Sắp trình Thủ tướng Chiến lược quốc gia mới về tăng trưởng xanh
Việt Nam hoàn toàn có thể đi đầu trong khu vực về tăng xanh để phát triển bền vững trong 20 – 30 năm tới, dù mục tiêu tăng trưởng xanh không thể đạt được trong ngày một, ngày hai.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh điều này khi chủ trì Hội nghị tham vấn xây dựng Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045, hướng tới 2050, chiều 29/3.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng chủ trì Hội nghị. – Ảnh: MPI
Việt Nam đã sớm chủ động lựa chọn mô hình tăng trưởng xanh thông qua việc ban hành Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2012-2020, tầm nhìn 2050 vào cuối năm 2012 và triển khai cụ thể qua Kế hoạch hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2014-2020, với 4 chủ đề chính, 12 nhóm hoạt động và 66 nhiệm vụ hành động, phân định trách nhiệm cho các cơ quan, tổ chức chủ trì và phối hợp thực hiện.
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, sau 8 năm triển khai, Chiến lược 2012-2020 đã cơ bản đi đúng hướng, triển khai khá toàn diện. Việc thực hiện Chiến lược đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật thể hiện ở các nội dung xây dựng thể chế, nâng cao nhận thức. Một số mục tiêu chiến lược đã đạt được, mảng đầu tư xanh đã dần chiếm tỷ lệ ngày càng tăng trong cơ cấu đầu tư phát triển cả công và tư.
Bên cạnh những thành tựu đạt được, Chiến lược 2012-2020 vẫn còn những tồn tại, hạn chế như phương pháp luận chưa toàn diện dẫn đến thiếu định hướng và lộ trình khả thi trong thực hiện, giám sát và đánh giá các mục tiêu; khung huy động nguồn lực thực hiện Chiến lược chưa phát huy hết tiềm năng từ khu vực tư nhân; thiếu các giải pháp liên ngành, liên vùng dẫn đến những nỗ lực thực hiện Chiến lược chỉ mang tính đơn lẻ, hiệu quả chưa cao.
Trong khi đó, bối cảnh thế giới cho thấy tăng trưởng xanh đã trở thành xu hướng tất yếu với nhiều sáng kiến và cam kết quốc tế, như việc tăng đầu tư vào hoạt động sản xuất thông minh và sản phẩm công nghệ cao, Chính phủ số, đô thị thông minh… Đặc biệt, phục hồi tăng trưởng kinh tế theo hướng tăng trưởng xanh hay “phục hồi xanh” đang được nhiều quốc gia thúc đẩy trong bối cảnh đại dịch COVID-19.
Video đang HOT
Triển khai ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045, trình Thủ tướng Chính phủ vào tháng 6/2021, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiến hành xây dựng Chiến lược cho giai đoạn mới.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, việc xây dựng Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh 2030 hướng tới nền kinh tế trung tính cácbon (carbon neutral) trong dài hạn là ưu tiên hàng đầu trong bối cảnh mới, đặc biệt là xu hướng chuyển đổi số mạnh mẽ, giúp Việt Nam đón đầu cơ hội và sử dụng nguồn lực một cách hiệu quả.
Tăng trưởng xanh không những giúp đảm bảo bền vững về môi trường, nâng cao năng lực chống chịu của quốc gia trước biến đổi khí hậu và rủi ro thiên tai, dịch bệnh, mà còn tạo bình đẳng trong tiếp cận cơ hội và hưởng lợi của mọi người dân, không để ai bị bỏ lại phía sau trong quá trình phát triển, góp phần truyền tải, chia sẻ các giá trị nhân văn, các giá trị văn hóa cốt lõi, lối sống có trách nhiệm của từng con người và của toàn xã hội.
Theo ông Lê Việt Anh, Vụ trưởng Vụ Khoa học, Giáo dục, Tài nguyên và Môi trường (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh 2030 kế thừa có chọn lọc các kết quả của Chiến lược giai đoạn 2012-2020, hoàn thiện phương pháp luận để định lượng các mục tiêu và lộ trình thực hiện.
Các kịch bản tăng trưởng xanh cho toàn bộ nền kinh tế và từng ngành ưu tiên được xây dựng thông qua việc sử dụng các mô hình kinh tế kết hợp với các mô hình ngành, đặc biệt chú trọng phân tích chi phí – lợi ích và đánh giá tác động kinh tế – xã hội của Chiến lược, đảm bảo tính đồng bộ và tương thích với các mục tiêu thiên niên kỷ (SDGs) và Thỏa thuận Paris về giảm phát thải khí nhà kính.
Ông Lê Việt Anh, Vụ trưởng Vụ Khoa học, Giáo dục, Tài nguyên và Môi trường, phát biểu tại Hội nghị. – Ảnh: MPI
Đầu tư tư nhân đóng vai trò then chốt
Chiến lược hướng tới mục tiêu thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế xã hội, nhằm đạt được thịnh vượng về kinh tế, bền vững về môi trường và công bằng về xã hội; hướng tới nền kinh tế xanh, các-bon trung tính; có năng lực chống chịu và ứng phó hiệu quả với các cú sốc bên ngoài, góp phần hạn chế sự tăng nhiệt độ theo mục tiêu toàn cầu.
Mục tiêu cụ thể, Chiến lược hướng tới giảm cường độ phát thải khí nhà kính so với GDP đến năm 2030, 2040, 2050; xanh hóa các ngành kinh tế; xanh hóa lối sống và tiêu dùng bền vững; nâng cao chất lượng cuộc sống, năng lực chống chịu với các cú sốc bên ngoài, đảm bảo bình đẳng trong tiếp cận cơ hội và kết quả của quá trình chuyển đổi xanh.
“Tăng trưởng xanh định hướng đầu tư và huy động nguồn lực vào công nghệ tiên tiến, chuyển đổi số, kết cấu hạ tầng thông minh và bền vững; sử dụng hiệu quả các nguồn vốn tự nhiên, cải thiện và nâng cao chất lượng môi trường; tạo động lực để đầu tư tư nhân đóng vai trò then chốt”, ông Lê Việt Anh nhấn mạnh.
Tại Hội nghị, đại diện các bộ, ngành, đại sứ quán các nước (Hàn Quốc, Hà Lan, Anh Quốc…), tổ chức quốc tế, đối tác phát triển (Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển châu Á, UNDP, UNIDO, UNICE, GiZ, KOICA, AFD, USAid…) cùng các chuyên gia đã có nhiều ý kiến góp ý sâu sắc và nhất trí cao với những điểm mới, khả thi, đặc biệt là tính tổng thể bao trùm nhưng định lượng được của Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn tới đây và tin tưởng Chiến lược sẽ hiện thực hóa khát vọng của Việt Nam với sự đồng lòng của tất cả các bên liên quan. Các quốc gia, đối tác phát triển và các tổ chức quốc tế cam kết sẽ đồng hành và hỗ trợ Việt Nam trong việc triển khai thực hiện Chiến lược.
Kết luận cuộc họp, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh việc xây dựng Chiến lược có tầm quan trọng đặc biệt trong đinh hướng phát triển đất nước nhằm triển khai thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII, Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 10 năm 2021-2030, Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2021-2025, 2026-2030. Trong thời gian tới, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ tiếp tục tổ chức các cuộc họp tham vấn với các bên liên quan ở tất cả các cấp với sự hỗ trợ và đồng hành của các bộ, ngành, cơ quan, các tổ chức trong nước và quốc tế, cộng đồng doanh nghiệp, các chuyên gia,… để hoàn thiện dự thảo Chiến lược trình Thủ tướng Chính phủ vào tháng 6/2021.
Vĩnh Long sẽ làm gì để đạt được chiến lược đảm bảo trật tự ATGT 2021 -2030?
UBND tỉnh Vĩnh Long vừa có kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược quốc gia bảo đảm trật tự ATGT đường bộ giai đoạn 2021 -2030.
Vĩnh Long phấn đấu đến năm 2030, không để xảy ra ùn tắc giao thông trên các tuyến QL, các tuyến giao thông chính.
Ngày 22/3, ông Mai Hoàng Minh, Chánh VP Ban ATGT tỉnh Vĩnh Long cho biết, UBND tỉnh này vừa có quyết định phê duyệt kế hoạch hành động thực hiện chiến lược quốc gia bảo đảm trật tự ATGT đường bộ giai đoạn 2021 -2030 trên địa bàn tỉnh.
Theo kế hoạch, về kết cấu hạ tầng giao thông, đến năm 2030, tỉnh sẽ xóa bỏ các điểm đen, điểm tiềm ẩn TNGT trên hệ thống đường bộ; Các tuyến đường bộ xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo được xem xét xây dựng làn đường dành riêng cho mô tô, xe gắn máy, xe đạp và bảo đảm an toàn cho các đối tượng tham gia giao thông dễ bị tổn thương; Lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ và chống tái lấn chiếm trên tất cả các tuyến đường tỉnh, QL.
"Phấn đấu đảm bảo 100% các tuyến đường bộ xây dựng mới, nâng cấp cải tạo và đang khai thác được thẩm tra, thẩm định an toàn giao thông theo quy định; 100% các tuyến đường QL, đoạn đi qua địa bàn tỉnh được lắp đặt hệ thống camera giám sát giao thông; 100% hệ thống đường tỉnh, 50% hệ thống đường huyện được xây dựng và lắp đặt đầy đủ các công trình, trang thiết bị bảo đảm ATGT; 100% khu vực cổng trường học nằm trên các tuyến QL, tỉnh lộ, các đường trục chính đô thị được tổ chức giao thông bảo đảm an toàn, thông suốt", kế hoạch nêu rõ.
Đặc biệt, sẽ không để xảy ra ùn tắc giao thông trên các tuyến QL, các tuyến giao thông chính.
Về phương tiện giao thông, đến thời điểm trên, toàn tỉnh sẽ loại bỏ hoàn toàn loại hình xe cơ giới hết niên hạn sử dụng. Đồng thời triển khai kiểm soát phát thải khí thải định kỳ đối với mô tô, xe gắn máy có động cơ xăng tham gia giao thông.
Để triển khai thực hiện, UBND tỉnh đã đề ra 7 giải pháp, giao Sở GTVGT chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành thường xuyên rà soát, tham mưu UBND tỉnh ban hành các quy định việc ứng dụng công nghệ thông tin phù hợp với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư vào lĩnh vực bảo đảm trật tự ATGT đường bộ. Xây dựng cơ chế chính sách khuyến khích phát triển vận tải khách công cộng trên các tuyến đường chính qua các tỉnh, thành phố lân cận.
Bên cạnh đó, nâng cấp thiết bị để ứng dụng khai thác cơ sở dữ liệu thiết bị giám sát hành trình và camera giám sát trên các xe ô tô kinh doanh vận tải, đảm bảo phục vụ có hiệu quả cho các cơ quan chức năng về thanh tra, tuần tra kiểm soát và xử lý vi phạm.
Sở chủ trì, phối hợp với UBND cấp huyện và các ngành có liên quan triển khai Kế hoạch chống lấn chiếm hành lang an toàn đường bộ trên các đường tỉnh.
UBND tỉnh cũng giao công an chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành thường xuyên rà soát, tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật trong hoạt động giám sát, tuần tra, kiểm soát về trật tự ATGT phù hợp với đặc điểm tình hình của tỉnh.
Đồng thời, thường xuyên, liên tục thực hiện chuyên đề tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm nồng độ cồn, sử dụng chất ma tuý, đặc biệt tập trung vào đối tượng là lái xe chuyên nghiệp như: lái xe tải, xe container, xe khách tuyến cố định liên tỉnh; các hành vi tổ chức đua mô tô, ô tô trái phép.
Quân đội tích cực ứng phó sự cố thiên tai, tìm kiếm cứu nạn Từ năm 2015 đến nay, các Bộ, ngành, địa phương đã điều động gần 1.346.600 lượt người, hơn 44.700 lượt phương tiện ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn. Xử lý hiệu quả gần 11.500 vụ, cứu được hơn 19.200 người, hơn 1.000 phương tiện. Chiến lược quốc gia phòng, chống thiên tai xác định mục tiêu cụ thể...