Sắp xây cầu dây văng Bình Khánh nối Nhà Bè và Cần Giờ
Hôm nay 8.5, ông Đặng Hữu Vị, Giám đốc Ban quản lý dự án đường cao tốc Bến Lức – Long Thành, thuộc Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) đã có buổi tiếp xúc với báo chí để thông tin về dự án này.
Dự án cao tốc Bến Lức – Long Thành có chi phí xây dựng cao do phụ thuộc vào địa hình, tỷ trọng chi phí cầu, hầm, xử lý nền đất yếu… – Ảnh: Mai Vọng
Theo ông Đặng Hữu Vị chi phí xây dựng dự án cao tốc Bến Lức – Long Thành cao do tuyến phải đi qua vùng địa chất, thủy văn rất phức tạp thuộc vùng ven biển, cửa sông ở khu vực Đông Nam bộ. Dự án đi qua khu vực Cần Giờ trên nền địa chất rất yếu. Tuyến đi qua vùng nhiều sông ngòi, vùng sình lầy nên phải xây dựng hơn 20 km cầu và cầu cạn.
Riêng từ Km 21 744 – Km 32 450 dài 10,7 km xây dựng 3 cầu lớn, trong đó đặc biệt có 2 cầu lớn có kết cấu dây văng là cầu Bình Khánh (qua sông Soài Rạp) dài 2,76 km nối huyện Nhà Bè và huyện Cần Giờ của TP.HCM, có khẩu độ nhịp chính dài 375 m, trụ chính cao 155 m.
Cầu Phước Khánh (qua sông Lòng Tàu) dài 3,18 km nối huyện Cần Giờ, TP.HCM với huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai, có khẩu độ nhịp chính dài 300 m, trụ chính cao 135 m; cả hai cầu có khổ tĩnh không thông thuyền cao 55 m nhằm đảm bảo cho các tàu biển lớn trọng tải trên 50.000 DWT qua lại. Hai cầu nói trên được thiết kế với quy mô tương tự cầu Cần Thơ.
Cũng vì phải qua vùng đất yếu, địa hình, địa chất phức tạp nên tuyến cao tốc có hơn 20 km cầu cạn, lại là cầu đôi và một phần dự án đi qua đường vành đai 3 của TP.HCM nên cần đến 6 nút giao (chi phí đầu tư mỗi nút giao khoảng từ 500 tỉ đồng đến cả nghìn tỉ đồng), hàng trăm cống hộp dân sinh, cống thoát nước cùng các công trình phụ trợ để đảm bảo quá trình vận hành khai thác như: trung tâm điều hành giao thông, trung tâm vận hành, bảo trì, trạm dịch vụ, trạm dừng xe, trạm thu phí… và hệ thống giao thông thông minh (ITS).
Video đang HOT
Ngoài ra, 47 km của dự án (đoạn tuyến Km 0 000 – Km 21 744 và 32 450 – 57 700) đi qua địa bàn TP.HCM và Đồng Nai thuộc khu đông dân cư nên chi phí giải phóng mặt bằng rất lớn và đi qua vùng địa chất phức tạp, phải xử lý nền đất yếu – cần xây dựng trên 9,3 km cầu và 37,7 km đường cao tốc 4 làn xe chạy.
Trong giai đoạn 1, cao tốc Bến Lức – Long Thành sẽ xây dựng theo tiêu chuẩn thiết kế gồm 4 làn xe tương đương tuyến TP.HCM – Trung Lương hay TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây.
Giai đoạn 2 sẽ mở rộng thêm vào thời điểm thích hợp, nhưng riêng khâu giải phóng mặt bằng đã làm luôn cho toàn dự án nên sẽ không tốn thêm kinh phí khi triển khai giai đoạn 2.
Mai Vọng
Theo Thanhnien
Dân phải sống cảnh "nhà không số, phố không tên" - Ai chịu trách nhiệm?
Theo báo cáo của UBND TP.HCM, đến thời điểm này, TP đã thu hồi 536 dự án "treo" và điều chỉnh cũng như lập mới gần 300 đồ án quy hoạch trên địa bàn TP.
Tuy nhiên, trong phiên chất vấn Giám đốc Sở TNMT Đào Anh Kiệt ngày 10-7 tại kỳ họp HĐND TP.HCM, còn rất nhiều đại biểu và cử tri bức xúc về lĩnh vực này.
Một dự án treo ở xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh. Ảnh: VH
Đại biểu Nguyễn Văn Tùng dẫn ra một ví dụ về dự án khu dân cư Văn Lang tại ấp 5, xã Phong Phú, huyện Bình Chánh. Đây là dự án có quy mô gần 4ha, có quyết định thu hồi đất từ năm 2004 và đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 với đầy đủ hạ tầng. Tuy nhiên, đến thời điểm này đã 10 năm nhưng người dân không có đường đi vào. Không những thế, trong khu vực dự án cũng không có hệ thống đèn đường, người dân phải bỏ tiền túi mua bóng đèn, tự mắc bóng để phục vụ cho việc đi lại.
"Dự án cũng ở trong tình trạng nhà không số, phố không tên gây bất tiện cho người dân trong việc giao dịch. Ngoài ra chủ đầu tư chỉ thi công lòng đường mà chưa làm vỉa hè khiến cây cối mọc um tùm, vệ sinh môi trường bị ảnh hưởng", đại biểu Tùng phản ánh thêm.
Các đại biểu kể thêm dự án cây xanh cách ly gần 7ha ở khu công nghiệp Lê Minh Xuân đã "treo" 16 năm, dự án khu đô thị lấn biển Cần Giờ "ngâm" 6 năm, quy hoạch khu liên ấp 2-3, huyện Nhà Bè đã hơn 13 năm chưa triển khai...
Tại phiên chất vấn, bốn cử tri tại quận 7, Nhà Bè, Bình Chánh bị ảnh hưởng bởi các dự án và quy hoạch chậm triển khai cũng gọi điện đến hội trường phản ánh bức xúc vì bị treo quyền lợi nhiều năm qua. Bà Nguyễn Thị Quyết Tâm, Chủ tịch HĐND TP bổ sung thêm một số dự án ở quận Thủ Đức không đảm bảo về hạ tầng ảnh hưởng lớn đến đời sống của người dân có liên quan...
Trả lời chất vấn của các đại biểu, ông Đào Anh Kiệt cho rằng dù TP đã xử lý hơn 500 dự án chậm triển khai. Tuy nhiên, còn nhiều dự án trước đó chưa rà soát hết, Giám đốc Sở TNMT hứa từ nay đến tháng 6-2015 sẽ rà soát và xử lý dứt điểm.
Liên quan đến dự án khu đô thị Văn Lang, ông Trần Trọng Tuấn, Giám đốc Sở Xây dựng lý giải nguyên nhân không có đường vào dự án là do chủ đầu tư chưa giải phóng xong mặt bằng để làm đường kết nối ra đường Nguyễn Văn Linh nên người dân phải đi nhờ đường của một dự án bên cạnh.
"Huyện Bình Chánh và Ban Quản lý Khu Nam TP đã xử phạt chủ đầu tư. Sở Xây dựng sẽ phối hợp với các đơn vị liên quan yêu cầu chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ thực và sớm hoàn thiện hạ tầng để đảm bảo cuộc sống người dân", ông Tuấn nói đồng thời cho biết, Sở này cũng đang thực hiện tổng kiểm tra các dự án nhà ở trên toàn TP để kiến nghị TP xử lý các khó khăn, vướng mắc của dự án và trách nhiệm của chủ đầu tư.
Ông Nguyễn Hữu Tín, Phó Chủ tịch UBND TP giải trình thêm, các dự án đã xoá "treo" thì mọi quyền lợi của người dân được đảm bảo. Các chính sách giải quyết quyền lợi của người dân đã được TP ban hành, nhưng trên thực tế người dân vẫn còn rất nhiều lo lắng, băn khoăn.
"Vấn đề nằm ở khâu tổ chức thực hiện của các địa phương, tới đây các chủ trương của TP về quyền lợi của người dân mà không thực hiện nghiêm túc thì chủ tịch UBND các quận, huyện sẽ bị kỷ luật", ông Tín khẳng định.
Bà Nguyễn Thị Quyết Tâm yêu cầu TP tiếp tục xem xét lại các đồ án quy hoạch, nếu không khả thi thì phải xem xét điều chỉnh. Đồng thời rà soát chặt chẽ việc đảm bảo xây dựng hạ tầng tại các dự án, nhằm đảm bảo kết nối hạ tầng đầy đủ khi người dân vào ở.
Theo Việt Hoa
Pháp luật Tp HCM
Xe cộ kẹt dài, phà lại nằm không Nhiều người đi phà Bình Khánh, huyện Cần Giờ, TP.HCM phản ánh thời gian gần đây tại bến phà này hay xảy ra tình trạng xe cộ kẹt dài vì phà chậm chuyến. "Có hôm người đi hướng Cần Giờ - TP.HCM đợi hơn 30 phút vẫn chưa được xuống phà. Dù xe cộ ùn ứ nhưng trên bến lại thấy có sáu,...