Sắp xét xử ’siêu lừa’ gần 4.000 tỉ đồng Huỳnh Thị Huyền Như
Ngày 18.10, Viện KSND tối cao cho biết đã ra cáo trạng truy tố 23 bị can trong vụ án Huỳnh Thị Huyền Như và đồng phạm gây thiệt hại hàng ngàn tỉ đồng tại TP.HCM và Hà Nội.
Ảnh minh họa
Các bị can bị truy tố về các tội danh: lừa đảo chiếm đoạt tài sản; lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ; cho vay lãi nặng; vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng; thiếu trách nhiệm…; cố ý làm trái… và làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức.
Theo cáo trạng, từ tháng 3.2010 đến 9.2011, Huỳnh Thị Huyền Như đã lấy danh nghĩa huy động vốn cho Vietinbank, chi nhánh Nhà Bè và chi nhánh TP.HCM, tự thỏa thuận lãi suất vay tiền rồi làm giả 8 con dấu của Vietinbank chi nhánh Nhà Bè và 7 công ty, 2 ngân hàng Vietinbank và nhiều cá nhân, đơn vị khác để lừa đảo chiếm đoạt tiền của 9 công ty, 4 ngân hàng, 3 cá nhân với tổng số tiền gần 4.000 tỉ đồng. Cơ quan cảnh sát điều tra đã thu giữ của các bị cáo: 8 con dấu giả; kê biên, thu giữ tài sản các loại trị giá hơn 624 tỉ đồng; gần 157.000 euro, hơn 4.600 USD và thu giữ trên 217 tỉ đồng tiền mặt; 7 sổ tiết kiệm trị giá 30 tỉ; 4 xe ô tô trị giá 5 tỉ; kê biên 20 bất động sản trị giá 361 tỉ đồng…
Video đang HOT
Theo dự kiến, vụ án sẽ được đưa ra xét xử tại TAND TP.HCM trong quý 4/2013.
Thái Sơn
Theo TNO
"Đại án" tham nhũng gây thiệt hại hơn 500 tỉ đồng
Cơ quan CSĐT - Bộ Công an xác định vụ án tham nhũng xảy ra tại Công ty cho thuê tài chính II (ALCII) thuộc Ngân hàng NN-PTNT đã gây thiệt hại cho nhà nước gần 524 tỉ đồng. Đây là 1 trong 10 "đại án" tham nhũng mà Viện KSND Tối cao đề xuất.
Công ty Cho thuê tài chính II (ALC II) tại TPHCM - Ảnh: T.T.D.
Theo tin từ cơ quan tố tụng ngày 25-9, Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) - Bộ Công an đã ra bản kết luận điều tra bổ sung vụ án tham nhũng xảy ra tại Công ty cho thuê tài chính II (ALCII) thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT), đề nghị Viện KSND Tối cao truy tố 11 bị can về các tội danh: lừa đảo chiếm đoạt tài sản; tham ô tài sản; lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ; cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Trước đó, tháng 10-2012, Viện KSND tối cao đã có quyết định trả hồ sơ, yêu cầu điều tra nhiều nội dung còn chưa rõ trong vụ án này.
Các bị can bị đề nghị truy tố gồm: Vũ Quốc Hảo, nguyên Tổng Giám đốc ALCII; Nguyễn Văn Tài, nguyên Phó Tổng giám đốc ALCII; Phạm Xuân Nghị, nguyên Trưởng phòng cho thuê, ALCII; Nguyễn Văn Thọ, nguyên Phó phòng cho thuê, ALCII; Lê Thị Tám, nguyên Phó phòng kế toán, ALCII; Hoàng Quốc Thịnh, nguyên cán bộ Phòng cho thuê, ALCII; Đặng Văn Hai, Chủ tịch Hội đồng thành viên công ty TNHH Quang Vinh; Lê Văn Phong, Tổng giám đốc công ty cổ phần Hàm Rồng; Phạm Minh Tuấn, Giám đốc công ty TNHH Xuân Việt; Khương Minh Hiệp, giám đốc công ty Đại Phú Gia.
Quá trình điều tra bổ sung vụ án này, cơ quan điều tra đã xác định bị can Vũ Quốc Hảo là người chủ mưu, cầm đầu trong vụ án. Ngoài 2 tội danh đã đề nghị truy tố tại kết luận điều tra trước đây gồm tham ô tài sản, chiếm đoạt 79,9 tỉ đồng và lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, chiếm hưởng cá nhân số tiền gần 4 tỉ đồng, bị can này còn có hành vi Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, gây thiệt hại số tiền hơn 383 tỉ đồng.
Cụ thể, quá trình lãnh đạo, điều hành ALCII, bị can Hảo đã để phát sinh thua lỗ, nợ xấu lớn, để có tiền thanh toán nợ xấu, chuyển cho các doanh nghiệp thân thiết kinh doanh doanh và sử dụng cho cá nhân, bị can đã bàn bạc với các đồng phạm khác ký các Hợp đồng mua bán khống, Hợp đồng uỷ thác nhập khẩu khống vi phạm quy định của nhà nước về hoạt động cho thuê tài chính, đá gây thất thoát số tiền trên.
Bị can Đặng Văn Hai đã tham ô tài sản với vai trò đồng phạm giúp sức cho Vũ Quốc Hảo chiếm đoạt 75 tỉ đồng còn lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, vai trò chủ mưu với Vũ Quốc Hảo chiếm hưởng cá nhân hơn 72 tỉ đồng; lừa đảo chiếm đoạt tài sản với vai trò chủ mưu chiếm đoạt gần 61 tỉ đồng. Ngoài ra, bị can này còn Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng với vai trò giúp sức cho Hảo gây thiệt hại trên 374 tỉ đồng.
Các bị can Nguyễn Văn Tài, Phạm Xuân Nghị, Nguyễn Văn Thọ, Lê Thị Tám, Lê Văn Phong, Phạm Minh Tuấn, Hoàng Quốc Thịnh, Khương Minh Hiệp đều bị đề nghị truy tố về hành vi Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng với vai trò đồng phạm với bị can Vũ Quốc Hảo.
Tại bản kết luận điều tra trước đó, cơ quan điều tra xác định từ cuối năm 2008 đến đầu năm 2009, bị can Vũ Quốc Hảo đã cùng các đồng phạm ký 10 hợp đồng cho thuê tài chính khống, rút hơn 795 tỉ đồng của Nhà nước để sử dụng cho mục đích cá nhân, gây thiệt hại cho Nhà nước gần 524 tỉ đồng. Trong đó bị can Vũ Quốc Hảo chiếm hưởng cá nhân gần 84 tỉ đồng, Đặng Văn Hai chiếm hưởng hơn 127 tỉ đồng.
10 "đại án" tham nhũng Trước đó, trong buổi làm việc giữa Đoàn kiểm tra giám sát của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng do ông Nguyễn Bá Thanh, Trưởng ban Nội chính Trung ương, làm Trưởng đoàn với Ban cán sự Đảng Viện KSND Tối cao, Viện KSND Tối cao đã đề xuất 10 "đại án" tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp. Cụ thể: vụ tham ô tài sản xảy ra tại Vinalines; Vụ tham ô tài sản, lợi dụng chức vụ quyền hạn xảy ra tại công ty cho thuê tài chính II thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT); Vụ lợi dụng chức vụ quyền hạn, cố ý làm trái, lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại công ty dệt kim Phương Đông và chi nhánh Ngân hàng NN-PTNT ở TP HCM; Vụ cố ý làm trái về quản lý vốn gây hậu quả nghiêm trọng tại Sở quản lý kinh doanh vốn và ngoại tệ Ngân hàng NN-PTNT; Vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản và vi phạm các quy định về cho vay tại công ty cổ phấn chế biến thực phẩm Phương Nam và một số ngân hàng ở Sóc Trăng, Hậu Giang, Bạc Liêu; Vụ nhận hối lộ xảy ra ở ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Đắk Nông; Vụ lợi dụng chức vụ quyền hạn tại ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam; Vụ bầu Kiên; Vụ cố ý làm trái, thiếu trách nhiệm xảy ra tại chi nhánh Nam Hà Nội của ngân hàng NN-PTNT; Vụ tham ô tài sản ở tập đoàn Vinashin. Việc tổng hợp 10 vụ án tham nhũng, nghiêm trọng, phức tạp; án kinh tế có dấu hiệu tham nhũng, nghiêm trọng phức tạp, theo yêu cầu của Ban Nội chính Trung ương là để rà soát, xem xét và kịp thời tổ chức các cuộc họp để có ý kiến chỉ đạo với các vụ án này, từ đó đẩy nhanh tiến độ và chất lượng giải quyết các vụ án tham nhũng.
Theo N.Quyết
Đề nghị truy tố thêm tội danh các bị can trong vụ tham nhũng tại ACL II Hôm qua 25.9, nguồn tin Thanh Niên cho biết Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã hoàn tất kết luận điều tra bổ sung vụ án tham nhũng xảy ra tại Công ty cho thuê tài chính II (ALC II), đề nghị Viện KSND tối cao truy tố 11 bị can về các tội danh: lừa đảo chiếm đoạt tài...