Sắp thu giữ hơn 2000 xe biển ngoại giao?
Vượt qua nhiều áp lực, Công an tỉnh Phú Thọ đã “sờ gáy” những chiếc đầu tiên trong hơn 2.000 xe ôtô loại sang trốn thuế nhờ treo biển số ngoại giao từ các sứ quán trên toàn quốc.
Trao đổi với PV chiều 28/9, Thiếu tá Nguyễn Tiến Dũng, Phòng CSĐT tội phạm kinh tế và chức vụ (PC46) Công an tỉnh Phú Thọ cho biết CQĐT đã bắt giữ 25 xe mang biển ngoại giao (NN và NG), trong đó 11 chiếc được bán đấu giá, thu lại cho Nhà nước nhiều tỷ đồng.
Qua lời khai của các đối tượng sử dụng xe, kết hợp xác minh thông tin từ Bộ Ngoại giao, Cục xuất nhập cảnh cho thấy, lợi dụng chính sách ưu đãi của Nhà nước ta miễn trừ thuế ôtô đối với các nhân viên sứ quán, nhiều nhân viên ngoại giao đã tự ý bán lại các xe ôtô họ mua sử dụng trong nhiệm kỳ cho các công dân Việt Nam, trước khi họ về nước.
Xe sang vi phạm bị thu giữ tại Công an tỉnh Phú Thọ
Video đang HOT
Tại Đại lộ Hùng Vương, TP Việt Trì, khi công an kiểm tra xe ô tô Porsche Cayeme BKS 80NN – 37608 do ông Nguyễn Đại Dương (trú tại Nam Thành Công, Hà Nội) điều khiển, ông Dương mang giấy tờ xe (chủ là Kyaw Phyo Htet, nhân viên sứ quán Malaysia, ở 298A Vạn Phúc, Hà Nội) nói rằng đã mua xe này giá 60.000USD, ông Kyaw đã viết giấy ủy quyền cho ông Dương sử dụng xe từ tháng 9/2009 đến nay.
Thực ra ông Kyaw đã hết nhiệm kỳ và về nước. Đáng ra xe phải được tái xuất hoặc đăng ký lại và nộp các loại thuế, phí và lệ phí theo quy định của luật pháp, nhưng chủ xe đã “làm chiêu” ủy quyền nhằm trốn thuế.
Cũng có trường hợp xe mang BKS 80 NG 37625 do ông Bùi Thanh Bình (ở Nguyễn Công Trứ, Hà Nội) điều khiển, đã không xuất trình được bất kỳ một loại giấy tờ gì.
Tại bãi giữ của cơ quan điều tra, PV thấy hàng loạt xe đắt tiền nhãn hiệu Benley, Porsche, Mecedes (trị giá hàng tỷ đồng) do các “thiếu gia” điều khiển bị thu giữ.
Những xe này đều đến từ Hà Nội và Hải Phòng có xuất sứ từ các sứ quán Camphuchia, Lào, Indonessia, Myanmar… Thiếu tá Dũng cho biết mỗi lần bắt giữ, xử lý một xe, hàng loạt cú điện thoại đến từ nhiều quan chức hòng can thiệp đã gây áp lực không nhỏ cho lực lượng.
Nhưng với quyết tâm thực hiện chỉ đạo từ Bộ Công an và áp theo quy định của pháp luật, Công an tỉnh Phú Thọ đã nghiêm khắc xử lý thành công. Đáng chú ý, có những chiếc xe đã chuyển nhượng cho người Việt Nam sử dụng hơn 10 năm nhưng vẫn lưu hành công khai và đối phó với cơ quan chức năng bằng các giấy ủy quyền được đóng dấu và ký khống.
Tổng số xe Phòng PC46 Công an tỉnh Phú Thọ và Công an các huyện, thành phố tạm giữ trong thời gian từ 17/4 đến thời điểm này là 25.
Theo CQĐT, hầu hết chủ các phương tiện này đã về nước nên không thể truy cứu tội danh trốn thuế đối với người mua, do vậy đã ra quyết định xử phạt hành chính đến 30 triệu đồng và tịch thu phương tiện.
Phú Thọ là địa phương đầu tiên của cả nước thực hiện bắt giữ xe tạm nhập hết thời hạn mang biển kiểm soát ngoại giao. Số xe ô tô bị tịch thu đã và đang được tổ chức bán đấu giá công khai, sung công quỹ.
Được biết, hiện cả nước còn gần 2.000 xe ô tô đã quá thời hạn tạm nhập mà không tái xuất hoặc thực hiện nghĩa vụ thuế khi chuyển giao quyền sử dụng, Bộ Công an đang triển khai việc làm của Công an tỉnh Phú Thọ ra nhiều địa phương, tiến tới xử lý kiên quyết loại xe trên.
Theo 24h
Xe điện 3 bánh qua mặt cơ quan quản lý ngay giữa Thủ đô
Trong khi Chính phủ đã có Nghị quyết về việc cấm sử dụng, lưu thông xe ba bánh, song đến nay, nhiều loại xe này vẫn ra đời trong sự bất lực của các cơ quan chức năng. Quy định đã có, nhưng lại thiếu những chế tài xử lý, để đến giờ, cơ quan chức năng vẫn lúng túng với các loại xe ba bánh, xe tự chế tung hoành trên phố.
Xe nạp điện 3 bánh tự chế được rao bán tràn lan trên mạng, ai quản lý?
Xe ba bánh vô tư ra đời
Từ năm 2007, nhận thấy sự, mất an toàn của các loại xe 3-4 bánh, xe tự chế... Thủ tướng Chính phủ đã có Nghị quyết nhằm loại bỏ những phương tiện nguy hiểm này ra khỏi đời sống. Dù vậy, sau 5 năm, Hà Nội và nhiều tỉnh, thành phố vẫn đau đầu trước loại xe này.
Trong khi, các cơ quan chức năng vẫn còn loay hay để làm sao thực hiện theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng và quy định của UBND TP Hà Nội thì trên đường phố hiện nay, người ta lại phát hiện có sự lưu thông của những loại xe tự chế mới như xe hai bánh, ba bánh chạy bằng điện. Mới đây, Công an quận Tây Hồ phối hợp cùng Đội CSGT số 2 - CA TP Hà Nội đã kiểm tra một cơ sở sản xuất xe điện hai, ba bánh tự chế trên địa bàn quận này. Kết quả kiểm tra phát hiện, Công ty M.T (quận Tây Hồ) đang sở hữu 17 chiếc xe nạp điện 3 bánh cũ, và 15 chiếc xe nạp điện 2 bánh cũ.
Theo trình bày của Giám đốc Công ty M.T, công ty này có một số thợ biết sửa chữa xe nạp điện nên những người kinh doanh trong khu vực chợ hoa (Quảng An) thường mang xe đến công ty để sửa, hoặc bán lại. Mỗi xe có giá từ 3-10,5 triệu đồng. Công an quận Tây Hồ cho biết, toàn bộ số xe trên chưa xác định được nguồn gốc, được mua trôi nổi trên thị trường, không có hóa đơn chứng từ, không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Cũng theo đại diện Công an quận Tây Hồ, ngay sau khi kiểm tra, phát hiện vụ việc, lực lượng công an đã lập biên bản và đình chỉ hoạt động số xe nạp điện 3 bánh. Tuy nhiên, Đại tá Nguyễn Bá Hùng, Trưởng Công an quận Tây Hồ cho biết, rất khó để xử lý số xe nạp điện 3 bánh trên vì đến thời điểm hiện tại chưa có quy định, văn bản, hướng dẫn nào về xử lý loại phương tiện này. Song, công an quận Tây Hồ đã có công văn đề nghị Đội QLTT số 11- Chi cục QLTT Hà Nội vào cuộc. Đáng nói là, Đội QLTT số 11 cũng từ chối tham gia với lý do, chưa đủ căn cứ để thu giữ và xử phạt đối với số xe hai, ba bánh tự chế nói trên.
Lỗ hổng khó bịt
Trao đổi với An ninh Thủ đô về vấn đề này, ông Nguyễn Hoàng Linh, Phó Giám đốc Sở GTVT Hà Nội nhìn nhận, đúng là cho đến nay, luật pháp mới có những quy định và chế tài về hành vi sử dụng, lưu thông xe 3, 4 bánh tự chế, nhưng lại chưa có chế tài để xử phạt, xử lý người sản xuất ra loại phương tiện này. Còn ông Đỗ Hữu Đức, Phó cục trưởng Cục Đăng kiểm (Bộ GTVT) cho rằng, ngành giao thông chỉ chịu trách nhiệm về chất lượng của các loại phương tiện khi đã xuất xưởng và đưa vào lưu thông, quá trình sản xuất tại xưởng thì lại thuộc bộ, ngành khác.
Tại NQ 32/2007/NQ-CP năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ đã quy định rõ, từ 1-1-2008, đình chỉ lưu hành ô tô đã hết niên hạn sử dụng, xe công nông, xe tự chế 3, 4 bánh. Trường hợp cố tình vi phạm sẽ bị tịch thu xử lý bán phế liệu, sung công quỹ. Ngoài ra, NQ 32 cũng yêu cầu, đình chỉ hoạt động các cơ sở lắp ráp, tự chế các loại phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và đường thủy nội địa trái phép, nếu cố tình vi phạm có thể tịch thu trang thiết bị trực tiếp sản xuất của cơ sở đó. Tuy nhiên, đến nay, những quy định này chưa được thể hiện bằng các chế tài cụ thể. Ngoài ra, có thể, khi đưa ra quy định, NQ 32 chưa phân rõ trách nhiệm thuộc về bộ, ngành nào phải xử lý, để đến nay, ngành nào cũng thấy không thuộc về thẩm quyền xử lý của mình.
Rõ ràng, đây là một lỗ hổng luật pháp để các đối tượng lợi dụng, đưa vào lưu thông những loại xe không đạt tiêu chuẩn, những loại xe đã bị cấm. Song, cũng đã đến lúc các bộ, ngành chức năng cần xem xét để bịt lỗ hổng chết người này, bởi, sẽ ra sao khi không chỉ 1, mà có thêm hàng trăm cơ sở lắp ráp, tự chế các loại xe tương tự, thì phố phường sẽ lại náo loạn vì xe ba bánh tự chế!
Hà Tĩnh: Xe tự chế gây tai nạn chết người
7h ngày 23-9, tại đường liên thôn thuộc xã Kỳ Phú, huyện Kỳ Anh xảy ra vụ tai nạn giao thông giữa xe công nông tự chế do Nguyễn Tiến Hạnh (SN 1975), ở xã Kỳ Đồng, điều khiển với xe môtô BKS: 38H3-8143 do Nguyễn Thị Hà (SN 1971), trú cùng xã với Hạnh, điều khiển. Hậu quả, chị Hà tử vong. Các cơ quan chức năng đang điều tra làm rõ nguyên nhân.
Theo ANTD
Tăng đột biến nạn vận chuyển lâm sản trái phép Chỉ trong tháng 8, lực lượng chức năng huyện Sơn Hòa (Phú Yên) đã phát hiện 12 vụ, tịch thu hơn 26m3 gỗ các loại, gấp 4 lần so với tháng 7 và gần bằng lượng gỗ tịch thu được trong 6 tháng đầu năm. Vận chuyển gỗ trái phép bằng xe máy tại huyện Sơn Hòa Ông Phan Văn Đoan, Hạt trưởng...