Sắp thử nghiệm hỏa lực cho 2 tàu “Tia chớp” Molniya
Theo tin cho biết, đến tháng 5 tới, dự kiến Việt Nam sẽ bắt đầu thử nghiệm hỏa lực cho các tàu tên lửa lớp “ Molniya” (Tia chớp).
Ngày 15-04, ông Oleg Belkov – tổng giám đốc nhà máy đóng tàu Rybinsk, trên sông Volga, nơi phát triển mẫu tàu này cho biết, Việt Nam sắp thử nghiệm hỏa lực trên các tàu tên lửa được đóng theo giấy phép của Nga.
Phát biểu bên lề triển lãm vũ khí quốc tế “DSA -2014″, hiện đang diễn ra ở thủ đô Malaysia Kuala Lumpur, ông tiết lộ, hai tàu lớp “Molniya” đầu tiên đã được hạ thủy vào cuối tháng 3, đầu tháng 4 năm 2013, cặp thứ hai vào giữa năm nay và cặp thứ ba dự kiến sẽ hạ thủy vào tháng 12.
Theo kết quả kiểm tra hai tàu đầu tiên, phía Việt Nam sẽ đưa ra quyết định tiếp tục đóng thêm 4 tàu loại này theo hợp đồng tùy chọn, ông Belkov nói.
Tổng cộng Việt Nam có kế hoạch chế tạo 10 tàu của đề án này, 4 chiếc được đóng ở Nga chuyển giao về Việt Nam, sáu chiếc trong số đó được đóng trong nước theo giấy phép chuyển giao công nghệ.
Tàu tên lửa Molniya có tốc độ cao và trang bị hiện đại hàng đầu khu vực.
Video đang HOT
Tàu tên lửa Molniya do Nga đóng thử nghiệm phóng tên lửa Kh-35E
Theo báo chí Nga, chiếc tàu đầu tiên (ký hiệu M1) đã được hạ thủy vào ngày 13/3/2013, và chiếc thứ hai (ký hiệu M2) hạ thủy vào ngày 2/4/2013. Cả hai con tàu đều đã hoàn thành và đã chạy thử đạt kết quả tốt.
Tàu tên lửa cao tốc tên lửa “Molniya” là kế hoạch phát triển các tàu chiến tốc độ cao, hỏa lực mạnh phục vụ cho các hoạt động tác chiến, tuần tra, bảo vệ bờ biển ở các vùng nước nông, vùng ven biển.
Các tàu thuộc kế hoạch này có chiều dài 51,6m, rộng 10m, tải trọng đầy tải 550 tấn. Tàu có vận tốc tối đa lên đến 42 hải lý/giờ (75,6 km/h), phạm vi hoạt động 1.650 hải lý với tốc độ trung bình 14 hải lý/giờ. Nó có thời gian hoạt động liên tục trên biển 10 ngày, thủy thủ đoàn 50 người.
Đạn pháo AK-176M 76,2mm dùng trên tàu tên lửa Molniya
“Molniya” được trang bị pháo hạm AK-176M 76,2mm tầm bắn 15 km, 2 pháo bắn siêu nhanh AK-630M 30mm với tốc độ băn lên đến 5.000 phát/phút. Đặc biệt, tàu được trang bị tới 16 tên lửa chống hạm cận âm Kh-35 với tầm bắn 130 km.
Các tàu đều được trang bị hệ thống điện tử hiện đại bao gồm: radar tìm kiếm mục tiêu MR 352 Positiv-E với phạm vi phát hiện mục tiêu khoảng 150 km, radar điều khiển hỏa lực MR-123, radar điều khiển hỏa lực Garpun-Bal-E cùng hệ thống tác chiến điện tử toàn diện.
Theo ANTD
Ông Obama loại trừ hành động quân sự của Mỹ tại Ukraine
Ngày 19/3, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã loại trừ hành động quân sự của Mỹ tại Ukraine, đồng thời nhấn mạnh tới biện pháp ngoại giao để giải quyết tình trạng bế tắc giữa Washington và Moskva trong vấn đề Crimea (Crưm).
Trong cuộc trả lời phỏng vấn với đài truyền hình KNSD, chi nhánh của NBC San Diego, Tổng thống Obama nói: "Chúng tôi sẽ không có hành động quân sự tại Ukraine. Có một con đường tốt hơn, nhưng tôi nghĩ ngay cả người Ukraine cũng sẽ thừa nhận rằng đối với chúng tôi, việc can dự quân sự với Nga sẽ không phải là điều phù hợp và cũng không có lợi cho Ukraine".
Thay vào đó, nhà lãnh đạo Mỹ khẳng định Washington sẽ thúc đẩy các nỗ lực ngoại giao để gây sức ép buộc Nga nới lỏng sự kiểm soát đối với Crimea. Ông nói: "Việc chúng tôi đang làm hiện nay là huy động tất cả các nguồn lực ngoại giao để đảm bảo rằng chúng ta có một liên minh quốc tế mạnh phát đi một thông điệp rõ ràng".
Tổng thống Mỹ khẳng định sẽ thúc đẩy các nỗ lực ngoại giao để gây sức ép buộc Nga nới lỏng sự kiểm soát đối với Crimea.
Đức đình chỉ thương vụ quân sự với Nga
Theo báo "Tấm gương hàng ngày" (Đức), Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Kinh tế liên bang Đức Sigmar Gabriel ngày 19/3 tuyên bố tạm đình chỉ thương vụ giữa tập tập đoàn quân trang Rheinmetall và quân đội Nga.
Bộ Kinh tế Đức tối 19/3 thông báo: "Chính phủ liên bang cho rằng trong bối cảnh hiện nay, việc xuất khẩu trung tâm huấn luyện chiến đấu sang Nga là không phù hợp". Trước đó, đại diện tập đoàn Rheinmetall cho biết mọi việc vẫn diễn ra theo kế hoạch và Rheinmetall không thấy có trở ngại trong việc chuyển giao trung tâm huấn luyện cho Nga.
Theo nguồn tin báo chí, trung tâm này hàng năm có thể huấn luyện cho khoảng 30.000 binh sĩ thuộc các đơn vị tăng và bộ binh và theo kế hoạch sẽ được đưa vào vận hành ngay trong năm nay ở Mulino thuộc vùng Volga của Nga. Trung tâm này được trang bị các hệ thống mô phỏng và phân tích tối tân và hiện được đánh giá là hệ thống hiện đại nhất trên thế giới. Thương vụ trị giá khoảng 120 triệu euro giữa Rheinmetall và quân đội Nga nêu trên trở thành đề tài gây tranh cãi khi khủng hoảng nổ ra ở Ukraine. Bên cạnh đó, Đảng Xanh còn yêu cầu chính phủ liên bang ngăn chặn việc bán công ty năng lượng Dea (thuộc tập đoàn RWE) cho một nhà đầu tư lớn của Nga cũng như việc tiếp nhận kho lưu trữ khí đốt tập của đoàn năng lượng Gazprom của Nga.
Một đại diện của Chính phủ Đức ngày 19/3 cho biết hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) diễn ra trong ngày 20-21/3 này sẽ chưa bàn tới các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Nga. Nguồn tin nói: "Theo tình hình hiện nay, tôi nghĩ EU sẽ vẫn bàn về các lĩnh vực ở cấp độ 2". Theo biện pháp trừng phạt 3 cấp độ của EU, cấp độ thứ 3 sẽ là trừng phạt về kinh tế trong trường hợp tình hình tiếp tục leo thang và vượt ra khỏi Crimea.
Theo TN
Baotintuc.vn/AFP
Năm 2014, Mỹ sẽ chi ngân sách quốc phòng 572 tỷ USD Ngày 13-1, Ủy ban Phân bổ Ngân sách Quốc hội Mỹ đã công bố một dự luật chi tiêu liên bang khổng lồ trị giá gần 1,1 nghìn tỷ USD cho năm tài khóa 2014, trong đó, Lầu Năm Góc được phân bổ 572 tỷ USD, bao gồm gần 93 tỷ USD cho việc mua sắm vũ khí mới. Theo dự luật, trong...