SARS-CoV-2 có thể nhân lên 100 lần trong vòng 48 giờ ở mô phổi
Nghiên cứu mới của các nhà khoa học đến từ Đại học Hong Kong cho biết SARS-CoV-2 có thể nhân lên gấp 100 lần trong vòng 48 giờ, trong khi virus SARS chỉ có thể nhân lên từ khoảng 10 đến 20 lần.
Nhà vi trùng học nổi tiếng Yuen Kwok-yung cho rằng với kết quả mới này khó có thể khống chế virus corona chủng mới trước tháng 7.
Phát hiện dẫn đầu bởi Yuen Kwok-yung là nghiên cứu đầu tiên được tiến hành trên mô phổi lấy từ bệnh nhân hiến tặng. Yuen và nhóm của ông đã tìm thấy Sars-CoV-2 tạo ra các hạt virus truyền nhiễm gấp 3,2 lần so với SARS trong vòng 48 giờ. Các kết quả đã nhấn mạnh tính phức tạp của bệnh, cũng như những khó khăn cho các cơ quan y tế trên toàn thế giới để phát hiện ra nó so với SARS.
Đó là một thách thức lớn hơn nhiều đối với đại dịch Covid-19, đã lây nhiễm hơn 1,7 triệu người trên khắp thế giới và gây ra hơn 100.000 người chết trong bốn tháng. Trong khi đó, theo số liệu của Tổ chức Y tế Thế giới có khoảng 8.098 người đã bị nhiễm SARS và 774 người đã chết vì nó.
Video đang HOT
“Virus corona chủng mới được ví giống như một ninja, nhân lên bên trong cơ thể với phản ứng interferon thấp hơn (Interferon là loại protein đặc biệt của cơ thể do được nhiều loại tế bào tiết ra để chống lại virus) và phản ứng viêm chậm hơn”, Jasper Chan, trợ lý giáo sư lâm sàng đến từ trường Đại học Y Hong Kong nhấn mạnh.
Không giống như virus SARS, SARS-CoV-2 gần như không kích thích tiết protein tự nhiên được sản xuất bởi tế bào của hệ miễn dịch nhằm chống lại virus và phản ứng viêm chậm hơn. Trong 13 loại mà các nhà khoa học gọi là dấu hiệu gene dẫn đến viêm trong phổi, coronavirus chủng mới chỉ kích hoạt 5, trong khi SARS có thể kích hoạt 11.
Bác sĩ Jasper Chan Fok-woo, trợ lý giáo sư lâm sàng tại Trường Y ở Hong Kong cho biết thêm, các xét nghiệm sâu hơn có thể hữu ích trong việc tăng tốc độ thử nghiệm lâm sàng cho thuốc.
Thực tế, việc thiếu các triệu chứng của bệnh đến các triệu chứng rất nhẹ đã khiến các chính phủ trên thế giới khó có thể khống chế được đại dịch Covid-19 sớm.
Với 90% dân số chưa có miễn dịch, Yuen cảnh báo rằng virus corona chủng mới có thể tiếp tục lây lan ngay cả sau mùa hè. Do đó, giãn cách xã hội và nên tiếp tục đeo khẩu trang, tiếp tục giữ vệ sinh cá nhân rất tốt trước khi vào trường hoặc văn phòng.
Trang Phạm
Phát hiện mối nguy hiểm khi đồng thời bị nhiễm cả cúm lẫn coronavirus
Các nhà khoa học Trung Quốc và Nga đã phát hiện sự nguy hiểm khi đồng thời nhiễm cả cúm và coronavirus.
Báo Izvestia của Nga thông tin, các nhà khoa học Nga cảnh báo về việc nhiễm trùng kép - khi một người bị nhiễm cả cúm và COVID-19 cùng một lúc - đặc biệt nguy hiểm cho bệnh nhân, nhất là những người mắc bệnh lý mãn tính và cho cả những người khác.
Nếu một người bị nhiễm cúm sớm hơn, các hệ thống xét nghiệm có thể không phát hiện SARS-CoV-2. Điều này có nghĩa là người nhiễm bệnh sẽ tiếp tục lây lan chủng nguy hiểm. Trường hợp tương tự đã được ghi nhận ở Trung Quốc.
Cụ thể, một người đàn ông 69 tuổi bị sốt cao và ho khan đã được tìm thấy tại Bệnh viện Hữu nghị Trung-Nhật ở Bắc Kinh. Trước đây, bệnh nhân đã đến thăm Vũ Hán. Ba xét nghiệm SARS-CoV-2 cho thấy kết quả âm tính. Đồng thời, một phương pháp chẩn đoán PCR độ chính xác cao cho thấy bệnh nhân bị cúm loại A. Tuy nhiên, các bác sĩ đã nhầm lẫn với các dấu hiệu rõ ràng của viêm phổi do virus, có thể nhìn thấy trên tia X. Hóa ra người đàn ông bị bệnh với hai bệnh nhiễm trùng cùng một lúc.
Như vậy, các chuyên gia nhận thấy rằng nếu một người mắc hai bệnh truyền nhiễm cùng một lúc, thì xét nghiệm chẩn đoán coronavirus có thể cho kết quả âm tính giả. Khả năng các mẫu cho kết quả sai tăng lên nếu nhiễm cúm trước khi nhiễm COVID-19.
Sự nguy hiểm ở đây là bệnh nhân sẽ tiếp tục là người mang coronavirus trong người và có khả năng lây lan mạnh cho người khác. Do đó, các chuyên gia về bệnh truyền nhiễm khuyên nên kiểm tra bệnh nhân về cả hai bệnh nhiễm trùng để bắt đầu trị liệu càng sớm càng tốt
Nhà vật lý sinh học người Nga Oleg Batischev xác nhận rằng khả năng lây nhiễm kép là có thể. Ông giải thích rằng cúm ảnh hưởng chủ yếu đến đường hô hấp trên, còn coronavirus ảnh hưởng đến đường hô hấp dưới. Trong trường hợp này, mầm bệnh truyền nhiễm thứ hai xâm nhập vào cơ thể có thể phát triển theo kịch bản nghiêm trọng hơn.
Người đứng đầu phòng thí nghiệm kỹ thuật mã gen tại Đại học vật lý kỹ thuật Moskva (MIPT) lưu ý rằng việc đồng thời nhiễm cúm và coronavirus sẽ làm tiên lượng phục hồi xấu đi. Thuộc nhóm nguy cơ cao là những người có bệnh nền là các căn bệnh mãn tính khác.
Trước đó, các nhà khoa học từ Trung tâm Y tế Đại học Stanford đã xác nhận rằng những người bị nhiễm virus đường hô hấp cấp tính có thể bị nhiễm coronavirus. Các chuyên gia đã phân tích dữ liệu trên 562 bệnh nhân nghi ngờ COVID-19. Hóa ra, một trong năm bệnh nhân bị coronavirus cũng bị nhiễm trùng đường hô hấp khác. Ngoài ra, mỗi bệnh nhân thứ mười nhập viện vì cảm lạnh thông thường cũng bị bệnh với COVID-19.
Mỹ sử dụng huyết tương của người khỏi bệnh để điều trị coronavirus Một bệnh viện ở Houston đã trở thành bệnh viện đầu tiên ở Mỹ truyền huyết tương của bệnh nhân Covid-19 đã hồi phục cho một bệnh nhân đang nguy kịch. Đây là một liệu pháp thử nghiệm có thể được Mỹ sử dụng trong cuộc chiến chống lại coronavirus chủng mới. Tạp chí Houston Chronicle cho biết Bệnh viện Houston Methodist đã...