Sắp xếp bàn thờ làm sao để linh thiêng?
Thờ cúng tổ tiên là thuần phong mỹ tục,thể hiện truyền thống “ uống nước nhớ nguồn”, “ăn trái nhớ kẻ trồng cây” rất đặc biệt của đất nước ta.
Gian thờ của người Việt.
CÂU HỎI:
1- Bàn thờ nhà tôi có 5 bát nhang thờ thần linh, tổ tiên,tổ cô… Có người nói bàn thờ chỉ nên có 3 bát nhang. Mỗi lần lau chùi bàn thờ lại đặt bát nhang không đúng chỗ có ảnh hưởng gì không. Sắp xếp bàn thờ như thế nào cho đúng và được linh ứng.
Tô Hùng, Hà Nội
2 – Cháu ở căn hộ chung cư, diện tích nhỏ hẹp. Cháu đặt bàn thờ tổ tiên chung với bàn thờ Phật được không, xếp đặt thế nào cho phù hợp, nghi thức khấn nguyện ra sao để đạt kết quả tốt về mặt tâm linh. Xin cám ơn!
H.An – Bình Thạnh (TP.HCM )
TRẢ LỜI:
Video đang HOT
Tôi xin được chia sẻ 2 câu hỏi chung cho lần này, tựu trung là thờ ông bà, thần linh, Phật tổ …sao cho tốt đẹp và linh ứng. Tôi xin nhắc lại thờ cúng tổ tiên là thuần phong mỹ tục,thể hiện truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, “ăn trái nhớ kẻ trồng cây” rất đặc biệt của đất nước ta. Hầu hết trong mọi nhà từ thành thị đến thôn quê, dù căn nhà đơn sơ giản dị nhất cũng có một hai di ảnh của ông bà đã khuất và một bát nhang để hương khói sớm tối, làm như vậy người sống cảm thấy ấm áp và gần gũi với ông bà, về mặt tâm linh cũng có ý nghĩa mong muốn hương linh ông bà luôn ở bàn thờ, không bị vất vưởng quanh nghĩa địa hoang lạnh hoặc bị cuốn hút theo nghiệp lực nặng nề lúc còn sống. Sau này nhiều nhà nghiên cứu khoa học đều nhận thấy LÒNG BIẾT ƠN là một trong những yếu tố rất quan trọng để thắp sáng tình thương là nguồn gốc của sức mạnh và hạnh phúc gia đình.
Việc thờ tự sắp xếp trang thờ cũng tuỳ phong tục, tập quán từng miền,từng vùng và đức tin vào tôn giáo của mỗi gia tộc. Bạn có thể tra cứu trên mạng cùng với sự thành tâm và hiếu đạo làm nền tảng sẽ dẫn dắt bạn sắp xếp bàn thờ hợp lễ nghi vừa trang nghiêm và ngăn nắp. Tuy nhiên bạn cũng đừng câu nệ lo lắng về hình thức quá rườm rà phức tạp, một nơi thờ tự linh thiêng là gia chủ kết nối được với các bậc thánh hiền, bậc giáo chủ đầy lòng từ ái, như vậy đòi hỏi bạn trong khi hương khói sớm tối phải kết hợp thanh lọc thân tâm bằng cách sám hối nghiệp chướng, đọc tụng thêm hồng danh của đức giáo chủ hoặc những thời kinh ngắn gọi là để tặng hay hồi hướng cho ông bà tiên tổ sớm được siêu thoát; nếu bạn và người thân giữ được chay tịnh nhiều ngày trong tháng môi trường tâm linh sẽ mạnh mẽ và linh ứng hơn.
Có một Phật tử ở Cái Nước Cà Mau chia sẻ: tôi thường bị đau yếu đang đi vào tu tập tụng niệm nhưng gia cảnh chật hẹp thiếu thốn tôi rất áy náy vì nơi thờ Phật rất đơn sơ, có lần may mắn được dịp đảnh lễ vị cao tăng trên núi Thất Sơn, tôi rất xúc động và ấn tượng với ngôi Tam Bảo trong chánh điện, từ đó trời Phật chắc thương tình mỗi lần trì chú niệm Phật dù ở trong mùng linh ảnh ngôi tam bảo đều hiện ra trong tâm trí và hình dung tất cả ông bà đểu phủ phục dưới chân Ngài, tôi thấy sức khoẻ được cải thiện rõ rệt, tôi rất vui mừng và tràn ngập hạnh phúc. Tôi rất cảm động và chúc mừng vị này nhờ tu tập tinh tấn đã tiếp nhận được báu vật tâm linh vô giá làm nguồn cảm hứng thực hảnh tâm linh đến ngảy giải thoát. Và tôi cùng các bạn cầu nguyện cho tất cả mọi người kể cả những người dù còn khó khăn nghèo khổ, vùng sâu vùng xa cũng có ngôi Tam Bảo linh thiêng trong tâm để nương tựa và tu tập hằng ngảy như vị Phật tử ở Cái Nước Cà Mau. Qua câu chuyện này hy vọng giải toả phần nào những lo lắng của bạn trong việc thờ cúng.
Kính chúc các bạn luôn tự tin an vui và gặp được thiện tri thức trong cuộc sống.
Theo xahoi
Phô diễn cơ thể là nhu cầu rất con người
GS. Ngô Đức Thịnh cho rằng, thuần phong mỹ tục là một khái niệm mơ hồ. Tà áo dài Việt Nam hay dải yếm ngày xưa cũng là sự phô diễn cơ thể.
Xung quanh chuyện các cô gái tung ảnh khêu gợi của chính mình lên mạng Facebook, có người cho rằng, đây là hành vi đáng lên án, pháp luật phải xử lý. Nhưng có người cho rằng rất khó xử lý vì hành vi đó chưa đến mức vi phạm pháp luật.
GS. TS. Ngô Đức Thịnh (Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Văn hóa Việt Nam) lại cho rằng, đó là một nhu cầu rất con người. Nhu cầu đó tạo ra nét đẹp cho cuộc sống, dù đôi khi có người đi quá giới hạn gây phản cảm.
Mỗi người có cách thể hiện riêng
Theo nhà văn hóa này: "Đây là một phạm trù thuộc cá nhân con người. Không nên cứng nhắc đưa vấn đề pháp lý giải quyết hiện tượng này!"
GS. Thịnh phân tích: Phô diễn hình ảnh cơ thể là một nhu cầu có thật của con người. Mỗi con người đều có mong muốn thể hiện mình. Đó cũng như một dạng văn hóa tự thân. Thời kỳ nào, con người cũng có nhu cầu này.
Có nhiều cách thể hiện bản thân khác nhau. Có người thích thể hiện bằng trí tuệ, bằng sức mạnh, bằng quyền lực. Nhưng có người muốn được thể hiện bằng hình ảnh cơ thể của mình.
Ở Việt Nam, con người luôn bị bó buộc, đè nén theo khuôn phép bởi quan điểm phong kiến, kể cả sau phong kiến suốt thời gian dài. Đến thời mở cửa, con người được giải tỏa. Đó cũng là sự giải phóng cá nhân con người.
Sự phô diễn cơ thể cũng phụ thuộc mức độ phát triển xã hội. Cách đây mấy chục năm, bối cảnh xã hội khác bây giờ. Lúc đó chưa hình thành một nhu cầu rõ rệt. Nhưng người ta vẫn có ý thức về điều này.
Ông Thịnh nêu ví dụ: Rất nhiều cô gái trước đây cũng có nhu cầu chụp ảnh nude. Nhưng họ thể hiện kín đáo hơn. Khi được hỏi, các cô gái đó cho rằng muốn lưu giữ lại chút kỷ niệm, hình ảnh về nét đẹp cơ thể của mình ở thời kỳ còn trẻ. Tất nhiên, những hình ảnh này không mấy người nhìn thấy.
Tà áo dài Việt Nam hay dải yếm ngày xưa cũng là sự phô diễn cơ thể. (Ảnh minh họa)
Ngày nay, xã hội cởi mở, khoa học công nghệ phát triển hơn, các cô gái có điều kiện mạnh dạn hơn, suy nghĩ thoáng hơn. Họ không ngần ngại để người khác nhìn thấy cơ thể mình. Cách thể hiện của các cô gái thiên về sự hở hang. Trong sự hở hang đó, có thứ là nét đẹp. Đôi khi có người đi quá giới hạn, gây phản cảm.
Nhưng theo GS. Thịnh, giới hạn đó ở đâu, cách thể hiện như thế nào được coi là nhu cầu, mức nào là văn hóa, mức nào vượt quá giới hạn? Điều đó rất khó xác định.
Áo dài, yếm cũng là sự phô bày
GS. Ngô Đức Thịnh rất khó để cho rằng, các cô gái đưa ảnh khêu gợi lên Facebook là đồi trụy. Nếu lấy "tiêu chí đồi trụy" là hở đồ lót - hình ảnh phụ nữ mặc đồ lót bây giờ đã quá quen thuộc.
Ông Thịnh nêu: Lấy tiêu chí "đồi trụy" là "trái với thuần phong mỹ tục", vậy thế nào là "thuần phong mỹ tục"?
Ông Thịnh ví dụ: Chiếc yếm là một nét "thuần phong mỹ tục". Ngày xưa, người phụ nữ mặc yếm, toàn bộ phần lưng đều hở, bầu ngực nổi hằn lên. Đó cũng là sự úp mở, rất khêu gợi.
Theo ông Thịnh, thuần phong mỹ tục là khái niệm rất mơ hồ. Chưa kể, thuần phong mỹ tục cũng phải biến đổi. Mỗi thời kỳ, xã hội sẽ quan niệm khác nhau. Sự phô diễn cơ thể cũng giống như một thứ nghệ thuật của cuộc sống. Rất nhiều thứ trong cuộc sống khó biết là đúng hay sai.
Nhà văn hóa này nêu tiếp ví dụ: Tà áo dài là nét đẹp văn hóa truyền thống của con gái Việt Nam. Tà áo dài có một điều rất đặc biệt. Nó kín nhưng cũng là hở.
Áo dài gần như che hết toàn bộ cơ thể của người phụ nữ nhưng thực ra cũng không che cái gì cả. Những cái đẹp nhất, hấp dẫn nhất trên cơ thể phụ nữ đều không bị che đi. Những đường cong của con gái luôn nổi lên rất rõ dưới tà áo dài. Đó chính là tính nghệ thuật của tà áo dài. Kín đáo mà vẫn thể hiện được cái đẹp.
Ông Thịnh kết luận, có những người con gái đẹp muốn phô cơ thể ra. Và chắc chắn cũng rất nhiều người có nhu cầu chiêm ngưỡng, thưởng thức.
"Ở lứa tuổi nào, dù già hay trẻ đều muốn được thưởng thức cái đẹp. Đó cũng là một trong những thứ hấp dẫn cuộc đời, để con người ta thấy đáng sống. Một nhu cầu rất con người, rất nhân văn." - Nhà văn hóa Ngô Đức Thịnh nói.
Theo 24h
Sách dành cho trẻ nhỏ dạy giết cô giáo Một cuốn sách dạy vẽ dành cho trẻ của nhà xuất bản Hồng Đức nhưng lại có quá nhiều hình ảnh bạo lực, gợi dục, không phù hợp với thuần phong mỹ tụcViệt Nam. Cuốn sách dạy vẽ truyện tranh phong cách Nhật Bản của NXB Hồng Đức với tựa đề: Nhập môn vẽ MANGA, được phát hành bởi Nhà sách Minh Lâm...