Sắp xét xử 17 bị cáo vụ chuyến bay giải cứu giai đoạn 2
TAND TP Hà Nội dự kiến sắp tới đưa ra xét xử 17 bị cáo trong vụ chuyến bay giải cứu giai đoạn 2 và các vụ án liên quan đến Trung tâm đăng kiểm tại Hà Nội.
Tòa án Nhân dân (TAND) TP Hà Nội vừa có báo cáo gửi HĐND TP về kết quả công tác năm 2024 và phương hướng, nhiệm vụ 2025.
Báo cáo cho thấy, từ tháng 10/2023 đến tháng 9/2024, TAND 2 cấp TP Hà Nội thụ lý hơn 41.000 vụ việc, giải quyết hơn 37.000 vụ việc (đạt tỷ lệ 90,55%). Với tội phạm tham nhũng, chức vụ, đã thụ lý 130 vụ, 401 bị cáo, trong đó đã giải quyết 128 vụ, với 390 bị cáo.
Báo cáo cũng nêu rõ một số vụ án hình sự lớn, được dư luận quan tâm đã xét xử. Cụ thể như vụ án xảy ra tại Công ty cổ phần Việt Á, đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng vì diễn ra trong thời điểm dịch Covid-19 diễn biến căng thẳng.
Bị cáo Phan Quốc Việt – Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty Việt Á, với mục đích sản xuất, bán kít xét nghiệm thu lời bất chính đã cùng 37 bị cáo khác, trong đó có những người có chức vụ cao đã thực hiện nhiều hành vi sai phạm, gây thất thoát tiền của nhà nước.
Phiên tòa xét xử vụ “chuyến bay giải cứu”.
Vụ án xảy ra tại Tập đoàn Tân Hoàng Minh, đây là vụ án phức tạp và rất được dư luận quan tâm, do liên quan đến hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản hơn 8.000 tỷ đồng của các bị cáo đối với 6.630 bị hại là các nhà đầu tư mua trái phiếu.
Vụ án xảy ra tại Công ty cổ phần Tập đoàn FLC và các đơn vị liên quan với 50 bị cáo bị truy tố. Đây là vụ án có số người tham gia tố tụng đặc biệt lớn với hơn 90.000 người được xác định là bị hại và người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan.
Ngoài ra, còn có các vụ án liên quan đến hành vi “Đưa hối lộ” và “Nhận hối lộ” các trung tâm đăng kiểm trên địa bàn Hà Nội đã được đưa ra xét xử.
Video đang HOT
TAND TP Hà Nội dự kiến sắp tới đưa ra xét xử các vụ án gồm: Vụ án đưa hối lộ, nhận hối lộ với 17 bị cáo liên quan đến những chuyến bay đưa công nhân về nước trong đại dịch Covid-19 (chuyến bay giải cứu giai đoạn 2) và các vụ án liên quan đến Trung tâm đăng kiểm tại Hà Nội.
Truy tố 3 cựu Phó Giám đốc Sở cùng 14 bị can khác trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
Viện KSND tối cao vừa ban hành cáo trạng truy tố 17 bị can thuộc giai đoạn hai của vụ án "chuyến bay giải cứu" từng được hai cấp tòa sơ thẩm và phúc thẩm xét xử trước đó.
Bị can Trần Tùng (cựu Phó Giám đốc Sở Ngoại vụ tỉnh Thái Nguyên) bị truy tố về tội "Nhận hối lộ" và tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ".
Ngoài bị can Trần Tùng, nhóm bị can: Nguyễn Văn Văn (cựu Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng Nam), Lê Ngọc Tường (cựu Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam), Lê Thị Phượng (cựu chuyên viên Phòng khoa giáo văn xã, Văn phòng UBND tỉnh Hải Dương), Nguyễn Mạnh Trường (cựu chuyên viên Phòng vận tải hàng không, Cục Hàng không Việt Nam, Bộ Giao thông Vận tải) và Trần Thị Quyên (Giám đốc Công ty Sen Vàng Đất Việt) cùng truy tố về tội "Nhận hối lộ".
Bị can Vũ Hồng Quang (cựu Phó trưởng Phòng vận tải hàng không, Cục Hàng không Việt Nam) và 9 bị can khác bị truy tố về tội "Đưa hối lộ".
Riêng bị can Nguyễn Xuân Thông (cựu cán bộ công an) bị truy tố về tội "Che giấu tội phạm".
Bị can Trần Tùng, cựu Phó Giám đốc Sở Ngoại vụ tỉnh Thái Nguyên.
Cáo trạng xác định, tháng 1/2020, dịch COVID-19 bùng phát ở Trung Quốc và diễn biến phức tạp. Trước tình hình trên, tháng 3/2020, Chính phủ tổ chức một chuyến bay giải cứu đưa 30 công dân Việt Nam từ Vũ Hán (Trung Quốc) về nước. Đến tháng 4/2020, Chính phủ tiếp tục tổ chức một số chuyến bay chỉ thu phí vé máy bay và cách ly tại cơ sở quân đội.
Do nhu cầu công dân về nước rất lớn, trong khi việc cách ly và chi phí gặp khó khăn, từ tháng 2/2020 đến 29/4/2021, Chính phủ đã chỉ đạo, giao tổ công tác 4 bộ, do Bộ Ngoại giao chủ trì phối hợp Bộ Y tế, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Quốc phòng xây dựng kế hoạch triển khai, báo cáo lãnh đạo Chính phủ (qua Văn phòng Chính phủ) xem xét, quyết định kế hoạch tổ chức các chuyến bay đưa công dân về nước theo tháng và quý.
Từ tháng 4/2021 đến tháng 1/2022, Thủ tướng Chính phủ giao thẩm quyền quyết định phê duyệt các chuyến bay cho tổ công tác 5 bộ gồm: Bộ Ngoại giao (chủ trì), Bộ Y tế, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Quốc phòng và Bộ Công an.
Việc tổ chức các chuyến bay đưa công dân Việt Nam về nước được thực hiện dưới hình thức, chuyến bay do cơ quan Nhà nước phối hợp tổ chức đưa công dân về nước cách ly tại cơ sở quân đội.
Bị can Nguyễn Văn Văn, cựu Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng Nam.
Song song với các chuyến bay giải cứu, Chính phủ cho phép tổ chức các chuyến bay thí điểm, hình thức trọn gói đón công dân Việt Nam về nước bằng kinh phí tự nguyện của công dân (viết tắt là chuyến bay combo).
Để tổ chức thực hiện các chuyến bay nêu trên, Chính phủ giao trách nhiệm cho các bộ, ngành, địa phương thực hiện.
Viện kiểm sát xác định, lợi dụng chủ trương của Đảng, Nhà nước và chức vụ quyền hạn được giao, một số cá nhân tại UBND các tỉnh, thành phố đã thỏa thuận đưa hối lộ, nhận hối lộ, làm trái công vụ để tham mưu, đề xuất chấp thuận chủ trương cho các doanh nghiệp đưa công dân về nước cách ly y tế tại các địa phương.
Các bị can còn trực tiếp hoặc qua trung gian móc nối, thỏa thuận với cán bộ thuộc Bộ Y tế đưa hối lộ và nhận hối lộ với số tiền lớn để có văn bản chấp thuận, xét duyệt cho công dân (khách lẻ) về trên các chuyến bay đơn lẻ.
Ngoài ra, có bị can còn lợi dụng vị trí công tác hướng dẫn, xúi giục người liên quan khai báo gian dối, che giấu tội phạm, gây cản trở việc điều tra, làm rõ tội phạm của cơ quan chức năng.
Trong số các bị can, bị can Trần Tùng được xác định đã nhận hối lộ 3 lần với tổng số tiền 4,4 tỷ đồng của bị án Lê Văn Nghĩa, Giám đốc Công ty Nhật Minh (đã bị xét xử trong giai đoạn 1).
Ngoài ra, bị can Trần Tùng còn lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ làm trái công vụ để tham mưu, đề xuất UBND tỉnh Thái Nguyên trong việc thực hiện 7 chuyến bay của bà Bùi Thị Kim Phụng (Đại diện Công ty Fujitravell, Nhật Bản) hưởng lợi số tiền 3,2 tỷ đồng.
Theo đó, khoảng cuối năm 2020, thông qua ông Vũ Hồng Nam (nguyên Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản, đã bị xét xử giai đoạn 1), Lê Văn Nghĩa gọi điện thoại liên hệ với Tùng đặt vấn đề cho Công ty Nhật Minh được tổ chức các chuyến bay đưa công dân từ Nhật Bản về cách ly tại Thái Nguyên.
Tùng hẹn gặp Nghĩa tại nhà hàng ở TP Thái Nguyên để trao đổi. Tại cuộc gặp, Tùng hứa hẹn sẽ lo mọi thủ tục để UBND tỉnh Thái Nguyên chấp thuận chủ trương cách ly.
Đổi lại, Tùng yêu cầu Nghĩa cho Công ty Sen vàng Đất Việt do Trần Thị Quyên làm Giám đốc thực hiện việc cách ly với chi phí trọn gói là 18 triệu đồng đồng một khách. Nhưng hợp đồng chỉ ghi từ 10 đến 12 triệu đồng một khách. Số tiền chênh lệch từ 6 đến 8 triệu đồng, Nghĩa sẽ chuyển cho Quyên, sau đó Quyên sẽ chuyển lại cho Tùng...
Kết quả Công ty Nhật Minh được tổ chức 3 chuyến bay, đưa tổng số 668 người về cách ly tại tỉnh Thái Nguyên. Quá trình tổ chức thực hiện 3 chuyến bay, theo thỏa thuận, Nghĩa đã chuyển tổng cộng 11 tỷ đồng cho Trần Thị Quyên, trong đó số tiền ngoài hợp đồng là 4,4 tỷ đồng.
Ngoài các chuyến bay của Công ty Nhật Minh, Tùng còn lựa chọn bà Bùi Thị Kim Phụng để phối hợp thực hiện chuyến bay giải cứu. Bà Phụng sẽ liên hệ bán vé trọn gói cho công dân, thuê tàu bay đưa công dân từ Nhật Bản đến sân bay Nội Bài; chuyển tiền để Tùng thực hiện đón công dân từ sân bay về địa điểm cách ly và thực hiện cách ly.
Sau khi thống nhất, Tùng đã lợi dụng chức trách, nhiệm vụ được giao, hướng dẫn bà Phụng mượn pháp nhân của Công ty cổ phần Én Việt xin cấp phép thực hiện 2 chuyến bay...
Ở hành vi này, Tùng đã hưởng lợi 3,2 tỷ đồng khi thực hiện dịch vụ cách ly cho công dân. Tổng cộng, Tùng đã hưởng lợi trái pháp luật hơn 7,6 tỷ đồng. Đến nay, bị can Tùng đã tự nguyện nộp 700 triệu đồng khắc phục hậu quả vụ án.
Nhân vật đặc biệt trong vụ 'chuyến bay giải cứu' ở cả 2 giai đoạn Tại phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 1, vị đại diện VKS từng nhận định người này đã thực hiện hành vi nhận hối lộ một cách trắng trợn... Ở giai đoạn 1 vụ án "chuyến bay giải cứu", ông Phạm Trung Kiên (cựu thư ký Thứ trưởng Bộ Y tế) bị xác định là người...