Sắp tới, giáo viên có Bằng thạc sỹ được hưởng mức lương bao nhiêu?
Gọi điện đến Đường dây nóng ANTĐ, nhiều bạn đọc hỏi: Từ 20-3, giáo viên có Bằng thạc sỹ xếp lương ra sao? Chứng chỉ chức danh nghề nghiệp của giáo viên có thời hạn không?
Điều 72 Luật Giáo dục 2019 quy định về trình độ chuẩn của nhà giáo. Theo đó, giáo viên mầm non có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên; Giáo viên tiểu học, trung học cơ sở (THCS), trung học phổ thông (THPT): Bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên. Nếu môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm.
Về việc xếp hạng cho giáo viên có bằng thạc sĩ, Thông tư 01, 02, 03 và 0 của Bộ GD&ĐT có hiệu lực từ 20-3 quy định, giáo viên THPT hạng I có Bằng thạc sĩ trở lên thuộc ngành đào tạo giáo viên đối với giáo viên THPT.
Giáo viên THCS hạng I có Bằng thạc sĩ trở lên thuộc ngành đào tạo giáo viên với giáo viên THCS hoặc Bằng thạc sĩ trở lên chuyên ngành phù hợp với môn học giảng dạy hoặc Bằng thạc sĩ quản lý giáo dục trở lên.
Giáo viên tiểu học hạng I có Bằng thạc sĩ trở lên thuộc ngành đào tạo giáo viên đối với giáo viên tiểu học hoặc Bằng thạc sĩ trở lên chuyên ngành phù hợp với môn học giảng dạy hoặc Bằng thạc sĩ quản lý giáo dục trở lên.
Từ 20-3, việc xếp lương của giáo viên có nhiều thay đổi (ảnh minh họa)
Video đang HOT
Về thời hạn chứng chỉ chức danh nghề nghiệp của giáo viên, khoản 1 Điều 31 Luật Viên chức hiện hành nêu rõ, giáo viên được bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp nào thì phải có đủ tiêu chuẩn của chức danh nghề nghiệp đó.
Tại Thông tư mới về giáo viên, Bộ GD&ĐT vẫn yêu cầu giáo viên các hạng của các cấp phải bổ sung đủ các văn bằng, chứng chỉ cần thiết trong đó có chứng chỉ chức danh nghề nghiệp tương ứng với các hạng được bổ nhiệm.
Theo đó, từ 20-3, giáo viên các cấp phải có: Giáo viên hạng I phải có chứng chỉ chức danh hạng I; Giáo viên hạng II phải có chứng chỉ chức danh hạng II; Giáo viên hạng III phải có chứng chỉ chức danh hạng III.
Như vậy, giáo viên để được bổ nhiệm vào hạng nào thì phải đáp ứng tiêu chuẩn của hạng đó và một trong những điều kiện bắt buộc là yêu cầu về chứng chỉ chức danh nghề nghiệp.
Thực tế có khá nhiều giáo viên đã có chứng chỉ hạng cao hơn nhưng lại không có chứng chỉ phù hợp với hạng đang giữ, như giáo viên tiểu học hạng III chưa có chứng chỉ chức danh nghề nghiệp hạng III nhưng đã học và được cấp chứng chỉ chức danh hạng II. Vậy khi giáo viên này được thăng từ hạng III lên hạng II thì còn được sử dụng chứng chỉ chức danh hạng II ?
Làm rõ nội dung này, Công văn số 971/BGDĐT-NGCBQLGD quy định, trường hợp giáo viên mầm non, phổ thông công lập đã có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của hạng cao hơn hạng hiện giữ thì sẽ được sử dụng trong việc thăng hạng sau này, đồng thời cần bổ sung chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của hạng hiện giữ (nếu còn thiếu) để được bổ nhiệm vào hạng tương ứng theo quy định mới.
Như vậy, chứng chỉ chức danh hạng cao hơn hạng hiện tại giáo viên được bổ nhiệm thì giáo viên có thể sử dụng chứng chỉ đó cho việc thăng hạng sau này. Giáo viên cần phải bổ sung chứng chỉ chức danh nghề nghiệp của hạng hiện giữ nếu còn thiếu để đáp ứng đủ trình độ, tiêu chuẩn của hạng hiện giữ.
Khi giáo viên ở cấp học này được chuyển sang cấp học khác cùng hạng chức danh nghề nghiệp thì vẫn được sử dụng chứng chỉ chức danh nghề nghiệp. Do đó, chứng chỉ chức danh nghề nghiệp của giáo viên không có thời hạn.
1 triệu giáo viên, 2.500 tỷ đồng và hiệu quả chứng chỉ chức danh nghề nghiệp
Nhiều người mong mỏi bỏ chứng chỉ chức danh nghề nghiệp giáo viên bởi họ cho rằng học phí khá cao so với lương nhận được, trong khi hiệu quả chuyên môn lại thấp.
Để có chứng chỉ chức danh nghề nghiệp, giáo viên tại nhiều địa phương phải bỏ số tiền từ 2,5 đến 3 triệu đồng. Theo quy định của Bộ GD&ĐT, chương trình bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp được chia thành 3 phần, 11 chuyên đề tương đương với 240 tiết học. Thời gian học được quy định là 5 buổi học/tuần, hoàn thành trong vòng 6 tuần (1,5 tháng).
Tuy nhiên vì lý do dịch COVID-19, nên nhiều đơn vị đào tạo tổ chức giảng dạy thông qua hình thức trực tuyến từ 3-5 buổi. Nội dung 11 chuyên đề không có gì mới vì giáo viên đã được tập huấn định kỳ hoặc bồi dưỡng theo chương trình giáo dục phổ thông. Học phí cao nhưng hiệu quả chuyên môn thấp là lý do chính khiến giáo viên bức xúc và phản đối loại chứng chỉ này.
(Ảnh minh họa)
Theo một chuyên gia giáo dục, số tiền giáo viên phải bỏ ra học chứng chỉ chức danh nghề nghiệp không nhỏ trong khi hiệu quả chuyên môn chưa tương xứng. Vị chuyên gia băn khoăn,hiện cả nước có khoảng 1,3 triệu giáo viên, một giáo viên học một chứng chỉ với số tiền khoảng 2,5 triệu đồng thì con số sẽ là hơn 3.200 tỷ đồng. Đây quả thực là con số vô cùng lớn. Chưa kể giáo viên tối thiểu cần ít nhất 2 chứng chỉ (thăng hạng và giữ hạng).
"Không chỉ có giáo viên đang trong cơn sốt chứng chỉ chức danh nghề nghiệp mà các đơn vị đào tạo cũng đang chạy đua tổ chức chiêu sinh khắp cả nước. Mỗi đơn vị đưa ra mức học phí khác nhau, trung bình từ 2,5-3 triệu đồng. Vì thế số tiền giáo viên phải bỏ ra để học loại chứng chỉ lên đến vài ngàn tỷ đồng.
Bỏ chứng chỉ chức danh nghề nghiệp đồng nghĩa ngành giáo dục sẽ tiết kiệm được khoản tiền lớn. Ngoài ra chất lượng các lớp bồi dưỡng không tương xứng với số tiền học phí đang khiến giáo viên bức xúc" , vị chuyên gia nói.
Cô giáo Trần Thị Hải (Diễn Châu, Nghệ An), phản ánh về những bất cập trong việc tổ chức dạy học, thu học phí lớp chứng chỉ chức danh nghề nghiệp giáo viên. Cụ thể mức học phí một số đơn vị đào tạo đang thu là 2,5 triệu đồng cho từ 5-8 buổi học trực tuyến, tương đương 300.000 đến 500.000 đồng/buổi học. So với mức thu nhập của một giáo viên tại vùng nông thôn thì mức học phí này tương đối cao và bằng nửa tháng lương của nhiều người.
" Chúng tôi cho rằng, mức học phí lớp bồi dưỡng chứng chỉ đang quá cao, tương đương vài trăm nghìn đồng cho một buổi học. Giáo viên sẽ không phản đối các lớp bồi dưỡng chứng chỉ nghề nghiệp nếu học phí không cao và đem lại lợi ích chuyên môn cho người học. Tuy nhiên với những bất cập như hiện nay, chúng tôi mong Bộ GD&ĐT có những giải pháp nghiên cứu, điều chỉnh thông tư 01, 02, 03, 04", cô Hải nói.
Tiền học phí không đưa về ngân sách nhà nước mà chảy thẳng đến các trường.
TS Lê Viết Khuyến, nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD&ĐT) từng được mời thỉnh giảng tại một số lớp bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp, cho biết quy định về loại chứng chỉ này không hẳn là không cần thiết. Nhưng trong quá trình giảng dạy, ông nhận ra nhiều nội dung trùng lặp và không thiết thực đối với giáo viên.
Quy định bồi dưỡng chứng chỉ chức danh nghề nghiệp là do Bộ Nội vụ ban hành chung đối với tất cả các ngành, các lĩnh vực, không riêng gì ngành giáo dục. Chính vì thế, Bộ Nội vụ có thể xem xét lại quy định nêu trên nếu việc mở lớp bồi dưỡng nặng tính hình thức, đối phó như hiện nay.
Một số giáo viên nói học chứng chỉ chức danh nghề nghiệp chỉ "cưỡi ngựa xem hoa" Nhiều giáo viên khẳng định chứng chỉ chức danh nghề nghiệp không có ý nghĩa đối với công tác dạy học mà chỉ mang tính hình thức, ép buộc cứng nhắc. Trước các Thông tư 01, 02, 03, 04 quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo...