Sapa: 3 ngày 2 đêm
Lễ 2/9 sắp tới, bạn đã có kế hoạch đi đâu chưa? Bạn hãy thử khám phá chuyến đi Sa Pa 3 ngày 2 đêm để chinh phục một cung đường ‘chọc trời’.
Trên hành trình này, bạn sẽ có cơ hội trải nghiệm một món ăn vô cùng độc đáo, có thể khiến bạn vừa thích thú vừa sợ hãi khi thưởng thức.
Những dãy núi trùng điệp hùng vĩ nhưng yên bình, những thửa ruộng bậc thang uốn lượn xanh mướt đắm mình trong làn sương mờ ảo – Ảnh: Trạm Song Hành with Thu Tran
Chỉ cách hơn 5 giờ đi ô tô từ Hà Nội, Sa Pa mở ra cho khách du lịch một hành trình đầy mê hoặc với đầy đủ các cung bậc cảm xúc từ yên bình đến nhộn nhịp. Một trong những điều làm say lòng du khách khi đến với nơi này chính là những trải nghiệm ẩm thực địa phương độc đáo giữa tiết trời se lạnh. Ngoài những món ăn được số đông yêu thích như bánh hạt dẻ, lẩu cá hồi và gà bản, Sa Pa còn có một đặc sản khiến thực khách luôn đưa ra những nhận xét có phần… trái chiều. Có người cảm thấy thích thú, nhưng cũng có những người lại cảm thấy sợ hãi trước món ăn đặc biệt mang tên thắng cố này.
Quang cảnh Séo Mý Tỷ nhìn từ trên cao
Buổi sáng trong lành tại Homestay Séo Mý Tỷ
Một Sa pa giúp bạn hòa mình vào thiên nhiên kỳ vĩ
Sau một ngày khám phá Sa Pa, bạn có thể chọn nghỉ ngơi tại một khách sạn với “view” nhìn hướng ra trung tâm thị trấn, hoặc rời xa khung cảnh nhộn nhịp để tìm về chốn yên bình, kết nối với thiên nhiên tại các Homestay địa phương. Chúng tôi có thể gợi ý cho bạn 2 Homestay được rất nhiều khách du lịch lựa chọn, chính là Deja Vu Homestay và Anh Séo Homestay. Đây là hai homestay đặc biệt an tĩnh, cho phép bạn tận hưởng một vùng trời bình yên giữa phong cảnh núi rừng Sa Pa kỳ vĩ.
Homestay Deja Vu giúp bạn hòa vào với núi rừng Tây Bắc
Fansipan – Hành trình chinh phục đỉnh cao
Và cuối cùng, một khi đã đến với Sa Pa, đừng quên dành cho mình một nửa ngày để chinh phục đỉnh Fansipan. Trước kia, hành trình chinh phục Fansipan với độ cao 3.143m khá vất vả và gian truân, nhưng giờ đây nhờ có cáp treo Fansipan đã trở nên gần gũi hơn với du khách. Cảm giác ngồi trên tàu và ngắm nhìn thung lũng Mường Hoa bao la rộng lớn, rồi len lỏi giữa những trời mây – rừng núi và cả những vực thẳm sâu hun hút, hư ảo như cõi tiên. Và cảm giác chạm tay “Check in” đỉnh Fansipan – nơi lá cờ Tổ quốc thiêng liêng tung bay sừng sững giữa đất trời, sẽ là khoảnh khắc đáng nhớ nhất suốt hành trình.
Hạnh phúc vỡ òa xen lẫn cảm giác tự hào khi chinh phục đỉnh
Video đang HOT
Vì sao Thắng Cố lại là nỗi sợ hãi của du khách?
Khi đến với Sa Pa, chúng tôi đã có dịp ghé thăm một nhà hàng thắng cố, và đã rất bất ngờ khi được phục vụ một chảo thắng cố với nước dùng trong vắt, dậy mùi lá chanh, thảo quả, tiêu và tất nhiên là lá thắng cố. Thịt ngựa, lòng, huyết, gan, gân, xương…. được chặt nhỏ, làm sạch để hết tanh, hầm mềm ăn cùng với nước chấm chẩm chéo chua nhẹ và cay nồng, có mùi vị thơm ngon và tuyệt nhiên không hề đáng sợ như dân tình vẫn đồn đại.
Thắng Cố đã không còn là nỗi sợ hãi của anh em miền xuôi
Thắng cố là món ăn truyền thống của người H’Mông vốn sinh sống ở vùng núi cao, nơi điều kiện sống khó khăn và nguồn thực phẩm có thể không luôn sẵn có. Để có thể tổ chức những buổi hội hè hoặc cảm ơn anh em bản làng đã giúp đỡ thu hoạch mùa màng, chủ nhà thường tận dụng tối đa nguồn thực phẩm có sẵn bằng cách dùng tất cả bộ phận của con ngựa bỏ chung vào vạc lớn nấu cùng hơn 10 loại gia vị đặc trưng như cây thắng cố, quế, hồi, thảo quả, mắc khén, sả, gừng…
Tuy nhiên, cũng chính vì thắng cố được nấu từ tất cả các bộ phận, bao gồm cả lục phủ ngũ tạng của con ngựa, nên thường khiến cho nhiều anh em vùng xuôi cảm thấy… e ngại trước món ăn có cách chế biến tương đối mới lạ này, đặc biệt là đối với những người không ăn được nội tạng. Đấy là suy nghĩ trước đây thôi, theo thời gian, cách chế biến Thắng cố cũng đã có ít nhiều thay đổi để vẫn giữ được nét văn hóa ẩm thực của H’Mông nhưng vẫn phù hợp khẩu vị của thực khách.
Bạn có thể thưởng thức thắng cố ở các nhà hàng nhộn nhịp sắc màu rực rỡ ở Sa Pa
Bên cạnh đó, khi đến với Sa Pa và trải nghiệm thắng cố, bạn cũng đừng bỏ qua món gù (bờm) ngựa – phần thịt đắt giá nhất vì mỗi con ngựa chỉ có một cân, vị thơm, ngon béo ngậy, có độ giòn nhưng tan ngay khi cắn miếng đầu tiên sẽ giúp bạn có cảm giác “bùng nổ” và thật khó để dừng lại. Được chấm chung với chẩm chéo cay nồng, chua nhẹ, dậy mùi thơm đặc trưng của thảo quả, chắc chắn giúp món bờm ngựa có thể sánh ngang những món ăn “thượng hạng” ở các nhà hàng “fine-dining”.
Còn chần chừ gì mà không nhanh tay đóng gói hành lý, để chinh phục đỉnh cao và tận hưởng một kỳ nghỉ lễ thật đáng nhớ tại Sa Pa.
28 ngày rong ruổi trên chiếc xe mô tô từng 2 lần xuyên Việt
Trên chiếc Wave Alpha đã từng 2 lần xuyên Việt, công tơ lên đến 9 vạn km, Huy Hoàng khoác ba lô lên và đi, mang theo tình yêu, sự nặng lòng đối với cảnh vật, con người của dải đất hình chữ S.
Du lịch xuyên Việt hay "phượt" xuyên Việt bằng xe gắn máy là câu chuyện không còn xa lạ đối với giới trẻ hiện nay - những người năng động, ưa khám phá, muốn một lần trải nghiệm để có chuyến đi "để đời". Thế nhưng "phượt" mô tô xuyên Việt đến 2, 3 lần, thậm chí có mong ước "năm nào cũng đi" thì chắc chắn là điều không phải ai cũng muốn và làm được.
Đó là trường hợp của Huy Hoàng, chàng trai 28 tuổi đến từ Hà Nội, người đã 3 lần tham gia chuyến du lịch xuyên Việt trên chiếc Wave Alpha cũ. Hành trình của Hoàng không đơn thuần chỉ là chuyến đi để khám phá, chinh phục chặng đường hơn 5000km khắp nẻo Việt Nam, mà là câu chuyện truyền cảm hứng về tình yêu quê hương, con người, văn hóa của dải đất hình chữ S.
Không phải con nhà giàu hay "phượt thủ" chuyên nghiệp, Huy Hoàng chỉ là một nhân viên giao hàng bình thường với sở thích đi du lịch bụi và niềm đam mê bộ môn nhiếp ảnh. Anh chàng chia sẻ về chuyến đi mới nhất kéo dài 28 ngày:
"Đây đã là lần thứ 3 mình đi du lịch xuyên Việt. Mỗi lần đi đều cho mình cảm giác mới lạ, thật sự đi xuyên Việt rất sướng! Hai lần trước, mình không có nhiều kinh phí và thời gian nên một số tỉnh, thành phố chỉ đi qua chứ không ở lại. Thế nên lần này, mình quyết tâm mang thật nhiều tiền, thưởng thức hết đặc sản và những nơi mình chưa từng đi qua cho thỏa mãn".
"Thật nhiều tiền" của Hoàng là 12 triệu đồng, thế mà anh chàng cũng không tiêu hết số tiền ấy.
Công việc shipper cho phép Huy Hoàng linh động được thời gian. Do đó, sau khi sắp xếp mọi thứ ổn thỏa, anh chàng cùng 2 người bạn chuẩn bị balo lên đường từ Hà Nội xuôi về hướng Nam của tổ quốc.
"Ban đầu, chúng mình đi 3 người 2 xe. Nhưng về sau, có một người bận việc riêng nên phải về trước, chỉ còn mình và bạn nam đi chung một xe. Hai đứa chia sẻ kinh phí cũng đỡ, lại bớt nguy hiểm" - Huy Hoàng thật thà chia sẻ.
Chặng đường từ Hà Nội tới Hà Tĩnh dài 351km chỉ là khởi đầu cho chuỗi ngày rong ruổi từ Bắc chí Nam của các chàng trai trẻ. Từ đây, nhóm bạn dọc theo đường mòn Hồ Chí Minh thêm 335km để tiến vào địa phận Huế, rồi đi dần xuống Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Quy Nhơn,... Tùy vào mỗi điểm dừng chân mà cả nhóm quyết định ở lại bao lâu, làm những gì để chuyến hành trình thêm thêm phần thú vị, ý nghĩa.
Huy Hoàng tâm sự: "Mình được thử qua rất nhiều món ăn, tiếp xúc và trải nghiệm các nét đẹp văn hóa vùng miền. Trên tất cả, cảnh vật quanh chặng đường mà mình đi qua đều rất đẹp, không từ ngữ hay tấm ảnh nào có thể lột tả hết được. Bạn chỉ có thể tự mình ngắm nhìn và cảm nhận được mà thôi".
Lần thứ 3 phượt xuyên Việt, Huy Hoàng vẫn ngắm nhìn không chán mắt khung cảnh thiên nhiên, núi non hùng vĩ, những bản làng xa xôi hay thành phố nhộn nhịp, sầm uất khắp dọc đường đi. Có những cung đường, con phố đi qua để lại cho chàng trai trẻ những ấn tượng đẹp mãi chẳng thể quên.
"Mình ấn tượng với người miền Trung nói chung và người Quy Nhơn, Huế nói riêng. Con người ở đây thân thiện và hiếu khách, anh em 77 - 75 mãi đỉnh!" - Huy Hoàng hào hứng chia sẻ, "Đồ ăn ở đây thì siêu ngon. Mình rất thích ăn bánh canh chả cua O Hoa ở cầu Gia Hội, 15 ngàn mà được 2 viên chả cua ăn "nhức nách". Giờ về Hà Nội rồi muốn cũng chẳng có mà ăn, nhất định phải quay lại Huế vào dịp khác mới được".
Người miền Tây và miền Nam cũng thân thiện và hiếu khách không kém. Biết tin nhóm bạn đi xuyên Việt tới, dù mọi người rất bận rộn nhưng vẫn đón tiếp chu đáo, rủ đi cà phê để giao lưu. Huy Hoàng kể: "Mình có ông bạn miền Tây quen trên mạng thôi. Thế mà 2 năm đi xuyên Việt, anh bạn ấy đều xin nghỉ làm để tiếp mình, rất niềm nở và mến khách".
Nói về nơi có phong cảnh đẹp nhất, Huy Hoàng đặc biệt ấn tượng với Cà Ná và Bãi Kinh (Nha Trang). Anh chàng cho biết nước biển ở đây xanh trong rất đẹp, còn có thể ngắm nhìn những rặng san hô dưới mặt biển.
28 ngày đi rồi lại nghỉ, dừng chân ở nhiều địa điểm khác nhau, đến ngày thứ 17 - 18, chiếc mô tô của Huy Hoàng đã đi đến TP. Hồ Chí Minh - Phan Thiết, chuẩn bị quay đầu trở về phương Bắc.
Suốt hành trình ấy, Huy Hoàng gặp được không ít người, trong đó có cả những "phượt thủ" cùng chung chí hướng. Tuy nhiên, nhóm bạn vẫn lựa chọn đi theo con đường riêng, không gia nhập các nhóm phượt lớn.
"Mình thích đi một mình hoặc đi cùng 1, 2 người bạn để hỗ trợ, chụp ảnh cho nhau thôi. Đi đông gặp rất nhiều vấn đề phát sinh, dễ khiến lịch trình của mình bị ảnh hưởng" - Huy Hoàng bộc bạch.
Kết thúc hành trình một vòng Việt Nam, Huy Hoàng ước chừng tổng quãng đường cả đi và về là khoảng 5000km. Trong 28 ngày rong ruổi, anh chàng tiêu hết 9 triệu 433 ngàn, bao gồm 1 triệu 552 ngàn tiền xăng (3 triệu 104 ngàn đã chia đôi cho người đi cùng), tiền nhà nghỉ 25 ngày hết 2 triệu 40 ngàn (chủ yếu ở dorm và phòng bình dân 80 ngàn/người/đêm), tiền ăn uống 3,3 triệu và tiền vé tham quan thắng cảnh khoảng 300 ngàn.
Trải qua một hành trình dài đầy thử thách, chắc chắn Huy Hoàng cũng giống như bao người khác, ôm ấp những kỷ niệm đáng nhớ về chuyến du lịch xuyên Việt của mình. Trong số đó, có những trải nghiệm khó quên khi ngắm nhìn tạo hóa thiên nhiên, hòa mình vào cuộc sống, văn hóa của người dân địa phương thân thiện, nhưng cũng có lần phải "thót tim" bởi loạt sự cố ngoài ý muốn.
Huy Hoàng nhớ lại: "Trong chuyến đi khi qua đèo Hải Vân, mình bỗng có cảm giác phanh xe không ăn. Mình lại đèo người đằng sau nên khi phanh xe, người bị dồn về phí trước. Rất may là đèo Hải Vân xe to đi hầm hết nên bớt nguy hiểm.
Hay đoạn cầu Giẽ gần Hà Nam, khúc giao mình đi thẳng, 2 xe ben đi từ bên phải rẽ sang, xe mình bị kẹp ở giữa. Pha đó không để ý đường thì mình cũng không biết thé nào, giờ nghĩ lại vẫn toát mồ hôi tay".
Không chỉ nguy hiểm trên các tuyến đường giao thông lớn, nhóm bạn của Huy Hoàng còn đối mặt với nguy cơ bị lạc do không thông thuộc địa hình. "Trên đường vào thác Vực Hòm (Phú Yên), mình đã bị lạc trong rừng 30 phút vì không biết đường. Đường đi thì toàn bùn đất, xe mình bị ngã mấy lần.
Bạn đi cùng mình không chịu được nên đã quay lại chỗ nghỉ đợi, chỉ còn một mình mình. Nhưng với niềm đam mê mãnh liệt, mình quyết tâm phải trinh phục bằng được. Và cuối cùng trời không phụ lòng người, mình đã có những bức ảnh đẹp và trải nghiệm tuyệt vời ở đây" - Huy Hoàng tự hào kể.
Nhiều tai nạn, rủi ro có thể bất chợt xảy đến trong chuyến đi cũng là điều gia đình, người thân lo lắng khi Huy Hoàng tham gia hành trình này. Tuy nhiên, những gì nhận lại là điều anh chàng cảm thấy vô cùng tự hào, trân quý.
"Mình nhớ mãi những khoảnh khắc được ngắm trọn vẹn vẻ đẹp của dải đất hình chữ S, được ăn những món đặc sản địa phương, được tắm biển ở làn nước xanh trong, nhìn xuống tận đáy, được giao lưu với anh em ở mọi miền tổ quốc có chung đam mê, được gặp các O, các mẹ thật thà, dễ thương,...
Mình nghĩ tạo hóa đã ưu ái cho Việt Nam là một đất nước có biển rừng, sông núi, có sa mạc, có đa dạng sinh vật, giống loài. Mình đã đi qua rất nhiều danh lam thắng cảnh được UNESCO công nhận như Cố đô Huế, vịnh Hạ Long, Phong Nha Kẻ Bàng,...
Mình biết thêm về vẻ đẹp của thiên nhiên, đặc trưng vùng miền, mình nhận lại được trải nghiệm "độc nhất vô nhị" của bản thân sau mỗi chuyến đi. Sau này, mình nhất định sẽ tự hào kể lại cho con cháu" - Huy Hoàng chia sẻ.
Với những chuyến đi xuyên Việt trên chiếc xe Wave Alpha cùng niềm nhiệt huyết sôi trào, Huy Hoàng đại diện cho giới trẻ, truyền cảm hứng về tình yêu quê hương, đất nước, khao khát được khám phá cảnh đẹp vùng miền, ẩm thực, con người, văn hóa dân tộc Việt.
Và tất nhiên, với Huy Hoàng, chuyến đi xuyên Việt 28 ngày đầy ắp kỷ niệm này vẫn không phải là lần cuối. Anh chàng hào hứng chia sẻ: "Trong tương lai mình dự định vẫn sẽ đi xuyên Việt nhưng với thử thách khó hơn, ví dụ như đi bộ hay đi xe đẹp xuyên Việt chẳng hạn. Sau mỗi chuyến đi, mình cảm thấy rất thoải mái nên có dự định mỗi năm đi xuyên Việt một lần, bao giờ lấy vợ thì thôi".
Vợ Việt - chồng Canada đưa con xuyên Việt, du lịch 30 quốc gia 10 năm qua, kể từ khi kết hôn và sinh con, vợ chồng chị Nguyễn Thị Thêu - anh Maxime liên tục đưa các con xuyên Việt, du lịch khắp thế giới. Sau 2 năm "chôn chân" tại nhà vì dịch COVID-19, ngay sau Tết Nguyên đán 2022, vợ chồng chị Nguyễn Thị Thêu (ngụ tại Thủ Đức, TPHCM), anh Maxime Godin-Murphy (quốc...