SARDU: Tạo USB cứu hộ đa năng quá đơn giản
SARDU cho phép bạn tạo USB chứa đồng thời hơn 60 ứng dụng cứu hộ hệ thống như: Windows PE, Hiren’s Boot CD, GParted, Ubuntu,…
Giao diện chính của chương trình có 4 thẻ chính, gồm: Antivirus (nhóm các ứng dụng quét virus), Utility (nhóm các ứng dụng cứu hộ hệ thống), Linux (nhóm các ứng dụng hoạt động dựa trên nền Linux), Windows (nhóm các ứng dụng hoạt động dựa trên nền Windows).
Hầu hết các ứng dụng đều không có sẵn, do đó muốn cài đặt ứng dụng nào, bạn phải tải về ứng dụng đó bằng cách nhấn đôi chuột lên tên ứng dụng.
Hộp thoại Are you sure? xuất hiện hỏi bạn có muốn tải ứng dụng về máy hay không, kèm theo đó là dung lượng tương ứng, bạn nhấn Yes.
Video đang HOT
Bạn có thể chọn nhiều ứng dụng để tải về cùng lúc, danh sách ứng dụng chờ tải về sẽ hiển thị bên dưới thẻ Downloader. Để bắt đầu tiến trình download, bạn nhấn nút Start.
Trong lúc tải ứng dụng về máy, bạn có thể theo dõi tốc độ và tiến trình tải về tại thẻ Downloader. Muốn giới hạn số lượng ứng dụng được phép download trong cùng một thời điểm, bạn thiết lập tại mục Simultaneous downloads.
Sau khi tải xong, bạn đánh dấu chọn trước các ứng dụng muốn tích hợp vào USB.
Nhấn nút Search USB rồi chọn tên USB từ danh sách bên dưới. Xong, nhấn biểu tượng USB màu xanh để ghi ứng dụng lên thiết bị.
Mỗi khi cần cứu hộ hệ thống, bạn chỉ việc khởi động máy tính bằng USB cứu hộ đã tạo trước đó, chọn ứng dụng cần dùng từ Menu của SARDU.
SARDU 2.0.4.3 có dung lượng 10 MB, tương thích với mọi Windows, tải về miễn phí tại đây.
Theo ICTnew
Ubuntu sẵn sàng cho máy tính bảng và điện thoại
Công ty Canonical (Anh) vừa tuyên bố hệ điều hành nguồn mở và miễn phí Ubuntu của hãng này sẽ hoạt động được trên các thiết bị di động cũng như thiết bị xem truyền hình Internet.
Thời gian chính thức để thiết bị di động đầu tiên dùng nền tảng Ubuntu ra mắt vẫn chưa được tiết lộ. Tuy nhiên theo trang công nghệ Technewsworld, máy mẫu đang được các nhà phát triển gấp rút nghiên cứu.
Để hoạt động được trên điện thoại di động, Canonical dựa vào giao diện Unity, được trang bị các phiên bản mới nhất của Ubuntu. Unity sẽ thay thế môi trường Gnome để có thể thích ứng được với nhiều loại thiết bị, nhất là những thiết bị dùng màn hình nhỏ.
Giao diện hệ điều hành Ubuntu.
Canonical cũng cung cấp các dịch vụ trên nền tảng điện toán đám mây cho phép đồng bộ hóa dữ liệu giữa các thiết bị khác nhau. Hệ điều hành có thể tương thích với nhiều bộ xử lý máy tính như Intel và AMD cũng như trên cấu trúc ARM của điện thoại di động.
Tuy Canonical tự tin Ubuntu có đầy đủ thế mạnh để chiếm lĩnh thị phần thiết bị di động, thực tế nhiều khó khăn đang chờ đón hệ điều hành mới này. Trong lĩnh vực PC, Windows ngự trị với 92 % thị phần, Mac OS chiếm 7 % và hệ điều hành dựa trên Linux chỉ có 1 %. Hệ thống Linux chỉ chiếm ưu thế trong lĩnh vực về siêu máy tính.
Còn về các thiết bị di động, Ubuntu sẽ phải cạnh tranh mạnh mẽ với Android, một hệ thống dựa trên nhân Linux và iOS của hãng Apple. Theo số liệu của hãng nghiên cứu thị trường Gartner, Android chiếm 38,5 % thị phần smartphone trong năm 2011, tiếp theo là iOS (19,4 %) và hệ điều hành cho BlackBerry (13,4 %).
Theo
Mẹo sử dụng Ubuntu song song với Windows Linux thực sự hữu ích khi bạn muốn cứu dữ liệu trong ổ cứng khi Windows hỏng hóc. Nhưng liệu với những bộ ứng dụng cơ bản đi kèm, Linux có đủ khả năng trở thành 1 hệ điều hành cài độc lập trên máy tính, thay thế Windows? Linux thực sự là hệ điều hành nguồn mở với sức mạnh có thể...