Sắp xếp cơ sở giáo dục đại học công lập nên để các trường tự quyết định
Trong bối cảnh hiện nay, việc sắp xếp mạng lưới các trường nên theo nguyên tắc sàng lọc điều chỉnh của thị trường có sự định hướng và điều tiết của nhà nước.
Như Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam đã thông tin, theo báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện Nghị quyết 29 của Trung ương Đảng về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục (2013-2018) của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có đánh giá kết quả đổi mới giáo dục đại học và sau đại học.
Theo đó, về quy mô, mạng lưới, cơ cấu ngành nghề: Đã xây dựng được mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học gồm 236 trường đại học, học viện (không tính các trường thuộc khối quốc phòng – an ninh) trong đó bao gồm 171 trường công lập, 60 trường tư thục và dân lập, 5 trường có 100% vốn nước ngoài).
Như vậy, từ nay đến năm 2020, Việt Nam không thành lập, nâng cấp trường đại học nào nữa thì vẫn vượt mục tiêu Quyết định 37/2013/QĐ-TTg đề ra 12 trường đại học.
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang phát triển nhanh chóng đề ra những yêu cầu mới cho đào tạo và nghiên cứu khoa học, cũng đưa nhiều công nghệ mới làm thay đổi phương thức đào tạo và mô hình nhà trường. Giáo dục mở đang mở ra nhiều khả năng to lớn để phát triển.Trước thực tế này, quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục theo tinh thần Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục đại học 2018 là nội dung được đặc biệt quan tâm khi Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có Dự thảo Đề án sáp nhập, hợp nhất hoặc giải thể các cơ sở giáo dục đại học công lập.
Trong khi đó ngân sách nhà nước đang quá tải nếu tiếp tục bao cấp cho hệ thống sự nghiệp to lớn trong đó có giáo dục.
Rõ ràng, sáp nhập cơ sở giáo dục đại học công lập sẽ là tất yếu trong tương lai để có thể hình thành những đại học lớn, đủ khả năng cạnh tranh quốc tế.
Video đang HOT
Tuy nhiên, giáo dục đại học Việt Nam đang đối mặt với hàng loạt thách thức như đại học phi lợi nhuận hay đại học vì lợi nhuận, thể chế hoạt động…
Hơn nữa, nền đại học Việt Nam có quá nhiều bất cập từ hệ thống đến các cơ sở đào tạo; có một số trường thực sự yếu kém về năng lực và chất lượng đào tạo.
Qua tìm hiểu về dự thảo này, trao đổi với Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, Tiến sĩ Dương Đức Hùng – Chủ tịch Hội đồng trường, trường Đại học Hải Phòng cho rằng:
Việc sắp xếp lại mạng lưới giáo dục đại học công lập không nên chỉ thuần túy là giải pháp hành chính rằng trường nào còn, trường nào giải thể, trường nào sáp nhập mà trong bối cảnh hiện nay, việc sắp xếp mạng lưới các trường nên theo nguyên tắc sàng lọc điều chỉnh của thị trường có sự định hướng và điều tiết của nhà nước.
Theo thầy Dương Đức Hùng, trong bối cảnh hiện nay, việc sắp xếp mạng lưới các trường nên theo nguyên tắc sàng lọc điều chỉnh của thị trường có sự định hướng và điều tiết của nhà nước. (Ảnh: Thùy Linh)
Bởi lẽ theo thầy Hùng, khi thực hiện được đầy đủ cơ chế tự chủ đại học thì các trường sẽ tự khẳng định mình bằng cách phấn đấu bảo đảm chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học, tự bảo đảm về tài chính, về nhân lực, tự xây dựng thương hiệu mà tồn tại và phát triển thành đại học hay trường đại học.
Nếu trường nào không tuyển sinh được, nguồn thu không đảm bảo thì tự khắc họ sẽ tìm đến các trường đại học uy tín, lớn hơn để trở thành phân hiệu hoặc thành viên.
“Do đó, chúng ta nên để các trường tự quyết định số phận của mình chứ không nên dùng chế tài vì theo quy luật sinh tồn, nếu trường nào không muốn bị xóa sổ thì tự khắc phải nỗ lực cố gắng và khi gặp khó khăn sẽ tìm hướng đi mới”, thầy Hùng nhấn mạnh.
Thùy Linh
Theo giaoduc.net
300 gian hàng tại Triển lãm GD quốc tế EduExpo 2019
Triển lãm quốc tế Giáo dục và hướng nghiệp lần thứ nhất- EduExpo 2019 dự kiến sẽ có sự tham dự của nhiều trường đại học, viện nghiên cứu và các tổ chức giáo dục quốc tế.
Triển lãm giáo dục luôn nhận được sự quan tâm của nhiều người
Nằm trong chương trình xúc tiến giới thiệu sản phẩm GD-ĐT nguồn nhân lực trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, Trung tâm Hỗ trợ đào tạo và cung ứng nhân lực (Bộ GD&ĐT) tổ chức Triển lãm quốc tế Giáo dục và hướng nghiệp lần thứ nhất- EduExpo 2019.
Triển lãm dự kiến diễn ra tại Công viên Thống Nhất (Hà Nội) từ ngày 5-8/12/2019 với quy mô 300 gian hàng, trong đó có 250 gian hàng trong nước và 50 gian hàng nước ngoài.
Triển lãm trưng bày các sản phẩm: Thiết bị dạy học giáo dục mầm non, thiết bị dạy học giáo dục phổ thông; thiết bị giáo dục đại học; thiết bị nghiên cứu khoa học; xuất bản phẩm; đồ dùng học tập các cấp học.
Triển lãm cũng giới thiệu sản phẩm nghiên cứu, sản phẩm khởi nghiệp của các trung tâm, viện nghiên cứu, các trường học. Cùng với đó là các gian hàng giới thiệu du học quốc tế.
Theo ông Hoàng Công Dụng- Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ đào tạo và cung ứng nhân lực (Bộ GD&ĐT), đây là sự kiện quan trọng để các tổ chức trong và ngoài nước quảng bá sản phẩm thiết bị dạy học, xuất bản phẩm, đồ dùng học tập.
Các tổ chức, cơ sở đào tạo giới thiệu chương trình đào tạo lí thuyết, đào tạo thực hành, tư vấn du học, hướng nghiệp. Đồng thời tạo cầu nối về đào tạo giữa các cơ sở đào tạo với đơn vị sử dụng nhân lực.
Vân Anh
Theo GDTĐ
Hơn 50% số cơ sở giáo dục đại học chưa kiểm định chất lượng Đó là con số được Trung tâm Khảo thí và Đánh giá Chất lượng Đào tạo - Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh đưa ra tính đến tháng 9/2019. Bảo đảm chất lượng và kiểm định chất lượng là những hoạt động quan trọng và bắt buộc, thể hiện trách nhiệm giải trình của các cơ sở giáo dục là...