Sát cánh cùng miền Tây chống dịch
Nhiều tỉnh ĐBSCL ghi nhận số lượng lớn nghi nhiễm COVID-19 hằng ngày qua xét nghiệm PCR nên công tác phòng, dập dịch tại các tỉnh này đang được khẩn trương cùng với sự hỗ trợ của Bộ Y tế.
Phun xịt khử khuẩn tại TP Mỹ Tho để phòng chống dịch COVID-19 – Ảnh: M.TRƯỜNG
Tổ hỗ trợ của Bộ Y tế đã đến Đồng Tháp từ ngày 3-7, chia làm 3 nhóm để khảo sát thực tế tình hình công tác phòng chống dịch tại các khu, cụm công nghiệp, tham gia hoạt động truy vết, dập dịch của các địa phương và hoạt động của khu cách ly, bệnh viện dã chiến.
Tại Tiền Giang, tổ hỗ trợ đã hỗ trợ tỉnh này tập trung giám sát nhóm nguy cơ lây nhiễm cao, xây dựng và chủ động lực lượng tại chỗ để truy vết F0, F1, lực lượng lấy mẫu xét nghiệm, lực lượng nhập dữ liệu phòng chống dịch. Đặc biệt là hỗ trợ việc điều phối để ưu tiên xét nghiệm các mẫu quan trọng nhằm phát hiện sớm để có biện pháp dập dịch kịp thời.
Chặn dịch từ xa
Với những người từng đến, về từ các điểm dịch theo thông báo của Bộ Y tế và các tỉnh, TP có dịch, Long An tiếp tục thực hiện cách ly y tế tập trung đủ 21 ngày và cách ly 14 ngày tại nhà, đồng thời phải xét nghiệm có thu phí.
Với chuyên gia, nhà quản lý và công nhân lao động có di chuyển giữa Long An và các tỉnh, thành có dịch, tỉnh này cũng yêu cầu tiếp tục các biện pháp giám sát y tế chặt chẽ đã đề ra trước đó.
Tài xế các công ty, doanh nghiệp, tài xế taxi, tài xế xe giao nhận hàng, người làm nhiệm vụ vận chuyển lương thực thực phẩm, vật liệu xây dựng… phải có test nhanh theo hướng dẫn của cơ quan y tế hoặc trạm kiểm soát, hoặc xuất trình giấy chứng nhận xét nghiệm test nhanh âm tính được cấp không quá 3 ngày tính đến thời điểm vào Long An.
Tại Đồng Tháp, ngoài việc ngăn chặn chặt chẽ nguồn lây từ biên giới, tỉnh này tiếp tục sàng lọc người về từ các tỉnh, thành có dịch thông qua các chốt kiểm soát dịch ở các cửa ngõ ra vào.
Thực hiện cách ly tập trung 21 ngày với người có yếu tố dịch tễ liên quan đến các điểm dịch, từng tiếp xúc với F0… và cách ly tại nhà 14 ngày với những người từ tỉnh, thành có dịch vào Đồng Tháp.
Trong ngày 5-7, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Đồng Tháp cũng họp trực tuyến, yêu cầu các cấp xã, phường, thị trấn thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn các tổ nhân dân tự quản, hội quán… thực hiện tốt việc quản lý, theo dõi, giám sát những người đã đến hoặc về từ vùng dịch.
Video đang HOT
Đồng thời, phối hợp lực lượng chức năng truy vết, khoanh vùng, nắm chắc không để sót lọt các trường hợp tiếp xúc gần F1, F2, bảo đảm kiểm soát được dịch bệnh ở địa phương với phương châm “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng”.
Tương tự, tỉnh Tiền Giang đã thiết lập các chốt, trạm kiểm soát phòng chống dịch cấp tỉnh. Người từ các địa phương khác đến phải có giấy xét nghiệm PCR hoặc test nhanh kháng nguyên âm tính trong thời hạn không quá 3 ngày tính đến thời điểm vào Tiền Giang.
Công nhân có xe đưa rước đi làm hằng ngày tại các cơ sở sản xuất kinh doanh, các khu, cụm công nghiệp trong và ngoài tỉnh phải có giấy xét nghiệm PCR hoặc test nhanh âm tính còn thời hạn không quá 7 ngày. Với người đi xe cá nhân thuộc diện này, ngoài kết quả xét nghiệm âm tính như trên còn phải có giấy tờ chứng minh đang làm việc tại công ty, khu, cụm công nghiệp.
Tại Bến Tre, sau khi xuất hiện ca mắc COVID-19 đầu tiên trong cộng đồng được công bố ngày 4-7, tỉnh này đã tăng cường kiểm tra tại các cửa ngõ ra vào tỉnh tại đường ngay chân cầu Rạch Miễu hướng về xã Phú Túc (huyện Châu Thành) và đường dẫn về bến phà Rạch Miễu cũ (ngoài trạm tại bến phà tạm Rạch Miễu, cầu Rạch Miễu đã có từ trước).
Cũng trong ngày 5-7, đội hình phản ứng nhanh phòng chống dịch COVID-19 của Tỉnh đoàn, Hội LHTN Việt Nam tỉnh Bến Tre đã ra quân hỗ trợ khai báo y tế ở các chốt kiểm soát dịch tại cầu Rạch Miễu (huyện Châu Thành), chốt xã Phú Phụng (Chợ Lách), chốt cầu Cổ Chiên (Mỏ Cày Nam).
Đồng Tháp quyết dập dịch trong 14 ngày tới
Tại Đồng Tháp, nơi có số ca nhiễm lớn nhất tại ĐBSCL hiện nay (306 ca mắc, nghi mắc), ông Đoàn Tấn Bửu – phó chủ tịch UBND tỉnh – cho biết hiện nay công tác truy vết, tập trung cách ly, phong tỏa vẫn là ưu tiên hàng đầu.
Đồng Tháp đã lập thêm 2 bệnh viện dã chiến để điều trị COVID-19 tại TP Sa Đéc và huyện Cao Lãnh. Việc giãn cách xã hội theo mức “nguy cơ rất cao” cũng đã được áp dụng tại các địa phương.
Theo ông Bửu, hiện kit xét nghiệm COVID-19 tại Đồng Tháp còn khoảng 40.000 bộ, đủ đáp ứng được nhu cầu xét nghiệm truy vết. “Sở Y tế sẽ mua thêm kit xét nghiệm để không ảnh hưởng đến công tác chống dịch” – ông Bửu nói.
“Đồng Tháp quyết tâm kiểm soát, ngăn chặn dịch lây lan rộng trong 14 ngày tới. Các địa phương phải nhanh chóng xác định điểm nóng, khoanh vùng, kiểm soát, xác định F1, F2 để tổ chức cách ly, xét nghiệm.
Các F1 phải tổ chức cách ly tập trung trước khi có kết quả xét nghiệm, phải đi trước một bước. Đối với các doanh nghiệp, yêu cầu phải xây dựng phương án phòng chống dịch, chuẩn bị test nhanh và khu vực cách ly” – ông Phạm Thiện Nghĩa, chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp, phát biểu trong cuộc họp.
Tỉnh Đồng Tháp sẽ thành lập tổ thông tin phục vụ công tác phòng chống dịch bệnh đặt tại Văn phòng UBND tỉnh này nhằm kịp thời cung cấp thông tin chính xác đến với người dân.
An Giang kiểm soát chặt các khu công nghiệp
UBND TP Châu Đốc đã phong tỏa tạm thời một số khu vực phường Vĩnh Nguơn có ca nhiễm COVID-19- Ảnh: BỬU ĐẤU
Với 45 ca nhiễm COVID-19 trong cộng đồng, tỉnh An Giang yêu cầu các sở, ngành và các địa phương tập trung truy vết thần tốc các trường hợp F0, F1, F2 và F3 tại TP Châu Đốc và huyện Châu Phú. Đồng thời, khẩn trương khoanh vùng, phong tỏa theo từng thẩm quyền của các địa phương.
Ngoài việc yêu cầu các chốt kiểm soát cửa ngõ ra vào tỉnh phải làm chặt chẽ hơn, An Giang cũng yêu cầu các ngành chức năng phải làm việc với các doanh nghiệp ở các khu công nghiệp khai báo rõ ràng nguồn gốc hàng hóa từ đâu về.
Từ ngày 5-7, các công nhân làm việc ở Khu công nghiệp Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp không được đi lại về An Giang hằng ngày.
Cần Thơ sẵn sàng cho mọi tình huống
Chỉ đạo tại cuộc họp về phòng chống dịch ngày 5-7, ông Trần Việt Trường – chủ tịch UBND TP Cần Thơ – cho rằng Cần Thơ giáp ranh với các tỉnh có dịch đang bùng phát và đường bộ, đường sông liên thông là rất khó khăn trong ngăn dịch. Cần có sự chuẩn bị kỹ, phối hợp chặt các ngành, các cấp chính quyền.
Vì thế, TP Cần Thơ tiếp tục phát động toàn dân tham gia chống dịch, củng cố tổ COVID-19 cộng đồng (mỗi tổ 3 người trở lên), chuẩn bị vật tư y tế, trang thiết bị, nâng công suất xét nghiệm, test nhanh…
Tỉnh cũng hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện kịch bản cách ly ngay tại doanh nghiệp để không đứt gãy sản xuất, thực hiện nghiêm phòng chống dịch ở các chợ truyền thống tại cổng vào chợ (đường bộ và đường sông)…
Lãnh đạo TP Cần Thơ đề nghị ngành y tế phải làm ngay hồ sơ y tế toàn dân để nắm được tình trạng sức khỏe của mỗi người dân.
Yêu cầu ngành GTVT có hướng dẫn cụ thể các tài xế xe chở hàng vận chuyển đến Cần Thơ từ các tỉnh có dịch, có điểm khử khuẩn xe, không cho xe vào TP, lập điểm dỡ hàng, người theo xe phải có xét nghiệm âm tính…
Công an cần kiểm tra lộ trình di chuyển của các xe, tránh trường hợp gian dối né trạm, khai báo gian dối… TP cũng đồng ý thu phí người được xét nghiệm COVID-19 trong công tác phòng dịch…
TP HCM đề xuất hỗ trợ khẩn cấp hai triệu test nhanh nCoV
Chủ tịch UBND TP HCM ngày 4/7 đề nghị Trung ương hỗ trợ khẩn cấp hai triệu test nhanh kháng nguyên, máy xét nghiệm PCR cùng đội kỹ thuật vận hành máy.
Tại cuộc họp bàn phương án chống dịch với TP HCM và các tỉnh lân cận, do Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì, sáng 4/7, Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong cho biết thành phố triển khai thành lập Trung tâm điều phối và xét nghiệm Covid-19, lập các tổ xét nghiệm tại các quận huyện và TP Thủ Đức, nhằm đẩy mạnh năng lực xét nghiệm.
"Thành phố đang đàm phán mua 1,4 triệu test nhanh kháng nguyên, tập trung khắc phục hạn chế về tổ chức, năng lực và đội ngũ xét nghiệm; cần hỗ trợ khẩn cấp 2 triệu test nhanh", ông Phong nói. Người đứng đầu chính quyền TP HCM nhìn nhận, thời gian qua, việc trả kết quả xét nghiệm chậm có xảy ra ở một số trường hợp cá biệt.
Tại cuộc họp, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long đánh giá, về tổng thể, Việt Nam đang kiểm soát được dịch bệnh. Tuy nhiên, tại TP HCM và các tỉnh lân cận, tình hình dịch vẫn diễn biến phức tạp. Riêng trong tuần này, thành phố ghi nhận gần 3.000 ca với 22 chuỗi lây nhiễm. Trong đó, điểm nhóm Truyền giáo Phục hưng là chuỗi lây nhiễm lớn nhất, là nguyên nhân khiến dịch bệnh lan ra các tỉnh lân cận.
Bộ trưởng Y tế cho rằng, hai nguyên nhân khách quan khiến số ca mắc TP HCM ngày càng tăng, gồm biến chủng virus Delta có tốc độ, khả năng lây lan mạnh và mật độ dân cư tại đông đúc, tạo điều kiện thuận lợi khiến dịch bệnh lây lan.
Nguyên nhân chủ quan là một số quận huyện, phường xã chưa thực hiện nghiêm chỉ thị số 10 của UBND TP HCM, thực hiện tổ Covid-19 cộng đồng, tổ an toàn Covid-19, phương châm bốn tại chỗ còn hạn chế...
Theo ông Long, TP HCM gặp khó khăn trong thực hiện chiến lược xét nghiệm tầm soát diện rộng, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP HCM gặp tình trạng quá tải, thời gian trả kết quả xét nghiệm chậm, việc điều phối xét nghiệm giữa các đơn vị chưa tốt, cách ly chưa thật sự nghiêm ngặt và linh hoạt, phương án chống dịch tại nhà máy, khu công nghiệp chưa thực hiện hiệu quả.
Bộ trưởng Y tế đề nghị TP HCM tiếp tục thực hiện nghiêm chỉ thị 10, mở rộng một số khu vực, địa bàn thực hiện giãn cách xã hội theo chỉ thị 16. Thực hiện nghiêm phong tỏa, tăng cường truyền thông, kêu gọi người dân hạn chế ra khỏi nhà nếu không có việc thật sự cần thiết. Áp dụng linh hoạt chiến lược cách ly, áp tiết chế cách ly tập trung cho vùng lõi, vùng phong tỏa.
Thành phố tiếp tục triển khai quyết liệt chống dịch trong nhà máy, cơ sở sản xuất. Có phương án cách ly cho công nhân lao động, chia ca, sản xuất giãn cách, cách ly tại nhà máy. Các khu cách ly tập trung phải đảm bảo các tiêu chuẩn phòng chống dịch, nhất là phải có khu vực vệ sinh riêng.
Theo Bộ trưởng Long, thành phố cần tổ chức lại vấn đề xét nghiệm, thành lập các bộ phận xét nghiệm tại quận huyện và giao địa phương tự điều phối phòng xét nghiệm tại các bệnh viện tư nhân trên địa bàn. Tăng cường sử dụng test kháng nguyên nhanh, sử dụng phương thức xét nghiệm gộp mẫu, rút ngắn thời gian trả kết quả trong vòng 6 giờ. Việc xét nghiệm nên có trọng tâm, trọng điểm, khuyến cáo làm 3 ngày một lần tại các khu phong toả, 7 ngày một lần tại khu vực nguy cơ cao.
"Số ca mắc tại TP HCM sẽ tiếp tục gia tăng. Nếu làm tốt và quyết liệt các biện pháp trên, thành phố có thể kiểm soát dịch trong 7 ngày tới", Bộ trưởng nói. Ông cho biết Bộ Y tế sẽ tiếp tục điều phối nguồn nhân lực hỗ trợ kịp thời TP HCM trong phòng, chống dịch.
Sở Y tế TP HCM từ chiều 3/7 đề nghị các quận huyện tăng cường test nhanh kháng nguyên, dự kiến 150.000-200.000 mẫu mỗi ngày, song song với xét nghiệm RT-PCR.
Tiền Giang: Phong tỏa Trung tâm y tế Cái Bè vì bác sĩ, điều dưỡng dương tính Covid-19 Tiền Giang quyết định phong tỏa Trung tâm y tế H.Cái Bè sau khi phát hiện 2 bác sĩ và 1 điều dưỡng tại đây có kết quả xét nghiệm PCR dương tính Covid-19. Lực lượng Quân khu 9 đang hỗ trợ tỉnh Tiền Giang khử khuẩn môi trường tại các ổ dịch lớn trên địa bàn.ẢNH: B.B Chiều 4.7, Ban Chỉ đạo...