Sắp xếp, đổi mới công ty lâm nghiệp chưa có gì… mới
Chỉ có 1 trong tổng số 53 công ty lâm nghiệp 100% vốn nhà nước ở khu vực phía Bắc được cổ phần hóa. Thông tin này cho thấy, quá trình sắp xếp, đổi mới các công ty lâm nghiệp còn quá chậm.
Theo báo cáo của Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NN&PTNT), khu vực phía Bắc có 53 công ty lâm nghiệp 100% vốn nhà nước thực hiện sắp xếp, đổi mới. Trong đó có 15 công ty duy trì mô hình công ty TNHH MTV thực hiện nhiệm vụ công ích; 8 công ty sẽ chuyển thành công ty TNHH 2 TV; 17 công ty sẽ cổ phần hóa; 3 công ty sẽ sáp nhập, chuyển thành ban quản lý rừng và 8 công ty phải giải thể.
Đáng chú ý là, năm 2018 mới có 1 công ty được cổ phần hóa (Công ty Lâm nghiệp Nguyễn Văn Trỗi – Tuyên Quang). Đến nay, số công ty lâm nghiệp hoàn thành sắp xếp, đổi mới khu vực phía Bắc là 14/51 công ty, gồm 13 công ty thuộc diện duy trì mô hình công ty 100% vốn nhà nước đã thực hiện việc sắp xếp; 1 công ty đã thực hiện cổ phần hóa.
Việc sắp xếp, đổi mới các công ty lâm nghiệp còn chậm, kết quả kinh doanh thấp. Ảnh: I.T.
Ông Cao Chí Công-Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp thừa nhận: Việc triển khai thực hiện sắp xếp, đổi mới công ty lâm nghiệp tại các địa phương rất chậm. Ngoại trừ các công ty cổ phần, hầu hết các doanh nghiệp tuy đã thực hiện việc sắp xếp nhưng chưa có sự đổi mới thực sự.
Phần lớn các công ty còn khó khăn, kết quả kinh doanh thấp, không đảm bảo nguồn lực để đổi mới sản xuất kinh doanh và thực hiện nhiệm vụ công ích. Nhiều doanh nghiệp còn vướng mắc về tranh chấp đất đai chưa được giải quyết, trong khi đó một số vẫn tiếp tục bị lấn chiếm đất, phá rừng.
Nguyên nhân dẫn đến thực trạng này, theo ông Cao Chí Công: Đó là bởi đất đai ở nhiều nơi bị tranh chấp, lấn chiếm, cấp trùng chưa được xử lý giải quyết dứt điểm; kinh phí mà Nhà nước đầu tư cho đo đạc, cắm mốc, quản lý bảo vệ rừng, cấp bổ sung vốn điều lệ… còn thiếu; một số cơ chế chính sách như đặt hàng, giao nhiệm vụ công ích đối với các doanh nghiệp quản lý bảo vệ rừng; kinh phí quản lý bảo vệ rừng, thực hiện Đề án quản lý đất đai… chậm được triển khai, không đáp ứng được yêu cầu cho sản xuất và tổ chức quản lý bảo vệ rừng. Một số địa phương xây dựng phương án tổng thể chưa sát thực tế.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, hầu hết các đơn vị đều thiếu vốn đầu tư mở rộng, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trong khi việc vay vốn gặp khó; nhiều công ty đang lâm vào tình trạng khó khăn, sản xuất cầm chừng, thiếu kinh phí để duy trì sản xuất, quản lý, bảo vệ rừng; đời sống người lao động không đảm bảo.
Ngoài ra, nguyên nhân còn bởi bất cập trong quản lý đất đai, nguồn vốn do quá khứ để lại, ảnh hưởng tới việc xử lý tranh chấp, chống lấn đất đai, xác định mô hình, định giá lại tài sản, công nợ, bàn giao đất đai trả về địa phương…
Việc triển khai sắp xếp, đổi mới công ty lâm nghiệp tại các địa phương rất chậm; hầu hết các doanh nghiệp tuy đã sắp xếp nhưng chưa thực sự đổi mới; kết quả kinh doanh thấp, không đảm bảo nguồn lực để đổi mới kinh doanh và thực hiện nhiệm vụ công ích.
Thời gian tới, Bộ NN&PTNT xác định sẽ tiếp tục đẩy nhanh tiến độ sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty lâm nghiệp theo Nghị định số 118/2014/NĐ-CP ngày 17/12/2014 của Chính phủ về sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp, theo phương án tổng thể của các tỉnh đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt…
Theo Danviet
6.046 vụ vi phạm quy định bảo vệ, phát triển rừng năm 2018
Theo Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NNPTNT), trong thời gian tới, để bảo vệ phát triển rừng, sẽ phân cấp rõ trách nhiệm của chủ rừng, chính quyền các cấp; chủ rừng phải chịu trách nhiệm nếu để mất rừng.
Theo báo cáo của Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NNPTNT) tại Hội nghị tổng kết công tác lâm nghiệp năm 2018; nhiệm vụ, giải pháp thực hiện năm 2019 các tỉnh khu vực phía Bắc, tính đến ngày 31/12/2017, tổng diện tích có rừng của khu vực phía Bắc là 8,735 triệu hecta, trong đó, rừng đặc dụng 1.155.977ha; rừng phòng hộ 2.805.000ha; rừng sản xuất 4.253.080ha; rừng ngoài quy hoạch 521.285 ha. Tỷ lệ che phủ rừng toàn vùng năm 2017 đạt 49,84%.
Thống kê của 31 tỉnh khu vực phía Bắc, đến hết ngày 30.11.2018, đã phát hiện 6.046 vụ vi phạm các quy định về bảo vệ và phát triển rừng, chiếm 49% số vụ vi phạm cả nước, giảm 1.098 vụ (15%) so với năm 2017; diện tích rừng bị thiệt hại 452 ha, giảm 223 ha (33%) so với năm 2017. Tổng số vụ đã xử lý là 5.378 vụ, trong đó, khởi tố hình sự 66 vụ, xử lý hành chính 5.312 vụ.
Thứ trưởng Thường trực Bộ NNPTNT Hà Công Tuấn điều hành hội nghị.
Năm 2018, các tỉnh khu vực phía Bắc để xảy ra 149 vụ cháy rừng, diện tích rừng thiệt hại 232 ha, giảm 9,5% về số vụ và giảm 20% về diện tích thiệt hại so với năm 2017. Lực lượng kiêm lâm thường xuyên phối hợp với chính quyền địa phương, các ngành chức năng tích cực kiểm tra, giám sát chặt chẽ hoạt động của các cơ sở chế biến gỗ.
Theo đánh giá của ông Cao Chí Công - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NNPTNT), tình hình vi phạm các quy định của Nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng thời gian qua giảm mạnh, có sự chuyển biến tích cực ở nhiều địa phương, đã góp phần vào thành tích chung trong công tác quản lý bảo vệ rừng của toàn quốc (số vụ vi phạm giảm 15% và diện tích thiệt hại giảm 33%).
Về cơ bản, rừng đã và đang được quản lý bảo vệ và phát triển; tình trạng phá rừng, khai thác rừng trái phép trên quy mô lớn được kiềm chế, giảm thiệt hại đến tài nguyên rừng và cơ bản đã kiểm soát được các "điểm nóng" phá rừng, khai thác rừng trái phép.
Có 20/31 tỉnh có nguồn thu chi trả dịch vụ môi trường rừng, trong đó: Tây Bắc có 4 tỉnh: Điện Biên, Sơn La, Lai Châu, Hòa Bình; Đông Bắc có 10 tỉnh: Yên Bái Lào Cai, Bắc Kạn, Quảng Ninh, Tuyên Quang, Hà Giang, Cao Bằng, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang; Bắc Trung Bộ có 6 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.
Tổng số diện tích rừng được hưởng tiền dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) tại 20 tỉnh này là: 3,622 triệu ha tăng hơn 300 ngàn ha so với năm 2017, trong đó: Tây Bắc: 1,51 triệu ha; Đông Bắc: 1,32 triệu ha; Bắc Trung bộ: 872 ngàn ha. Tổng số tiền DVMTR đã thu năm 2018 của 20 tỉnh vùng 1, 2 là: 1.650,7 tỷ đồng.
Tình trạng phá rừng trái pháp luật vẫn diễn biến phức tạp. Trong ảnhL Lực lượng công an và kiểm lâm khám nghiệm hiện trường vụ phá rừng tại Công ty TNHH Một thành viên Gia Nghĩa (Đắk Nông). Ảnh: CAND.
Tuy vậy, ông Cao Chí Công cũng thừa nhận, tình trạng phá rừng trái pháp luật, đặc biệt phá rừng tự nhiên để trồng rừng, khai thác lâm sản vẫn diễn ra ở một số nơi, nhiều vụ việc phá rừng diễn ra với quy mô lớn, trong thời gian dài nhưng chậm bị phát hiện và xử lý. Còn những điểm nóng về phá rừng, khai thác lâm sản trái pháp luật và chống người thi hành công vụ.
Nhận thức của chính quyền cơ sở một số địa phương chưa đầy đủ, thiếu quyết liệt trong việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/01/2017 của Ban Chấp hành Trung ương về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng và các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; còn có tình trạng chỉ đạo chưa kiên quyết, áp dụng chế tài chưa đủ mạnh để ngăn chặn xử lý hành vi vi phạm pháp luật, nhất là hành vi phá rừng trái pháp luật.
Chủ rừng còn buông lỏng quản lý, thiếu trách nhiệm, việc cập nhật, báo cáo diện tích rừng bị phá không trung thực; không phát hiện, ngăn chặn, báo cáo kịp thời tới cơ quan chức năng để xử lý; không nghiêm túc thực hiện việc khắc phục hậu quả trồng lại rừng đối với diện tích rừng bị phá, để người dân phá rừng, xâm canh, lấn chiếm đất kéo dài tạo thành hệ lụy xấu, khó xử lý.
Từ thực tế này, để bảo vệ, phát triển tốt diện tích rừng, Tổng cục Lâm nghiệp đưa ra giải pháp thực hiện nghiêm chủ trương đóng của rừng tự nhiên; kiểm soát chặt chẽ việc chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác. Duy trì cung cấp thông tin cảnh báo cháy rừng hàng ngày về thông tin điểm cháy để kiểm tra, phát hiện, xử lý kịp thời. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra các địa phương để nâng cao hiệu quả trong công tác bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng, phát hiện và tổ chức chữa cháy kịp thời.
Tăng cường các hoạt động tuyên truyền nâng cao ý thức, trách nhiệm thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng.
Phân cấp rõ trách nhiệm của chủ rừng, chính quyền các cấp. Tăng cường sự phối hợp các lực lượng trong việc bảo vệ rừng. Xác định rõ cơ chế để cả hệ thống chính trị vào cuộc trong công cuộc bảo vệ và phát triển rừng.
Đối với chủ rừng: phải chịu trách nhiệm bảo vệ rừng được Nhà nước giao, cho thuê theo quy định hiện hành của pháp luật. Chịu trách nhiệm nếu để mất rừng.
Theo Danviet
Gói thầu hàng trăm tỷ tại Học viện Cán bộ TPHCM có dấu hiệu "thông đồng" Kết luận thanh tra cho thấy tư vấn quản lý dự án và tư vấn đấu thầu có dấu hiệu "thông đồng" trong việc báo cáo lựa chọn nhà thầu không đáp ứng yêu cầu hồ sơ mời thầu. Sự việc xảy ra tại gói thầu hàng trăm tỷ đồng của Học viện Cán bộ TPHCM. Chánh Thanh tra TPHCM vừa ban hành...