Sắp xử hai ‘đại án’ tham nhũng Dương Chí Dũng và bầu Kiên
Hôm nay, Trưởng ban Nội chính Trung ương Nguyễn Bá Thanh cho biết, “đại án” tham nhũng Dương Chí Dũng sẽ được xét xử vào ngày 12/12.
Ông Nguyễn Bá Thanh: sẽ sớm xử tiếp 2 đại án tham nhũng.
Sáng nay (2/11), Trưởng ban Nội chính T.Ư Nguyễn Bá Thanh (Đoàn ĐBQH Đà Nẵng) tiếp xúc cử tri quận Hải Châu, báo cáo kết quả kì họp thứ 6, QH khóa XIII. Hàng loạt ý kiến cử tri tập trung vấn đề tham nhũng, lãng phí, trả lời chất vấn của Chính phủ, các Bộ trưởng tại kì họp vừa qua…
Đau lòng dân
Theo cử tri phường Hòa Cường Bắc (Hải Châu), Quốc hội cần tiếp tục tăng cường công tác giám sát, đặc biệt với vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu. Kỳ họp thứ 6 Quốc hội với nhiều dự luật thông qua, thể hiện sự quan tâm nhiều hơn đến quyền lợi hợp pháp của người dân. Tuy nhiên, đây là kết quả bước đầu, vấn đề quan tâm lớn của cử tri là công tác thực thi pháp luật được thực hiện ra sao.
“Nhiều luật ban hành nhưng không đi vào cuộc sống. Lời hứa của các bộ trưởng cần cơ chế giám sát, biện pháp thực hiện và thời gian bao lâu để Quốc hội, nhân dân giám sát. Bộ trưởng Bộ Công thương trả lời chất vấn rằng quy trình xả lũ đúng, thiệt hại do thiên tai. Nhưng dân sống cả đời rồi, họ cảm nhận hết sự bất thường của bão lũ hiện nay”, cử tri Sanh kiến nghị.
Cử tri Lê Du Kiếm (phường Hòa Cường Bắc), chất vấn: tham nhũng trở thành quốc nạn, ngày càng gia tăng, đâu là nguyên nhân và cách thức xử lý. Một số đại án tham nhũng đưa ra xét xử, hình phạt khá nặng nhưng chưa “kịch khung” và thích đáng?
Video đang HOT
Theo cử tri Nguyễn Đức Học (87 tuổi), dân hàng ngày đọc thông tin về nợ công, thất thoát, lãng phí… đau lòng lắm. Tiền thuế dân cả nhưng trao không đúng người, đúng việc. Mới đây, thông tin về 127 tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước nợ đến 275.975 tỉ đồng, trong đó, nợ phải thu khó đòi là 13.490 tỉ đồng… “Quốc hội có quyết sách gì để giải quyết vấn đề này”, ông Học chất vấn.
Cử tri kiến nghị, chất vấn đoàn đại biểu Quốc hội Đà Nẵng.
Xử tiếp 2 “đại án” tham nhũng
Ông Nguyễn Bá Thanh cho hay: vừa rồi hai vụ tham nhũng lớn tại Cty cho thuê tài chính ALC II và Vifon TP HCM đã được đưa ra xét xử. Các vụ “đại án” khác sẽ sớm được ra tòa. Trước mắt, ngày 12/12 này sẽ xử vụ Dương Chí Dũng và trước Tết Nguyên đán 2014 xử tiếp vụ bầu Kiên.
Vấn đề 127 tập đoàn, tổng công ty nhà nước, ông Thanh cho rằng: cần xác định rõ số nợ và thất thoát. Chính phủ sẽ có báo cáo Quốc hội về con số này và sẽ thông báo đến người dân. “Anh được cấp vốn nhiều, ưu đãi nhiều nhưng đầu tư tràn lan, hiệu quả chưa cao, hoạt động như thế là chưa thuyết phúc, gây thất thoát là có thật”, ông Thanh nói.
Quy hoạch thủy điện, ông Thanh cho rằng: trong bối cảnh Việt Nam thiếu điện, làm thủy điện là tất yếu nhưng vấn đề làm thế nào, mức độ nào. Làm không đảm bảo chất lượng sẽ rất nguy hiểm đến người dân, chưa kể tổn hại môi trường sinh thái, an sinh xã hội.
Quốc hội phải yêu cầu dừng lại hơn 400 thủy điện. Đã tới lúc Quôc hội lên tiếng mạnh mẽ rồi như Thủy điện 6A&6B nếu không quyết liệt chắc họ “xẻ rừng quốc gia” ra làm rồi- ông Thanh nhấn mạnh.
Ông Thanh thừa nhận thực tế luật nhiều nhưng đi vào cuộc sống “không được bao nhiêu”, chưa nghiêm và nhiều khi lúng túng. Theo ông Thanh, Đà Nẵng hạn chế MBH dỏm vì có nhà máy sản xuất MBH chất lượng, bán giá rẻ cho dân. Quy định đội MBH nhưng để MBH biến tướng, thật giả tràn lan, xử lý lúng túng.
Theo Xahoi
Xử "đại án" tham nhũng tại Vifon: Một mình Phó TGĐ không thể tự rút tiền!
Chiều 22.11, phiên xử "đại án" tham nhũng tiếp tục diễn ra với phần đặt các câu hỏi của luật sư.
Bị cáo Huyền: "Một mình tôi làm sao lấy tiền được, tất cả đều do ông Bi chỉ đạo". Ảnh: Phùng Bắc
Luật sư Phan Trung Hoài bảo chữa cho bị cáo Nguyễn Thanh Huyền, đã làm "nóng" phiên xử với nhiều câu hỏi xoáy vào bản chất vụ án.
Người đại diện Vifon không những "né" trả lời câu hỏi của luật sư, mà còn tỏ ra... lúng túng trước những câu hỏi liên quan trực tiếp đến Vifon. Chưa hết, luật sư nêu quan điểm khi làm rõ các câu hỏi với bị cáo Bi, bị cáo Huyền, khi một mình bà Huyền làm sao tự tung tự tác, lập thu chi rút tiền, trong khi đó Cty có cả ban lãnh đạo, ban kiểm soát và nhiều tổ chức khác.
Luật sư Phan Trung Hoài bào chữa cho bị cáo Nguyễn Thanh Huyền hỏi giám định viên về xác định vốn Nhà nước tại Vifon lúc xảy ra vụ án là biết bao nhiêu không ? Tuy nhiên giám định viên lại cho rằng chỉ làm giám định theo yêu cầu của Cơ quan điều tra.
Luật sư hỏi: "Bà có biết khoản tiền hơn 43 tỉ đồng không ?", giám định viên cho rằng không nằm trong giám định. Luật sư cũng yêu cầu giám định viên chứng minh bà là giám định viên ngành đã được đăng ký theo quy định. Giám định viên cho rằng đầu tuần sau sẽ cung cấp giấy tờ tài liệu chứng minh mình là giám định viên ngành theo yêu cầu của luật sư.
Luật sư Phan Trung Hoài hỏi đại diện Cty Vifon: "Trước thời điểm cổ phần hóa, phần vốn Nhà nước đầu tư vào Vifon là bao nhiêu tiền, theo quyết định nào?", vị đại diện Vifon không trả lời.
Luật sư Phan Trung Hoài: "Khi là doanh nghiệp Nhà nước, vốn Nhà nước là 24 tỉ đồng. Trong đó Vifon liên doanh với 3 đơn vị khác, vậy đại diện Vifon có biết không? Sau đó Nhà nước thu về 127 tỉ đồng. Phần tài sản của Nhà nước tại Cty Vifon có còn và bị thiệt hại không? Có thiệt hại cổ phần Nhà nước không? Cty Vifon đòi các khoản tiền bị thiệt hại là dựa vào căn cứ nào? Trong đơn tố cáo đầu tiên của Vifon là hơn 40 tỉ, sau đó rút lại là 24 tỉ đồng. Vậy khoản tiền hơn 43 tỉ đồng, vì sao Vifon nộp cho Cơ quan điều tra?". Đại diện Vifon hầu như hầu như không trả lời được hoặc né tránh câu hỏi của luật sư.
Luật sư hỏi ông Nguyễn Văn Bên (Tổng Giám đốc Vifon), cơ sở nào trong đơn tố cáo của ông (ông Bên) cố tình giữ lại số tiền 43 tỉ đồng và cho rằng là âm mưu của bà Huyền rút số tiền này ra để chiếm đoạt? Vậy 43 tỉ đồng nó có còn không? Ông Bên cho rằng: "Tôi đã trình bày với Cơ quan điều tra, số tiền vẫn còn, do có dấu hiệu chiếm đoạt nên tố cáo và đã nộp cho Cô quan điều tra".
Luật sư hỏi bị cáo Bi: "Khi cổ phần hóa, phần vốn của Nhà nước là 24 tỉ đồng, vậy số tiền này đã thu hồi chưa? Đã nộp vào ngân sách Nhà nước bao nhiêu?", bị cáo Bi: "Đã thu hồi và nộp vào Ngân sách Nhà nước hơn 127 tỉ đồng rồi". Luật sư: "Vậy ông xác định ông có thẩm quyền đối với quyết định tài sản của Cty, vậy những khoản tiền chi do ông quyết định?", bị cáo Bi: "Đúng là tôi có thẩm quyền quyết định".
Trả lời các câu hỏi của luật sư, bị cáo Huyền cho biết, từ ngày làm công nhân, từ một nhà máy bột ngọt hoang tàn, sau đó bị cáo đi học lớp kế toán và được phân công làm kế toán và là người cùng gầy dựng nên thương hiệu Vifon. Khoản tiền bị VKSND quy buộc bị cáo "tham ô tài sản" thì khoản tiền này nó đi đâu? Bộ Công nghiệp có quyết định ông Bi, ông Bên và bà Huyền đứng làm đại diện 51% vốn của Nhà nước khi cổ phần hóa. Với đầy đủ các ban bệ, quản lý, giám sát, nhưng một mình bà Huyền làm sao tự tung tự tác, tự thu chi để rút tiền được không? Bị cáo Huyền: "Một mình tôi không thể làm như vậy được".
Phiếu chi 80.000USD (tương đương 1,2 tỉ đồng), ngoài bà Huyền ký thì có ông Bi ký... ngoài ra luật sư Phan Trung Hoài cũng luận chứng qua các câu hỏi đối với các bị cáo, đó là việc giả phiếu thu, chi trên chứng từ thể hiện đẩy đủ các bị cáo có chức năng quản lý lúc đó ký, vậy tại sao VKSND truy tố một mình bà Huyền chiếm đoạt tiền ? Bị cáo Huyền: "Tôi có làm sai về thu chi kế toán, nhưng bản chất số tiền chiếm đoạt một mình tôi làm sao lấy được. Số tiền đó đều có sự chỉ đạo của ông Bi mới rút ra được".
Luật sư hỏi bị cáo Huyền: "Bị cáo đưa tiền cho ông Bi thì tại tòa, ông Bi không thừa nhận đã nhận tiền, sau khi ông Bi nghỉ hưu, thì chuyển tiền qua tài khoản ?", bị cáo Huyền: "Đó là sự chỉ đạo của ông Bi. Tất cả chứng từ đều có tất cả các bị cáo ký, một mình bị cáo không thể chiếm đoạt được".
Ngoài ra, luật sư cũng công bố việc Cty Vifon nợ hơn 12 tỉ đồng tiền của gia đình bà Huyền, khi bản án phúc thẩm của TAND Tối cao tuyên (vụ án kiện dân sự khác).
Theo Laodong
"Tử hình Tổng GĐ ALC II và Chủ tịch HĐTV Cty Quang Vinh là đúng pháp luật!" Chiều 12.11, phiên tòa xử "đại án" tham nhũng xảy ra tại Cty Cho thuê Tài chính II (ALC II) trực thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Agribank, bước vào phần tranh luận của VKSND với phần bào chữa của các luật sư. 9 bị cáo được VKSND đề nghị Hội đồng xét xử (HĐXX) xem...