Sập tòa nhà 12 tầng, hàng chục người chết và mắc kẹt
Ít nhất 15 người thiệt mạng và hàng chục người đã bị mắc kẹt sau khi một tòa nhà 12 tầng bị sập ở trung tâm thành phố lớn của Tanzania, Dar es Salaam.
Nhiều người mắc kẹt trong đống đổ nát đã gọi điện cầu cứu.
Theo các quan chức địa phương, 13 người đã được đưa ra khỏi đống đổ nát và khoảng 45 người, trong đó có cả các công nhân xây dựng, cư dân sống trong tòa nhà và trẻ em của một trường học, đang bị mất tích.
Tòa nhà 12 tầng vẫn đang được xây dựng và đã biến thành đống đổ nát sau vụ sập.
“Tôi đã nghĩ có động đất và tôi nghe thấy tiếng la hét. Toàn bộ tòa nhà tự nó bị đổ sập”, một nhân chứng cho hay với hãng thông tấn Pháp AFP.
Tìm kiếm người mắc kẹt trong đống đổ nát.
Video đang HOT
Một chiếc cần cẩu lớn đã được điều động để kéo đống sắt thép ra để lấy lối vào trung tâm tòa nhà, nơi một số người được cho là vẫn còn sống sót.
Những nạn nhân bị mắc kẹt đã gọi điện cho bạn bè và người thân.
Máy ủi cũng được sử dụng để chuyển đống đổ nát ra ngoài.
Tòa nhà bị sập nằm gần một đền thờ cũng như các khu dân cư, thương mại khác ở trung tâm Dar es Salaam.
Theo Dantri
Tiết lộ "chuyên cơ" của các lãnh đạo Trung Quốc
Ít người biết rằng chiếc máy bay mà tân Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình dùng trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên tới Nga và châu Phi là một máy bay thương mại và sẽ được nhiều hành khách bình thường sử dụng sau chuyến thăm này.
Máy bay của ông Tập Cận Bình đậu tại sân bay Vnukovo, Mátxcơva trong khuôn khổ chuyến thăm Nga.
Lu Peixin, cựu giám Ban lễ tân thuộc Bộ ngoại giao Trung Quốc kiêm cựu đại sứ Trung Quốc tại Cộng hòa Slovenia, tiết lộ với tờ Legal Evening News rằng Trung Quốc không có máy bay được thiết kế riêng cho các lãnh đạo cấp nhà nước, như chuyên cơ Không lực Một tại Mỹ, nhằm mục đích tiết kiệm chi phí.
"Không giống chuyên cơ tổng thống tại Mỹ, vốn có nội thất giống một khách sạn hạng sang, công tác tân trang chiếc máy bay của các lãnh đạo Trung Quốc nhằm tiết kiệm chi phí", tờ báo dẫn lời ông Lu, người từng tham gia dàn xếp các chuyến thăm cấp nhà nước của các cựu lãnh đạo Trung Quốc, trong đó có ông Đặng Tiểu Bình và ông Giang Trạch Dân.
Ông Lu gọi chiếc máy bay Boeing 747-400 của ông Tập Cận Bình là "diễn viên khách mời", vì những chiếc máy bay như vậy thỉnh thoảng được tân trang để phù hợp với chuyến thăm của các nhà lãnh đạo cấp nhà nước và các quy định của ngành công nghiệp hàng không.
Ông Tập Cận Bình và phu nhân bước xuống từ chiếc Boeing 747 của hãng hàng không Air China tại sân bay Vnukovo.
Các sứ mệnh vận chuyển cấp cao như vậy do Air China, hãng hàng không thương mại nội địa hàng đầu của Trung Quốc, thực hiện.
Kể từ những năm 1980, các máy bay phản lực loại lớn đã chuyên chở các nhà lãnh đạo Trung Quốc trong các chuyến công du nước ngoài, nhờ kích cỡ lớn, có thể bay tầm xa và công nghệ tiên tiến, ông Lu cho hay.
Lý giải vì sao Trung Quốc sử dụng các máy bay thương mại, ông Lu trích dẫn các số liệu của Air China cho thấy một chiếc máy bay Boeing 747 không sử dụng thường xuyên có thể gây thiệt hại lên tới 40.000 USD mỗi ngày.
Ngoài ra, chính sách sử dụng máy bay thương mại cũng liên quan tới các vấn đề an toàn vì các máy bay không sử dụng thường xuyên dễ gặp phải các rủi ro và trục trặc kỹ thuật.
Máy bay của ông Tập Cận Bình hạ cánh xuống Tanzania hôm 24/3.
Ông Lu cũng tiết lộ công tác chuẩn bị cho một chuyến bay đặc biệt. Ông Lu cho hay các nhân viên sẽ được thông báo một tháng trước chuyến đi để phục vụ công tác tân trang và kiểm tra an ninh trên máy bay, đảm bảo rằng hàng triệu bộ phận trên máy bay phải hoàn mỹ.
"Cách trang trí trên máy bay cần thay đổi sao cho thuận tiện với các cuộc gặp và hội đàm cấp cao. Dịch vụ trên máy bay cũng là hạng nhất", ông Lu nói.
Theo ông Lu, khoang hành khách của những chiếc máy bay như vậy được chi làm 4 phần. Nửa trước máy bay được dành cho các lãnh đạo cấp cao để làm việc và nghỉ ngơi, trong khi 3 khoang còn lại dành cho phái đoàn đi cùng, đa phần là các quan chức cấp bộ, đội ngũ an ninh và đội ngũ y tế.
Theo Dantri
Tanzania: Cắt tay người bạch tạng để cầu may Đang đi học về cùng bạn, cậu bé 7 tuổi bị bệnh bạch tạng ở Tanzania bị một số kẻ tấn công và cắt tay. Đây không phải lần đầu tiên người bạch tạng ở nước này bị lấy bộ phận cơ thể để thực hiện trò ma thuật cầu may. Ông Apolinary Macheta, quan chức quận Milepa thuộc miền tây nam Tanzania,...