Sắp xét xử lưu động 2 bảo mẫu hành hạ trẻ em
Sau gần 1 tháng khẩn trương điều tra, cơ quan tố tụng quận Thủ Đức, TPHCM vừa có thông báo mở phiên tòa xét xử lưu động vụ 2 bảo mẫu hành hạ trẻ em gây chấn động dư luận.
Ngày 15/1, ông Lê Văn Chiến, Chánh văn phòng UBND quận Thủ Đức cho biết, vào 8h ngày 20/1, Tòa án Nhân dân quận Thủ Đức sẽ tổ chức phiên tòa xét xử lưu động vụ án hình sự sơ thẩm đối với 2 bị cáo Lê Thị Đông Phương và Nguyễn Lê Thiên Lý về tội “Hành hạ người khác” theo điểm a, b khoản 2 Điều 110 Bộ luật Hình sự nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Phiên tòa lưu động sẽ diễn ra tại Hội trường Nhà thiếu nhi quận Thủ Đức, số 281, đường Võ Văn Ngân, khu phố 3, phường Linh Chiểu, quận Thủ Đức.
Lê Thị Đông Phương (trái) và Nguyễn Lê Thiên Lý sẽ bị truy tố về tội “Hành hạ người khác” với mức án từ 1 đến 3 năm tù
Trước đó, một người dân phát hiện tại điểm giữ trẻ Phương Anh (trên đường Hiệp Bình, phường Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức) do Lê Thị Đông Phương làm chủ thường xuyên xảy ra cảnh Phương và người làm thuê có hành vi bạo hành tàn ác với những cháu bé được gởi tại đây nên đã dùng máy ĐTDĐ quay lại và tố cáo đến Công an. Sau đó đoạn clip cũng xuất hiện trên thông tin đại chúng khiến dư luận vô cùng bức xúc trước hành vi mất nhân tính của 2 đối tượng.
Video đang HOT
Từ những bằng chứng rõ ràng và thừa nhận hành vi của Đông Phương và Thiên Lý, ngày 17/12/2013, cơ quan CSĐT Công an quận Thủ Đức đã tiến hành bắt giữ khẩn cấp cả 2 để điều tra hành vi “Hành hạ người khác”.
Các cấp lãnh đạo TPHCM đã rất quan tâm và chỉ đạo cơ quan điều tra nhanh chóng làm rõ, sớm đưa vụ án ra xét xử nhằm đẩy mạnh tác dụng giáo dục, răn đe, phòng ngừa chung và công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm.
Điều 110. Tội hành hạ người khác
1. Người nào đối xử tàn ác với người lệ thuộc mình thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm:
a) Đối với người già, trẻ em, phụ nữ có thai hoặc người tàn tật;
b) Đối với nhiều người.
Vũ Lê
Theo Dantri
Vụ hai bảo mẫu hành hạ trẻ em: Có nên xét xử lưu động?
Việc hai bảo mẫu ở quận Thủ Đức (TP.HCM) hành hạ trẻ dã man không chỉ khiến dư luận bức xúc mà đáng ngại hơn cả là khiến các bé bị sang chấn tâm lý.
Chân dung 2 bảo mẫu đày đọa trẻ gây phẫn nộ dư luận
Khi clip hai bảo mẫu Lê Thị Đông Phương và Nguyễn Lê Thiên Lý hành hạ trẻ mầm non bị phanh phui, ông Trương Văn Thống - Bí thư Quận ủy Thủ Đức (TP.HCM) thông tin trên tờ Tuổi trẻ, sẽ cho xét xử lưu động vụ hành hạ trẻ em và dự kiến sẽ tổ chức tại Trung tâm Nhà thiếu nhi Q.Thủ Đức. Buổi xét xử sẽ mời hết các nhóm trẻ gia đình có phép tham dự để răn đe, giáo dục.
Thế nhưng, cũng theo nguồn trên, ông Trương Trọng Nghĩa, Phó chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam nêu quan điểm, phải hạn chế và cân nhắc kỹ khi quyết định xét xử lưu động và phải lường hết các tác động nhiều chiều của biện pháp này.
Ông Nghĩa cho biết sẽ chuyển ý kiến này đến những người có trách nhiệm ở TAND TP.HCM và TAND quận Thủ Đức để họ xem xét kỹ hơn.
Theo ông Nghĩa, để việc xét xử có tác dụng giáo dục và răn đe phải chú ý và tôn trọng ý kiến của đa số nhân dân. Nhưng cũng không nên vì vậy mà bị dư luận chi phối hay xử theo dư luận. Việc xét xử phải dựa vào chứng cứ và pháp luật hiện hành.
Có thể thấy, clip 2 bảo mẫu này hành xác trẻ đã khiến hầu hết những ai xem đều rớt nước mắt và thắt lòng vì thương xót các bé. Tuy nhiên, về việc xét xử lưu động 2 bảo mẫu, có cả ý kiến đồng tình và chưa đồng tình. Chia sẻ với chúng tôi, độc giả Nguyễn Hoàng Hải (Hoàng Ngọc Phách, Đống Đa, Hà Nội) cho rằng: "Việc định tội nghiêm sẽ răn đe các bảo mẫu "ác thú" này. Tuy nhiên, tôi nghĩ không nên đưa ra xét xử lưu động. Dù sao họ cũng đã nhận ra sai lầm, hãy để cho họ và người thân một con đướng để sống".
Tuy nhiên, cùng trao đổi với chúng tôi xung quanh vấn đề này, tiến sĩ Xã hội học Trịnh Hòa Bình, Giám đốc Trung tâm Dư luận xã hội và truyền thông đại chúng (Viện Khoa học Xã hội Việt Nam) đưa ra quan điểm khác. Theo ông Bình, vụ hai bảo mẫu đày đọa trẻ em nên xét xử lưu động. Nhìn rộng ra, việc này sẽ có ý nghĩa với cộng đồng. Xét xử lưu động không phải là chấm hết cuộc đời của hai bảo mẫu, bởi cùng với thời gian, tên tuổi con người sẽ mờ nhạt đi. Chỉ một thời gian ngắn, sẽ chẳng ai quan tâm cặn kẽ về hai bảo mẫu. Còn sang chấn mà các cháu bé phải chịu đựng mới là đáng lo.
"Chừng nào chúng ta không xét xử lưu động thì khi đó sự công bằng trong xã hội vẫn còn tù mù, các vụ bạo hành trẻ tương tự sẽ còn xảy ra", ông Bình nhấn mạnh.
Theo Khampha
Thông tin chính thức vụ em trai cắt chân chị gái trong bệnh viện Ngày 7/1, Bệnh viện Xanh Pôn thông tin chính thức về vụ bệnh nhân bị cắt chân khi đang điều trị tại đây. Theo đó vết thương ở hai chân đã khô, nhưng tiên lượng tình trạng bệnh nhân rất nặng do ung thư cổ tử cung đã di căn não và ổ bụng. Tại cuộc họp Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà...