Sắp triển khai thu phí trên đại lộ Thăng Long?
Sở Giao thông vận tải Hà Nội đang tính chuyện áp dụng hàng loạt biện pháp quản l&yacutng Long. Tuy nhiên, để áp dụng các biện pháp này, Sở này cũng dự định sẽ thu phí các phương tiện chạy qua để bù chi phí.
Theo dự thảo đề án Thí điểm hệ thống quản lý giao thông thông minh trên Đại lộ Thăng Long do Sở Giao thông vận tải trình bày trước lãnh đạo UBND Hà Nội ngày hôm qua (23/8), các thành phần cơ bản của hệ thống giao thông thông minh gồm các nội dung chủ yếu như: hệ thống đếm và phân loại phương tiện giao thông tự động dùng để đếm các phương tiện tham gia giao thông; hệ thống camera giám sát dùng cho việc giám sát các hoạt động giao thông diễn ra trên truyến; hệ thống bảng báo hiệu tự động (VMS) cung cấp các thông tin xác thực trên tuyến đường tới người điểu khiển phương tiện; hệ thống truyền dữ liệu đảm bảo kết nối toàn bộ các thiết bị trong hệ thống; trung tâm điều hành là trụ sở làm việc và điều hành hoạt động của Trung tâm quản lý đường cao tốc; trạm thu phí; phần mềm quản lý giao thông thông minh; hệ thống Kiểm soát xe quá khổ, quá tải.
Đặc biệt, nhằm hoàn vốn đầu tư cho ngân sách, đồng thời, tạo nguồn thu tiếp tục đầu tư các tuyến đường khác trên địa bàn; tạo nguồn thu để thực hiện công tác quản lý, duy tu, duy trì cơ sở hạ tầng đại lộ Thăng Long, dự thảo đề xuất thành phố cho phép tổ chức thu phí tại đại lộ Thăng Long.
Theo đề án, thành phố sẽ tổ chức quy trình thu phí đóng; thu theo loại xe, tải trọng và thực tế quãng đường đi. Hình thức thu phí chủ yếu là trả phí không dùng tiền mặt (ETC) thông qua tài khoản đăng ký trước với hệ thống, hoặc thẻ trả trước với mệnh giá khác nhau.
Hà Nội đang tính chuyện thu phí ô tô chạy trên đại lộ Thăng Long.
Video đang HOT
Trong giai đoạn đầu, hệ thống thu phí đường cao tốc sẽ sử dụng hai hình thức là giao dịch thu phí với thiết bị điện tử (ETC) và giao dịch thu phí có người kiểm soát (MTC) để thực hiện thu phí qua thẻ và có thể thu phí tiền mặt trong giai đoạn chuyển tiếp, về lâu dài sẽ bỏ hẳn việc thu phí bằng tiền mặt.
Phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo đồng tình về sự cần thiết phải triển khai hệ thống quản lý giao thông thông minh trên đại lộ Thăng Long và khẳng định rằng, chủ trương của thành phố là ứng dụng công nghệ thông tin, tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm quản lý giao thông. Đồng thời, để thực hiện công tác quản lý, khai thác mạng lưới giao thông trên địa bàn một cách linh hoạt, đặc biệt là hệ thống đường cao tốc, giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông, đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân.
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội cho rằng, trước mắt, việc xây dựng, triển khai đề án sẽ làm cơ sở để tiến hành mở rộng mô hình quản lý giao thông thông minh trên các tuyến cao tốc khác, các tuyến đường trục chính đô thị, đường vành đai, đường quốc lộ hướng tâm và toàn bộ mạng lưới đường trên địa bàn thành phố đảm bảo giao thông thông suốt, an toàn, đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân.
Trước đề xuất của Sở Giao thông vận tải Hà Nội về việc triển khai trạm thu phí trên đại lộ Thăng Long, lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội đề nghị Sở lập riêng đề án trong đó cũng áp dụng công nghệ thông tin, khoa học kỹ thuật hiện đại trong tháng 9 hoàn thành để tháng 10 UBND TP trình Thủ tướng phê duyệt.
Liên quan đến việc thu phí này, khoảng tháng 10/2011, sau khi đại lộ Thăng Long được thông xe và đưa vào sử dụng được một năm, lấy lý do thiếu vốn để mở rộng đầu tư các tuyến đường khác, Bộ Giao thông vận tải đã đề nghị Chính phủ cho phép thu phí các phương tiện đi trên đại lộ Thăng Long.
Tuy nhiên, đề xuất này sau đó đã bị Bộ Kế hoạch và Đầu tư bác bỏ và cho rằng, đề nghị thu phí Đại lộ Thăng Long để bổ sung nguồn vốn của Nhà nước để đầu tư phát triển hệ thống đường cao tốc của Bộ Giao thông là “chưa phù hợp”.
Theo Bộ Kế hoạch và đầu tư, dự án đại lộ Thăng Long được đầu tư với tổng mức đầu tư khoảng 7.527 tỷ đồng, trong đó vốn Ngân sách Trung ương khoảng 1.840 tỷ đồng. Hiện nay, dự án đã hoàn thành và được giao cho thành phố Hà Nội quản lý và khai thác. Do đó, việc Bộ Giao thông Vận tải đề nghị thu phí Đại lộ Thăng Long để đầu tư phát triển hệ thống đường cao tốc do Bộ Giao thông Vận tải quản lý là “chưa phù hợp”.
Đại lộ Thăng Long (Hà Nội) dài dài 28km, rộng 140m, gồm 2 dải đường cao tốc quy mô mỗi chiều 3 làn xe; 2 dải đường đô thị 2 làn xe; dải phân cách giữa; 2 dải đất dự trữ và dải trồng cây xanh, vỉa hè.
Được thông xe vào đúng dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội. Đây được coi là tuyến đường cao tốc hiện đại, là trục giao thông chính nối liền Thủ đô Hà Nội với các huyện của ngõ phía Tây Thủ đô cũng như kết nối Thủ đô với các tỉnh phía Tây Bắc, phục vụ phát triển kinh tế – xã hội các địa phương nơi tuyến đường đi qua. Cao tốc này cho phép các phương tiện chạy với tốc độ cao, do đó, việc quản lý, vận hành, khai thác cũng như xử lý vi phạm, xử lý các sự cố đòi hỏi có các trang thiết bị chuyên dụng, đồng bộ, ứng dụng công nghệ hiện đại.
Tùng Nguyễn
Theo_VnMedia
Hà Nội cho phép trông xe dưới gầm cầu đường trên cao
Lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải và UBND Hà Nội vừa thống nhất sẽ cho phép trông giữ xe dưới gầm cầu ở đường trên cao thuộc tuyến vành đai 3, tuy nhiên sẽ chỉ được phép ở từng đoạn phù hợp sau khi đã khảo sát.
Sáng 4/4, lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải đã có buổi làm việc với lãnh đạo UBND Hà Nội, các sở, ngành liên quan về việc quản lý các điểm trông giữ xe dưới gầm cầu, dọc tuyến đường trên cao vành đai 3 Hà Nội từ Bắc Linh Đàm đến điểm nối quốc lộ 5.
Tại cuộc họp, đại diện Bộ Giao thông vận tải cho biết tuyến đường trên cao vành đai 3 sau khi hoàn thành và đưa vào sử dụng, đoạn từ Bắc Linh Đàm đến Mai Dịch, đơn vị này đã cho trồng cỏ và dây leo rất đẹp. Tuy nhiên, đoạn từ Bắc Linh Đàm đến điểm nối quốc lộ 5, dưới gầm cầu có rất nhiều điểm trông giữ xe rất lộn xộn và nhếch nhác.
Do đó, để tạo sự đồng nhất của tuyến đường, đại diện Bộ Giao thông vận tải đề nghị Hà Nội giải tỏa toàn bộ các điểm trông giữ xe dưới khu vực gầm cầu, trả lại không gian để trồng cây xanh.
Tham dự cuộc họp, ông Nguyễn Quốc Hùng, Giám đốc Sở Giao thông vận tải cho biết, với 3 điểm trông giữ xe dưới gầm cầu Ngã Tư Sở, Ngã Tư Vọng, Chương Dương sau khi có "lệnh" của Bộ Giao thông vận tải và UBND thành phố, đơn vị này đã tiến hành giải tỏa ngay. Còn lại các điểm trông giữ xe tại gầm cầu đường trên cao thuộc tuyến vành đai 3 do đơn vị khác của thành phố quản lý. Tuy nhiên, với trách nhiệm quản lý chung, Sở Giao thông vận tải đã có văn bản nhắc nhắc, yêu cầu Công ty khai thác điểm đỗ Hà Nội thực hiện đúng quy định.
Nhan nhản các điểm trông giữ xe dưới gầm cầu đường trên cao thuộc tuyến vành đai 3 Hà Nội đoạn từ Bắc Linh Đàm đến Pháp Vân.
"Quan điểm của chúng tôi là sẽ thu hồi hết các điểm trông giữ xe ở gầm cầu theo chị đạo của Bộ Giao thông vận tải và lãnh đạo thành phố. Tuy nhiên, Hà Nội hiện thiếu rất nhiều điểm đỗ giao thông tĩnh cho nên cần rà soát lại nhu cầu trông giữ xe của nhân dân để bố trí cho hợp lý. Không nên trồng cỏ hết trong khi nhu cầu về điểm đỗ đang thiếu", ông Hùng nêu ý kiến.
Đồng tình với quan điểm trên, ông Nguyễn Văn Khôi, Phó Chủ tịch UBND Hà Nội cho biết, việc trông giữ xe tại một số điểm ở gầm cầu thuộc đường vành đai 3, trước đây Hà Nội đã có ý kiến xin phép và lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải đã đồng ý. Tuy nhiên, việc này chỉ phù hợp với từng giai đoạn, bây giờ Bộ Giao thông có ý kiến yêu cầu giải tỏa thì thành phố đồng tình.
Tuy nhiên, hiện diện tích trông giữ xe trên địa bàn thành phố quá thiếu, vì thế nên xem xét chỗ nào nên trồng cỏ, chỗ nào có thể cho phép trông xe thì nên triển khai.
Ông Phó Chủ tịch UBND Hà Nội đề nghị, lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải giao cho Thanh tra Bộ Giao thông vận tải và Thanh tra Sở Giao thông vận tải kiểm tra, khảo soát lại đoạn toàn bộ tuyến đường dưới gầm cầu đường vành đai 3 xem khu nào nên trồng cỏ, đoạn nào nên trông xe.
"Những điểm trông xe thì cần phải được rào chắn lại và phải tổ chức trông giữ xe theo mục đích công cộng, chứ không được phép kinh doanh", ông Phó Chủ tịch UBND Hà Nội nói.
Trước đề xuất của đại diện UBND Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Hồng Trường, cơ bản đồng tình với đề xuất của đại diện lãnh đạo UBND Hà Nội, tuy nhiên, ông cũng lưu ý, chỉ nên tận dụng diện tích trông xe vừa phải.
"Với điểm trông giữ xe dưới gầm cầu Pháp Vân, đây là khu vực cửa ngõ của Thủ đô, nhiều người đã có ý kiến, nhân dân cũng không đồng tình nên phải cương quyết xử lý. Còn những điểm trông giữ xe khác cần phải xem xét kỹ", Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Hồng Trường nói.
Từ cuối năm 2010 đến đầu năm 2011, sau khi tuyến đường trên cao từ Bắc Linh Đàm - cầu Thanh Trì được hoàn thành, UBND Hà Nội đã 3 lần có văn bản gửi Bộ Giao thông vận tải xin quản lý tuyến đường này. Tuy nhiên, sau khi được giao, Hà Nội gần như buông lỏng quản lý, gây ra tình trạng rào chắn trông giữ xe bừa bãi, gây bức xúc trong dư luận.
Tại khu vực này, ngoài việc quây rào để chia chác chỗ trông giữ xe, thì các điểm rửa xe cũng thoải mái quây lô, cắm biển. Ngoài ra, hàng loạt các loại hình dịch vụ khác như cửa hàng tạp hoá, quán ăn, giải khát, thậm chí cả dịch vụ cầm đồ... cũng vô tư mọc lên dưới khu vực gầm cầu như là một khu sản xuất, buôn bán sầm uất.
Cùng với đó là biển hiệu quảng cáo treo la liệt, lộn xộn trông rất mất mỹ quan, thì nhiều cá nhân còn tự ý quân tôn, dựng nhà thép, mà nhìn vào thì nhiều người cứ ngỡ khu vực này đã được cấp cho các doanh nghiệp!.
Bức xúc với cách quản lý trên của Hà Nội, Bộ Giao thông vận tải đã phải ra văn bản yêu cầu Hà Nội không được tổ chức trông giữ xe dưới gầm cầu và nhanh chóng giải tán các điểm trông giữ xe trên.
Theo vietbao
Hà Nội yêu cầu làm rõ việc mất phôi sổ đỏ UBND Hà Nội yêu cầu Sở Tài nguyên Môi trường và các quận, huyện thanh tra việc quản lý, sử dụng phôi giấy chứng nhận và làm rõ trách nhiệm người làm mất phôi. Phó Chủ tịch UBND Hà Nội Vũ Hồng Khanh vừa yêu cầu Sở Tài nguyên và Môi trường và UBND các quận, huyện, thị xã thanh tra việc quản...