Sắp xếp đổi mới nông trường không khéo lại đi vào “vết xe đổ”
Thực tế cho thấy viêc đổi mới sắp xếp của các nông lâm trường ở Nghê An có thể lại đi vào “ vết xe đổ” trước đó.
Những vườn chè bạt ngàn xanh tươi dưới nắng vàng ở xã Hạnh Lâm, huyện Thanh Chương, Nghệ An cho thấy cây chè có vai trò quan trọng đối với đời sống của người dân địa phương.
Gia đình anh Nguyễn Gia Tuyên, Xóm Điện Biên, xã Hạnh Lâm đang sinh sống và canh tác trên diện tích 1,2 ha. Trong đó, 0,5 ha đang được gia đình anh trồng chè và mang lại hiệu quả kinh tế khá, diện tích còn dùng để xây nhà ở và dành cho chăn nuôi.
Tuy nhiên, anh Nguyễn Gia Tuyên cho biết, toàn bộ diện tích đất anh đang sử dụng lại thuộc quyền quản lý và sử dụng của xí nghiệp chè Hạnh Lâm thuộc công ty TNHH MTV đầu tư phát triển Chè Nghệ An. Không chỉ gia đình anh mà toàn bộ 65 hộ ở xóm Điện Biên, xã Hạnh Lâm đều đang sản xuất và xây nhà ở trên diện tích đất được giao cho xí nghiệp chè Hạnh Lâm quản lý và sử dụng.
“Tất cả các gia đình trong xóm đều trồng chè và xây nhà ở lâu rồi. Đất thì nhận khoán của xí nghiệp chè, danh nghĩa là như vậy nhưng chúng tôi ở trên đất này đã lâu, 2-3 đời rồi,” anh Tuyên nói.
Sắp xếp đổi mới nông trường không khéo lại đi vào “vết xe đổ”.
Tại sao đất thuộc quyền quản lý và sử dụng của xí nghiệp chè Hạnh Lâm lại bị người dân chiếm dụng như vậy?
Ông Phạm Ngọc Châu, giám đốc xí nghiệp chè Hạnh Lâm, Công ty TNHH MTV đầu tư phát triển Chè Nghệ An cho biết, xí nghiệp Hạnh Lâm được giao quản lý và sử dụng hơn 1.900 ha đất. Trong đó, có 600 ha là đất trồng chè, còn lại là núi đá và đất xây dựng công trình. Và 600 ha đất trồng chè đã giao khoán cho 800 hộ theo hình thức 135.
Xí nghiệp giao đất cho người dân, hướng dẫn kỹ thuật canh tác, hỗ trợ vật tư nông nghiệp sản phẩm…. Người được giao khoán phải bán lại sản phẩm cho chè tươi cho xí nghiệp. Tuy nhiên, toàn bộ 800 hộ mà trong đó có xóm Điện Biên không bán chè cho xí nghiệp, mà bán tự do trên thị trường.
“Chúng tôi giao đất cho người dân trồng chè, hỗ trợ kỹ thuật, phân bón… theo Nghị định 135 của Chính phủ, và người dân phải bán chè cho chúng tôi chế biến. Tuy nhiên, đã từ lâu, người dân không bán chè cho xí nghiệp, gây khó khăn cho hoạt động chế biến chè của xí nghiệp,” ông Phạm Ngọc Châu than thở.
Video đang HOT
Hoàn cảnh còn bi đát hơn xí nghiệp chè Hạnh Lâm đang hoạt động cầm chừng, xí nghiệp chè Thanh Mai đã đóng cửa hơn 1 năm nay vì không có nguyên liệu chế biến. Khoảng 600 ha đất trồng chè của xí nghiệp chè Thanh Mai cũng đã giao khoán theo hình thức 135 cho khoảng 400 hộ dân địa phương nhưng không có 1 hộ nào bán sản phẩm cho xí nghiệp.
Người dân phá hợp đồng giao khoán, bán nguyên liệu chè cho tư thương bởi giá mà tư thương đưa ra luôn cao hơn giá bán cho xí nghiệp.
Ông Trần Quốc Khánh, Giám đốc xí nghiệp chè Thanh Mai chua chát: “Không thể ép người dân bán nguyên liệu chè cho xí nghiệp theo giá của xí nghiệp, cũng không thể thu hồi đất đã giao khoán cho người dân”.
Vậy là cả 2 xí nghiệp chè Thanh Mai và Hạnh Lâm được giao quyền quản lý và sử dụng đất đã không còn thực quyền sử dụng nhiều năm nay. Người dân địa phương chưa được giao quyền sử dụng, hay nói cách khác là chưa có sổ đỏ thì lại có thực quyền sử dụng. Qua khảo sát, tình trạng này không chỉ diễn ra ở 2 xí nghiệp Thanh Mai và Hạnh Lâm mà diễn ra phổ biến ở hơn 4.300 ha được giao cho công ty chè Nghệ An.
Thực hiện nghị quyết 30 ngày 12/3/2014 của Bộ Chính trị, Nghị định 118 của Chính phủ và Thông tư 02 của Bộ NN & PTNT ngày 21/1/2015 về tiếp tục sắp xếp đổi mới nông lâm trường quốc doanh, ông Hồ Viết An, Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV đầu tư phát triển chè Nghệ An băn khoăn: Cổ phần hóa là phương án đã được UBND tỉnh Nghệ An phê duyệt. Tuy nhiên, khi tiến hành cổ phần hóa lợi ích của người dân trồng chè sẽ được xem xét như thế nào?
Về nguyên tắc, cổ phần hóa thì người dân đang nhận giao khoán đất của xí nghiệp sẽ tham gia mua cổ phần để trở thành cổ đông, tiếp tục sản xuất trên diện tích ấy hoặc người dân phải ký lại hợp đồng giao khoán với công ty và buộc phải bán sản phẩm cho các xí nghiệp để các xí nghiệp chế biến.
Thế nhưng, làm sao người dân địa phương có thể bỏ tiền mua cổ phần, trở thành cổ đông của công ty để tiếp tục sản xuất trên diện tích đất mà họ đã xem là của họ. Khi ấy, mâu thuẫn đất đai giữa nông trường và người dân địa phương không những không giải quyết được mà còn có thế bùng nổ xung đột, gây mất an ninh chính trị ở địa phương.
Tự “soi gương” để tự đổi mới sắp xếp là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng “bình mới rượu cũ” của cuộc đổi mới sắp xếp nông lâm trường hơn 10 năm trước. Thế nhưng, thực tế cho thấy đổi mới sắp xếp của các nông lâm trường lần này rất có thể lại đi vào “vết xe đổ” trước đó.
Nông trường chè Nghệ An được giao quản lý và sử dụng hơn 4.300 ha đất, sau nhiều lần sắp xếp đổi mới, hiệu quả sử dụng diện tích đất được giao vẫn còn thấp, tình trạng tranh chấp đất đai giữa nông trường và người dân không những chưa được giải quyết mà còn trở nên nghiêm trọng hơn.
Ngày 12/3/2014, Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 30 “tiếp tục đổi mới sắp xếp nông lâm trường” với mục tiêu giải quyết dứt điểm những vấn đề tồn tại của nông lâm trường quốc doanh mà nhất là tình trạng tranh chấp đất đai giữa nông lâm trường với người dân địa phương. Tuy nhiên, thực tế triển khai sắp xếp đổi mới ở nông trường chè Nghệ An cho thấy, mâu thuẫn đất đai giữa người dân với nông trường không chỉ chưa thể giải quyết mà có thể còn dẫn đến xung đột ở mức độ cao hơn./.
Lê Bình
Theo_VOV
'Thế giới nhìn Việt Nam như một chàng trai hết sức dũng cảm'
TS Võ Trí Thành - Phó Viện ưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương cho hay, thế giới nhìn Việt Nam như một chàng trai hết sức dũng cảm, dám chơi với các gã khổng lồ khi liên tiếp ký kết 15 FTA lớn.
Trong tọa đàm "Kết nối Ngân hàng và Doanh nghiệp xuất khẩu - Đón bắt cơ hội từ các Hiệp định thương mại tự do ngày 14.9, những bất cập đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa được giới chuyên gia đưa lên bàn "mổ xẻ".
Thứ trưởng Bộ Công thương Trần Quốc Khánh cho hay, với 5 FTA mới kí thêm sẽ giúp Việt Nam có một cơ cấu thị trường cân bằng hơn, giảm phụ thuộc thị trường Đông Á.
Bởi 5 FTA đàm phán thêm đều với các đối tác có cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu bổ sung với nước ta chứ ít cạnh tranh. Lợi ích thu được trong các FTA này cao hơn so với những nước có cơ cấu hàng hóa xnk cạnh tranh với nhau.
"Số lượng FTA nhiều hay ít không quan trọng mà quan trọng là lợi ích mang lại lớn hay nhỏ" - Thứ trưởng Trần Quốc Khánh nói.
Trong khi đó, chuyên gia kinh tế - TS. Võ Trí Thành - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương lại cho hay, các nước nhìn Việt Nam như một chàng trai hết sức dũng cảm, dám chơi với các gã khổng lồ khi liên tiếp ký kết 15 FTA lớn.
Tuy nhiên, nhiều ý kiến cũng cho rằng, doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) ở Việt Nam có năng lực cạnh tranh rất yếu, nguy cơ tiềm tàng mất thị trường nội địa là khá lớn. Đương đầu với các đối thủ sừng sỏ, nếu không cẩn trọng sẽ từ "dũng cảm" thành "liều lĩnh".
Còn theo ông Trần Thanh Hải - Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương), đặc điểm của doanh nghiệp xuất khẩu trong nước là quy mô vốn nhỏ, hạn chế về kiến thức, kinh nghiệm, năng lực quản lý, khả năng tiếp cận thị trường, công nghệ. Sản lượng, giá trị chủ yếu dựa vào giá lao động rẻ và quy mô sản xuất, ít dựa vào giá trị gia tăng trên đầu sản phẩm, không có liên kết chuỗi, dễ đổ vỡ trước biến động của thị trường.
Hơn nữa, cũng theo ông Hải, doanh nghiệp Việt còn chịu không ít thách thức từ cạnh tranh, hấp thụ ưu đãi, thiếu doanh nghiệp chủ lực, phụ thuộc thị trường ngoài...
Chính sách hỗ trợ thiếu minh bạch, bình đẳng
Bên cạnh đó, khó khăn cho doanh nghiệp còn đến từ chính sách. Bà Hoàng Thị Tư - Hàm Vụ trưởng Vụ Kinh tế Tổng hợp - Ban Kinh tế Trung ương chỉ ra nhiều hạn chế về chính sách Nhà nước đối với doanh nghiệp.
Theo bà Tư, khung pháp lý về hỗ trợ DNNVV còn chung chung, chủ yếu mang tính định hướng, thiếu minh bạch, chưa tạo được sự bình đẳng cho doanh nghiệp tiếp cận. Chính sách hỗ trợ manh mún, ưu đãi nhỏ lẻ, không tạo được đột phá, chưa chú ý tới đặc tính về quy mô nhỏ và cực nhỏ của doanh nghiệp Việt.
Bà Tư cũng cho rằng, hệ thống chính sách để nâng cao năng lực cạnh tranh còn tản mát, mục tiêu thiếu nhất quán, thiếu cơ bản và không cụ thể. Hơn 80% các chính sách hỗ trợ DNNVV không có sự đánh giá kết quả hỗ trợ, thiếu tiêu chí đánh giá tác động. Đa số các chính sách hỗ trợ khi triển khai đều gặp vướng mắc.
Nói thêm, vị đại diện của Ban Kinh tế trung ương cho hay, hỗ trợ về thị trường kém hiệu quả, chính sách khó thực hiện, không có cơ quan đứng ra chịu trách nhiệm theo chuỗi, các Bộ, ngành chịu trách nhiệm chung chung. Chính sách hỗ trợ không đủ mạnh để khuyến khích doanh nghiệp, tiến độ thực hiện chậm, hiệu quả thấp, chưa chú trọng đến vai trò của các doanh nghiệp lớn.
Theo ông Lương Hoàng Thái - Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công thương), các DNNVV phải chủ động, nhìn nhận được thời cơ.
"Việc đón thời cơ không có công thức chung. Trên cơ sở nắm bắt thông tin về các FTA, doanh nghiệp xác định lợi thế và thách thưc cụ thể đối với lĩnh vực kinh doanh của mình. Sau đó xây dựng kế hoạch sản xuất, kinh doanh, khai thác tối đa lợi thế, giảm thiểu thách thức, nâng cao sức cạnh tranh" - ông Thái cho hay.
Bên cạnh đó, theo ông Trần Hoài Nam - Trưởng phòng khách hàng DNNVV Vietinbank, việc vượt qua các hàng rào phi thuế quan thực sự là một thách thức đối với các DNNVV.
"Do nguồn lực đầu tư, đổi mới kỹ thuật, công nghệ còn hạn chế, những yêu cầu nghiêm ngặt về vệ sinh kiểm dịch, đóng gói, bao bì, khả năng truy soát nguồn gốc, các tiêu chuẩn liên quan đến sức khỏe và đời sống con người do EU, Nhật Bản, Mỹ... đặt ra khiến các DNNVV không dễ dàng xâm nhập thị trường này" - ông Nam cho hay.
Theo Một thế giới
Hà Nội: 8 tháng, đấu giá QSD đất đạt 65% kế hoạch Ngày 11-9, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội Vũ Hồng Khanh chủ trì giao ban trực tuyến về đấu giá quyền sử dụng (QSD) đất và giao đất dịch vụ với UBND các quận, huyện. Tính đến hết ngày 30-8, đã có 17 đơn vị tổ chức đấu giá QSD đất, với diện tích 13ha, thu ngân sách 1.722,65 tỷ...