phú, trĩu quả.
Vườn cam chúng tôi đặt chân đến đầu tiên là của gia đình chị Phan Thị Hiền, (47 tuổi, trú thôn Anh Hùng). Sau nhiều năm mở rộng diễn tích, đến nay gia đình chị đã có vườn cam rộng gần 4 ha, có 1.250 gốc, trong đó hơn 320 gốc đang cho thu hoạch, đạt doanh thu gần 1 tỷ đồng/năm.
Toàn xã Thượng Lộc có tới 600 hộ trồng cam, trên diện tích 230 hecta, trong đó đã có có hơn 150 hecta đã cho thu hoạch. Theo ông Chuân, ước tính sản lượng cam của xã Thượng Lộc sẽ đạt gần 2.200 tấn, cho giá trị kinh tế ước đạt gần 100 tỷ đồng.
Thời điểm này những năm trước, vườn cam của chị đã thu hoạch gần hết thế nhưng năm nay chỉ mới thu hoạch gần 50% . "Bình thường giá cam giao động từ 30.000 - 35.000 đồng/kg cam chanh, 40.000 - 50.000/kg cam giòn. Năm ngoái tôi có để lại được một ít bán Tết với giá 65.000- 70.000 đồng/kg cam chanh, 75.000 - 85.000 đồng/kg cam giòn. Năm nay tôi dự tính để lại hơn 3 tấn chờ Tết Nguyên đán mới bán với hi vọng giá sẽ cao hơn hoặc đạt mức giá như năm ngoái".
Để có những cây cam đạt tiêu chuẩn, người nông dân dùng "bẫy" sâu bệnh đặc biệt.
Tương tự, gia đình anh Nguyễn Văn Trạch (thôn Anh Hùng) có tới 3ha diện tích trồng cam. Năm nay, anh Trạch có hơn 1.000 gốc cam đang cho thu hoạch với khoảng trên 40 tấn. Hiện tại, anh đã bán khoảng 20 tấn còn hơn 20 tấn, trong đó có 10 tấn cam giòn đã chín nhưng anh quyết định "găm hàng" chờ Tết.
Chị Phan Thị Hiền, (47 tuổi, trú thôn Anh Hùng), chủ nhân của vườn cam được được đánh giá có năng suất và chất lượng nhất vùng.
Những vườn cam chín mọng, thu hút nhiều du khách ngày giáp Tết.
Đến thời điểm hiện tại, các chủ vườn bán cam khá dè dặt, đang "ém hàng" để chờ bán Tết.
Theo Danviet
Địa bàn nào mưa lớn nhất Hà Tĩnh sáng nay? Theo dự báo viên Lê Thị Tú Anh (Đài Khí tượng Thủy văn Hà Tĩnh), trong 3 giờ qua (9h - 12h) trên địa bàn tỉnh đã có mưa vừa, mưa to đến rất to, trong đó tập trung ở huyện Kỳ Anh và TX Kỳ Anh. TP Hà Tĩnh nằm trong nhóm nguy cơ ngập lụt cao Tổng lượng mưa đo được...