Sắp tới, VN sẽ có động đất, sóng thần?
Theo chu kỳ, Việt Nam có thể sẽ hứng chịu nhiều trận động đất, dư chấn động đất và sóng thần lớn trong thời gian tới.
Sau thảm họa động đất, sóng thần ở Nhật Bản, động đất đã trở thành nỗi lo thường trực của nhiều người dân Việt Nam.
Có thể một chu kỳ động đất mới đã bắt đầu
TS Lê Huy Minh, Giám đốc Trung tâm Báo tin động đất và Cảnh báo sóng thần (Viện Vật lý Địa cầu), cho rằng sở dĩ vừa qua liên tục xảy ra động đất vì Việt Nam còn các hệ thống đứt gãy hoạt động phức tạp, như: đứt gãy Lai Châu – Điện Biên, đứt gãy sông Mã, đứt gãy Sơn La, đới đứt gãy sông Hồng, đới đứt gãy sông Cả, đứt gãy kinh tuyến 1090 -1100…
Trạm dự báo động đất ở Sơn La (Ảnh: Tư liệu Viện Vật lý địa cầu)
Nghiên cứu lịch sử động đất ở Việt Nam cho thấy cứ 20 – 30 năm lại xuất hiện động đất trên 6 độ Richter. Cụ thể, năm 1923 có động đất mạnh 6,1 độ Richter ở ngoài khơi Vũng Tàu – Phan Thiết; năm 1935, động đất mạnh 6,5 độ Richter ở đới đứt gãy sông Mã và năm 1983, động đất mạnh 6,8 Richter ở Tuần Giáo, Điện Biên.
GS Nguyễn Tình Xuyên, nguyên phó viện trưởng Viện Vật lý Địa cầu, Viện Khoa học – Công nghệ Việt Nam, đặt giả thiết do trục trái đất bị thay đổi từ thảm họa động đất tại Nhật Bản ngày 11-3 nên có thể làm thay đổi trạng thái trong lòng đất. “Vì thế, ít nhiều nó sẽ tác động gián tiếp đến những trận động đất khác. Có thể một chu kỳ động đất mới đã bắt đầu” – GS Xuyên nhận định.
Theo các kết quả nghiên cứu đã được thực hiện tại Viện Vật lý Địa cầu, các vùng nguồn động đất ở khu vực biển Đông và lân cận có thể gây nên sóng thần ảnh hưởng tới vùng bờ biển Việt Nam như: Riukiu Đài Loan, đới hút chìm Manila, biển Sulu, biển Celebes, vùng biển Ban Đa, Bắc biển Đông, Palawan và Tây biển Đông. Theo tính toán của Bộ Tài nguyên – Môi trường, nếu khu vực rãnh nước sâu Manila xảy ra động đất cường độ 8,3 độ Richter thì có thể tạo nên sóng thần cao 6,2 m ở Quảng Ngãi và 2,1 m ở Nha Trang.
Video đang HOT
Vì sao có nhiều hiện tượng lạ?
Ngày 4-5, tại thị trấn Di Linh, huyện Di Linh – Lâm Đồng, khu vực giao nhau giữa đường Hai Bà Trưng và Nguyễn Văn Trỗi xuất hiện một vết nứt rộng 10 cm và dài khoảng 500 m, kéo theo hàng loạt nhà dân bị xé nền, nứt tường, có nhà còn bị sập. Đáng chú ý, Lâm Đồng là địa bàn ít chịu tác động của núi lửa và động đất. Rất nhiều người dân đã hoảng loạn trước hiện tượng này.
PGS-TS Nguyễn Hồng Phương, Phó Giám đốc Trung tâm Báo tin động đất và Cảnh báo sóng thần, cho rằng nhiều khả năng đây là hiện tượng địa chất thủy văn liên quan đến hoạt động khai thác nước ngầm quá mức, không liên quan đến động đất và núi lửa. Dù vậy, không loại trừ đây là hoạt động địa chất bởi khu vực bị nứt ở thị trấn Di Linh nằm trong đới ảnh hưởng của đứt gãy Bảo Lâm – Tân Hiệp. Đứt gãy Bảo Lâm – Tân Hiệp là đứt gãy vuông góc với hai đới đứt gãy lớn Đa Nhim – Biên Hòa và Tuy Hòa – Biên Hòa. Đây là hai đứt gãy lớn nhất đi qua địa bàn tỉnh Lâm Đồng và có nguy cơ xảy ra động đất đến 5,5 độ Richter.
Mạng lưới trạm dự báo động đất ở Việt Nam
Một hiện tượng khác cũng đáng lo ngại không kém là việc phun bùn tại Ninh Thuận, nơi được chọn để xây nhà máy điện hạt nhân. Vào đầu tháng 2-2011, tại xã Lợi Hải, huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận, xuất hiện 4 ụ đất lạ liên tục đùn bùn lên. Điểm phun trào lớn nhất có đường kính khoảng 2,2 m và nhỏ nhất khoảng 1,2 m.
TS Doãn Đình Lâm, Trưởng Phòng Trầm tích (Viện Địa chất, Viện Khoa học – Công nghệ Việt Nam), cho biết đây là hiện tượng liên quan đến hoạt động của các túi khí dưới lòng đất. Những điểm có bùn phun trào nằm trong khu vực liên quan đến hoạt động nhiệt độ ở sâu trong lòng đất. Các túi khí này lớn dần và khi tầng chắn yếu đi thì có thể trồi lên trên. Trên đường đi, nếu gặp tầng bùn đất nhão (natri cacbonat), nó sẽ đưa cả lên mặt đất.
Theo TS Lê Huy Minh, các hiện tượng trên ít nhiều đều liên quan tới hoạt động địa chất, hoạt động của các đới đứt gãy. Những hiện tượng này cho thấy vỏ trái đất ở khu vực Việt Nam không hoàn toàn bình ổn, động đất cần được theo dõi. Theo chu kỳ, Việt Nam có thể sẽ hứng chịu nhiều trận động đất, dư chấn động đất và sóng thần lớn trong thời gian tới.
Khó dự báo động đất
Theo các nhà khoa học, không chỉ ở Việt Nam, các nước tiên tiến như: Nhật Bản, Mỹ cũng không thể dự báo chính xác thời điểm xảy ra động đất. Chính vì vậy Nhật Bản mới bị thiệt hại lớn trong trận động đất vừa qua.
Trong thời gian tới, Việt Nam sẽ có 30 trạm dự báo động đất và sóng thần phân bố khắp cả nước. Trong đó, có 8 trạm đặt cả máy ghi địa chấn và GPS liên tục.
Theo NLD
Lào Cai vừa chịu một dư chấn động đất
Vào lúc 23 giờ 27 phút đêm 19/4, trên địa phận thành phố Lào Cai (tỉnh Lào Cai) đã có nhiều người dân cảm nhận được dư chấn của động đất với cảm giác như một xe tải chạy qua.
Một góc thành phố Lào Cai.
Sáng 20/4, ông Trần Phúc Thạnh, Giám đốc Đài Vật lý địa cầu Sa Pa xác nhận đêm 19/4, tại khu vực Tây Bắc tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) có xảy ra trận động đất mạnh 4,5 độ Richter, tâm chân ở độ sâu 23km.
Trước đó, khoảng 21 giờ ngày 24.3, từ phía Vân Nam, Trung Quốc, cũng có trận động đất nhỏ, dư chấn tác động đến Lào Cai ở cấp 3, nên rất ít người cảm nhận được.
Cả hai đợt dư chấn này cường độ nhẹ và không gây thiệt hại về vật chất, nhưng ít nhiều đã có ảnh hưởng đến tâm lý của người dân Lào Cai.
Để giải thích rõ cho người dân, ông Nguyễn Phúc Thạch, Giám đốc Đài Vật lý địa cầu Sa Pa cho biết sau trận động đất ở Nhật Bản ngày 11/3 vừa qua, nhiều nơi trên thế giới đã xảy ra động đất với cường độ khác nhau, trong khi đó Lào Cai nằm trong vùng có nguy cơ xảy ra động đất và ảnh hưởng của động đất từ các vùng lân cận.
Từ trước đến nay, mặc dù chưa ghi nhận được chấn tâm động đất ở Lào Cai, nhưng nhiều vùng lân cận đã xảy ra và Lào Cai đã có một số lần bị ảnh hưởng. Trận động đất tại khu Tây Nam Trung Quốc tối 24/3 và 19/4 có thể do chuỗi các trận động đất tại Nhật Bản đã "kích hoạt" gây nên.
Cũng theo ông Trần Phúc Thạnh, khu vực Tây Bắc Việt Nam giới hạn từ sông Hồng đến sông Mã là vùng đã và đang trong quá trình hoạt động kiến tạo mạnh mẽ, có cấu trúc địa chất phức tạp. Lào Cai nằm trên đới đứt gãy sông Hồng-sông Chảy, là đới đứt gãy lớn, hoạt động mạnh nhất trên lãnh thổ Việt Nam.
Tại những đới đứt gãy, hoạt động kiến tạo diễn ra thường xuyên và đây là nguyên nhân cơ bản xảy ra động đất, lở núi... Vấn đề đặt ra là phòng, chống động đất như thế nào, chứ không phải là vấn đề có xảy ra hay không.
Từ năm 1983 đến 2010, Đài Vật lý địa cầu Sa Pa đã ghi nhận được gần 500 trận động đất có M (độ lớn) = 3.0-6.8 xảy ra ở vùng Tây Bắc và lân cận. Tại Tuần Giáo, Lai Châu, năm 1983 từng xảy ra động đất M 6.7, gần đây nhất là động đất ở Điện Biên có độ lớn M 5.3 ngày 19/2/2001 gây thiệt hại lớn. Các trận động đất trên đã gây chấn động cấp 6, cấp 7, cấp 8 trên diện tích rộng. Tất cả các trận động đất trên đều gây chấn động cấp 6 ở Lào Cai.
Theo các nhà địa chất, việc phòng, chống động đất không giống với phòng, chống lụt bão hàng năm, không thể hàng ngày dự trữ sẵn dụng cụ phòng chống. Đã đến lúc cần thiết đặt tiêu chuẩn kháng chấn cho các công trình xây dựng, công trình giao thông, quốc phòng.
Giải pháp trước mắt cũng như lâu dài ở Lào Cai nói riêng và các tỉnh miền núi nói chung là làm cho mỗi người dân hiểu biết về các biện pháp phòng, chống động đất, tức là đưa kiến thức phổ thông về động đất đến với từng người.
Theo TTXVN/Vietnam
Hà Nội rung lắc vì dư chấn động đất cấp 5 Khoảng 21h tối 24.3, Hà Nội bị rung động do ảnh hưởng của trận động đất mạnh 7 độ richter ở khu vực biên giới ba nước Lào, Thái Lan, Myanmar. Bản đồ dư chấn động đất Người dân Hà Nội ở hàng loạt chung cư cao tầng tại các khu vực Trung Hòa - Nhân Chính, Thụy Khuê, Thanh Xuân, Linh Đàm......











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Cô giáo bị xe container tông tử vong trên đường đi dạy về

Kết quả nồng độ cồn của tài xế 'xe điên' tông 3 người thương vong

Vụ huyện bị tố "ăn nợ nhiều năm không chịu trả": Chủ nhà hàng nhận đủ tiền

Vụ lái ô tô sống ảo làm nát bãi rêu Ninh Thuận: Người trong cuộc nói gì?

Phụ huynh tố trường dạy thêm thu tiền bất chấp Thông tư 29

Phát hiện thi thể nam giới dưới chân tòa chung cư cao cấp

Công ty trồng rau theo chuẩn VietGAP "núp bóng" nuôi gà

6 trận động đất liên tiếp xảy ra ở Kon Tum

40 mỏ vàng mới được phát hiện ở Tây Bắc có dễ khai thác?

Thực hư thông tin về "virus lạ" khiến bệnh nhân ho ra máu ở Nga

Bé trai 9 tuổi ngủ quên trên cây xoài, cả làng đổ xô đi tìm

Công an Quảng Nam thông tin về vụ việc 'gây sốc' lan truyền trên mạng xã hội
Có thể bạn quan tâm

Vô tình gặp lại chồng cũ, tôi thấy trái tim xuyến xao nhưng khi anh hỏi có muốn tái hợp không, tôi lại sợ hãi vội lắc đầu
Góc tâm tình
05:55:21 06/04/2025
Nguyễn Xuân Son tập luyện trên sân cỏ trở lại
Sao thể thao
22:53:03 05/04/2025
Hy vọng cho Kim Soo Hyun: Phim của Yoo Ah In vẫn phát hành bất chấp scandal nghiêm trọng
Hậu trường phim
22:42:57 05/04/2025
Bê bối của Hoa hậu Thùy Tiên lan tới Thái Lan
Sao việt
22:30:07 05/04/2025
Xử lý người đàn ông bịa đặt "công an thu tiền của con bạc rồi thả về"
Pháp luật
22:22:23 05/04/2025
Bom tấn 'Nhiệm vụ: bất khả thi - Nghiệp báo cuối cùng' của Tom Cruise ra rạp
Phim âu mỹ
22:17:39 05/04/2025
Tình cũ Jennie trở lại không chút bọt sóng, nhạc dở đến mức netizen phải công nhận "không flop mới lạ"
Nhạc quốc tế
21:13:49 05/04/2025
Chế độ ăn có ích nhất ở tuổi 40 giúp tuổi 70 lão hóa khỏe mạnh
Sức khỏe
21:11:25 05/04/2025
Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sánchez sắp thăm Việt Nam
Thế giới
21:08:17 05/04/2025
Nghề rùng rợn, lóc xương rắn, lột xác chó nhà... bán hàng chục triệu đồng
Lạ vui
20:35:53 05/04/2025