Sắp thu tiền tỷ từ vườn cam, sau 1 đêm bỗng trắng tay vì mưa lũ
Những vườn cam trĩu quả, xanh non đang hứa hẹn đến mùa thu hoạch, chỉ sau một đêm mưa to, gió lớn, cả vườn cam hàng trăm cây bỗng ngập trong biển nước. Những giọt nước mắt của người trồng cam hòa cùng nước lũ trên đất Mộc Châu khiến ai chứng kiến cũng không khỏi xót xa…
Những trận mưa xối xả đã ngừng rơi, trời đã hửng nắng nhưng hậu quả của trận mưa lũ vừa qua để lại cho người nông dân trồng cam ở bản Ôn, trị trấn Nông trường Mộc Châu (Mộc Châu) vẫn vô cùng lớn. Mưa lũ đã làm nước trên các sườn đồi, khe suối dồn về thũng lũng bản Ôn, bủa vây, ngập trắng hàng chục ha đất trồng cam của người dân.
Vườn cây trái xanh ngát, trĩu quả của bà con dân bản đang đợi mùa thu hoạch bỗng dưng bị nhấn chìm trong biển nước chỉ sau một đêm mưa lũ.
Khu vườn trồng cam của bà Việt giờ bị ngập sâu trong biển nước
Cả năm trồng cây đợi đến ngày hái quả, gia đình bà Việt bỗng trắng tay. Cả vườn cam ngập trong biển nước, mà chỉ sau một tháng nữa là cho thu hoạch. Bao nhiêu vốn liếng, mồ hôi, công sức và cả hy vọng gom góp cả trong vườn cây. Giờ chở thành gánh nặng nợ nần vì vườn cây mà gia đình bà nhiều năm chăm bón chuẩn bị cho quả thì thiên tai ập đến.
Nhìn về phía vườn cam bà Việt nghẹn lời nói: Giờ cả vườn cam gần 3 ha đều đã bị nước ngập quá ngọn. Chỉ hơn một tháng nữa là cam cho thu hoạch nhưng bây giờ thì chẳng còn gì nữa rồi. Bao năm cần mẫn chăm sóc, vừa qua những gốc cam rất sai quả, có những gốc cam ước tính năng suất phải hơn 60kg – 70kg/gốc. Với giá ban dao động từ 25.000 – 30.000 đồng/kg, hứa hẹn mỗi gốc cam cho thu nhập trên 2 triệu đồng. Thế nhưng chưa kịp vui mừng thì mưa lũ ập về ngập hết cả.
Nhiều từ xa thung lũng trồng cam của bà Việt đã biến thành một hồ nước.
Video đang HOT
Bà Việt nhớ lại: Năm 2011, mong muốn thoát khỏi cảnh nghèo khó, gia đình cố gắng vay mượn rồi cầm cố cả sổ đỏ được 200 triệu đồng để đầu tư cải tạo vườn đồi, chuyển diện tích trồng mận kém hiệu quả sang trồng hơn 2.700 cây cam. Suốt nhiều năm qua gia đình cố gắng đầu tư chăm sóc mong sẽ một mùa bội thu, ai ngờ cơn lũ vừa rồi đã khiến toàn bộ vườn cam bị ngập trắng.
“Mọi năm nước cũng ngập nhưng rút nhanh, mực nước cũng chỉ ngang đầu gối, không ảnh hưởng gì nhiều. Thế nhưng, năm nay cả vườn cam gần 3 ha của gia đình tôi đã bị ngập lụt sâu dưới 20 mét nước, ngôi nhà cấp 4 cùng máy giặt, tủ lạnh, tivi, 2 chiếc máy cày, 2 máy phun, 1 máy lọc nước cũng bị biển nước nhấn chìm. Vụ năm nay gia đình tôi dự tính sẽ thu nhập khoảng 800 – 900 triệu đồng tiền cam, nhưng ngập lụt thế này khiến gia đình thiệt hại trên 1 tỷ đồng”.
Bà Việt ngập ngùi đứng nhìn vườn cam mênh mông nước.
Ngoài chi phí ban đầu như làm đất, giống cây, phân bón, phun sâu…, mỗi vụ bà Việt đầu tư trên 100 triệu đồng/năm để chăm sóc. Nhưng 3 năm trở lại đây, tình trạng lũ lụt ở đây ngày càng nặng nề hơn.
Không chỉ riêng gia đình bà Việt mà nhiều người dân bản Ôn cũng đứng chỉ biết đứng nhìn vườn cam của mình ngập trong nước. Bao nhiêu mồ hôi công sức, tiền bạc đều trông chờ cả vào vụ cam, giờ cam mất trắng, người nông dân chỉ còn biết ngậm ngùi động viên nhau.
Nhiều vườn cam ở bản Ôn sắp đến ngày thu hoạch nhưng giờ đã biến thành biển nước.
Theo Danviet
Tìm thấy thi thể hai mẹ con nạn nhân bị lũ cuốn trôi ở Yên Bái
Sau những nỗ lực tìm kiếm, lực lượng chức năng đã tìm thấy thi thể vợ con anh Dong - nạn nhân bị lũ cuốn trôi ở thôn Bản Tủ, xã Sơn Lương, huyện Văn Chấn, Yên Bái.
Khoảng 9 giờ 30 phút sáng 24.7, các lực lượng cứu hộ cứu nạn và khắc phục sự cố do mưa lũ đã tìm thấy thi thể vợ anh Lò Văn Dong là chị Lường Thị Thủy - nạn nhân bị lũ cuốn trôi trong trận lũ ngày 20.7. Thi thể được các lực lượng cứu hộ cứu nạn phát hiện ra trong tình trạng vùi sâu trong lớp đất đá, cách nhà khoảng 50m. Thi thể đứa con nhỏ chị Thủy bồng trên tay khi chạy lũ bị đất đá vùi lấp cũng đã được tìm thấy ở gần nhà.
Mặc dù trong tâm trạng bất thần nhưng khi nghe thông báo tìm thấy vợ con anh Dong vừa chạy từ nhà ra vừa khóc thét gọi tên vợ, tên con. "Sao ông trời cướp đi của tôi tất cả vậy. Vợ ơi, con ơi...". Anh Dong nằm rạm xuống ông chàm lấy thi thể vợ luôn miệng nói kèm tiếng nấc liên hồi. Đoàn cứu hộ phải cố kìm cảm xúc bản thân để mãi anh Dong ra rồi mới đưa thi thể vợ anh về nhà.
Anh Dong thẫn thờ, đau xót trước cái chết của người vợ trẻ và đứa con thơ
Trước đó, theo lời kể của người thân, sáng 20.7, khi chị Thủy đang ở dưới sàn nhà thì bỗng phát hiện lũ tràn về. Dù hoảng loạn nhưng chị Thủy vẫn vội vàng chạy lên nhà, bế con trai 2 tuổi chạy lũ. Tuy nhiên do nước lũ đến quá nhanh và đột ngột, hai mẹ con chị Thủy bị cơn lũ dữ cuốn trôi và nhấn chìm. Ngôi nhà của vợ chồng chị cũng bị đổ sập hoàn toàn.
Sau khi nghe tin dữ về vợ con, anh Lò Văn Dong - chồng chị Thủy đã bỏ công việc, vội vàng bắt xe trở về nhà. Nhưng do đường sá bị chia cắt, giao thông tắc nghẽn nên phải mất gần 10 tiếng, anh Dong mới đến được đống đổ nát, hoang tàn từng là nhà mình.
Bí thư huyện ủy Văn Chấn Chú Đình Ngữ (đi đầu) đi sâu vào khu vực chia cắt vì mưa lũ để chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả.
Ông Chú Đình Ngữ - Bí thư huyện ủy Văn Chấn đã chỉ đạo lực lượng chức năng và người dân Bản Tủ hỗ trợ kinh phí và tổ chức khâm liệm cho vợ con anh Dong theo đúng tập tục của đị phương.
Các lực lượng cứu hộ, cứu nạn đang tiếp tục tìm kiếm người mất tích
Tính đến thời điểm 18 giờ ngày 23.7, trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã có 13 người chết, 4 người mất tích, và 20 người bị thương; 1493 ngôi nhà bị ảnh hưởng, trong đó có 166 nhà bị sập trôi hoàn toàn, 138 nhà bị hư hỏng nặng, 30 nhà bị sạt lở taluy, tốc mái hư hỏng một phần, 984 nhà phải di dời người và tài sản để đảm bảo an toàn. Tổng diện tích lúa và hoa màu bị thiệt hại, ảnh hưởng là khoảng 2.746,5 ha, hơn 500 điểm trên các tuyến đường, cầu, cống bị hư hỏng, sập trôi, nhiều công trình thủy lợi bị hư hỏng. Uớc tính tổng thiệt hại lên đến trên 500 tỷ đồng.
Nhiều tài sản bị thiệt hại nặng nề do trận lũ vừa qua
Hiện tỉnh Yên Bái Tiếp đang tiếp tục tập trung tối đa lực lượng, phương tiện, thực hiện đồng bộ các biện pháp tìm kiếm người mất tích và giúp nhân dân khắc phục hậu quả. Đồng thời, tiếp tục bố trí nơi ăn, ở tạm thời và cung cấp những vật dụng thiết yếu cho các hộ dân bị thiệt hại để ổn định cuộc sống. Bên cạnh đó, rà soát, tìm những địa điểm đất nền để dự kiến làm nơi ở mới cho các hộ dân có nhà bị lũ cuốn trôi, sập đổ hoàn toàn và phải di dời khẩn cấp. Ngoài ra, tỉnh còn cử nhiều đoàn trực tiếp đến vùng lũ trao tiền, quà ủng hộ cho bà con bị lũ lụt với số tiền khoảng 800 triệu đồng.
Theo VNE
Đi bắt cào cào, bàng hoàng phát hiện bé sơ sinh trong nghĩa trang Trong lúc vào nghĩa trang liệt sĩ để bắt cào cào, hai vợ chồng chị T. ở xã Nghi Phong (huyện Nghi Lộc, Nghệ An) bàng hoàng phát hiện một bé sơ sinh được quấn trong chiếc áo mưa. Cháu bé bị bỏ rơi tại nghĩa trang liệt sĩ. Trước đó, vào chiều 21/7, hai vợ chồng chị Đ.T.T. (34 tuổi) vào nghĩa...