Sắp thu chục tỷ từ hoa thiên lý, dân xứ Nghệ bị ông trời cướp trắng
Nhiều hộ dân ở xã Nam Xuân, Nam Anh, Khánh Sơn, Nam Kim… Nam Đàn (tỉnh Nghệ An) đã khởi sắc nhờ trồng hoa thiên lý. Nhưng đợt mưa lũ vừa qua, hàng chục ha hoa thiên lý bị ngâm trong nước lâu ngày dẫn tới chết héo, gây thiệt hại nặng nề.
Thời điểm tháng 6 – 7, người dân các xã Nam Anh, Khánh Sơn, Nam Xuân… Nam Đàn (tỉnh Nghệ An) tất bật vào mùa thu hoạch hoa thiên lý. Trên những cánh đồng rộng mênh mông, cây thiên lý vươn lên xanh tốt, nở hoa thơm ngào ngạt.
Người dân nơi đây ước tính mỗi vụ hoa thu về hàng tỷ đồng, tuy nhiên chỉ sau đợt mưa lũ kéo dài vừa qua, những cánh đồng hoa thiên lý bỗng trở nên xơ xác, chết dần. Người dân buộc phải nhổ đi để trồng cây khác.
Hoa lý “bén duyên” với đất Nam Đàn từ hơn 5 năm trở lại đây và trở thành cây trồng chủ lực của nhiều xã. Ảnh: LT
Thiên lý là loại cây dây leo dể trồng, cây chứa nhiều dinh dưỡng, thơm ngon, được thị trường ưa chuộng. Cây thiên lý ít sâu bệnh nên bà con cũng không phải dùng đến thuốc bảo vệ thực vật. Thông thường thiên lý cho nhiều hoa nhất từ tháng 1- 6, mỗi năm mùa thu hoạch hoa kéo dài tới 6 tháng. Giá bán hoa thiên lý bình quân từ 30.000 – 40.000 đồng/kg.
Theo một số tài liệu, hoa thiên lý có giá trị dinh dưỡng cao, có tác dụng chữa bệnh, đặc biệt là giúp nam giới tăng cường sinh lực và dẻo dai. Ảnh: LT
Trao đổi với PV, chị Nguyễn Thị Hương (xã Nam Anh) xót xa nói: “Gia đình tôi trồng 3 – 4 sào hoa thiên lý, vào mùa nở hoa, mỗi ngày hái được 1,5 – 2 tạ nên thu nhập cũng khá. Nhưng sau đợt mưa lũ vừa qua, nước ngập trắng khắp nơi, nước rút cũng là lúc cây héo rũ, rễ thối. Đang vào lúc mùa vụ, hoa thiên lý nở rất nhiều, bán lại được giá nhưng ông trời không cho ăn cũng đành chịu”.
Nhìn cánh đồng hoa thiên lý chết rũ, lá úa vàng mà người dân xót xa ứa cả nước mắt. Cánh đồng “hái ra tiền tỷ” sau vài ngày bỗng trở nên xơ xác, héo úa. Người nông dân chỉ còn cách phá giàn hoa thiên lý, làm lại đất để trồng lại cây khác.
Mưa lũ đã “cướp” đi cánh đồng hoa thiên lý của người dân huyện Nam Đàn. Ảnh: VD
Bà Nguyễn Thị Ba (xóm 3, Nam Anh) cho biết: “Gia đình tôi trồng hơn 700 m2 hoa thiên lý, mới thu hoạch được vài đợt hoa thì gặp mưa lũ. Coi như năm nay thất thu, nhiều hộ gia đình đã phải dỡ hết giàn, làm lại đất để trồng rau, khoai, ngô… Còn gia đình tôi để nguyên giàn hoa để chuyển sang trồng mướp, bí”.
Chị Nguyễn Thị Minh (thương lái thu mua hoa thiên lý) cho biết: “Vào thời điểm thu hoạch trước đợt mưa lũ, mỗi ngày tôi nhập khoảng 6 – 7 tấn hoa lý về cung cấp cho các nhà hàng, khách sạn ở TP.Vinh. Nhưng sau đợt mua lũ, cây hoa thiên lý ngập úng và chết gần hết, nguồn hoa cũng không có, thu nhập của tôi cũng không còn, không chỉ người dân mất đau mà tôi cũng mất đi nguồn thu nhập lớn”.
Video đang HOT
Những cánh đồng hoa thiên lý hàng chục ha đã khô héo, xơ xác vì bị úng ngập. Ảnh: V.D
Được biết, toàn huyện Nam Đàn có hơn 120 ha trồng hoa thiên lý, chủ yếu tập trung ở các xã Nam Anh, Nam Xuân, Nam Kim… Trong đợt mưa lũ vừa qua đã làm hơn 70% diện tích hoa thiên lý đang cho thu hoạch bị hư hỏng hoàn toàn.
Ông Trần Văn Lĩnh – Chủ tịch Hội Nông dân huyện Nam Đàn cho biết: “Trồng hoa thiên lý đang là mô hình mới cho hiệu quả kinh tế cao, giúp người dân có nguồn thu nhập ổn định. Sau khi thử nghiệm thành công, có chủ trương định hướng, tuyên truyền cho nông dân đưa cây hoa lý ra đồng và ngày càng phát huy hiệu quả kinh tế”.
Những bông hoa thiên lý héo rũ… Ảnh: VD
Ông Trần Văn Nam – cán bộ nông nghiệp xã Nam Anh cho biết: “Trong tổng số 65 ha hoa lý của nông dân xã, bà con mới chỉ thu hoạch được khoảng 1/3 sản lượng. Nếu tính mỗi sào (500 m2) thu nhập bình quân 15 triệu đồng (300 triệu đồng/ha) thì có nghĩa ông trời đã “cướp” mất của nông dân Nam Anh 13 tỷ đồng”.
“Chưa có sản phẩm hoa màu nào dễ bán và có giá như hoa thiên lý. Dù đắt, dù rẻ vẫn chạy hàng, được tư thương đến tận ruộng, tận nhà thu mua. Mất 65 ha hoa lý, nông dân Nam Anh tổn thất trên 13 tỷ đồng, quá lớn so với nguồn thu nhập ít ỏi của người nông dân quanh năm bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” – ông Nam chua xót nói.
Theo Danviet
Chủ tịch Hội NDVN: Nông dân vừa phải sản xuất, vừa kinh doanh giỏi
Sáng nay 23.7, tại Hà Nội, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đã chính thức khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (BCH T.Ư Hội NDVN) lần thứ 15, khóa VI (mở rộng). Chia sẻ tại hội nghị, Chủ tịch Thào Xuân Sùng nhấn mạnh việc nông dân không những sản xuất giỏi mà còn phải kinh doanh giỏi.
Sáng nay 23.7, tại Hà Nội, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đã chính thức khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (BCH T.Ư Hội NDVN) lần thứ 15, khóa VI (mở rộng).
Đồng chí Thào Xuân Sùng (phải), Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch BCH T.Ư Hội NDVN phát biểu khai mạc Hội nghị.
Phát biểu tại hội nghị, Chủ tịch Thào Xuân Sùng nhấn mạnh, hội nghị BCH T.Ư Hội NDVN lần thứ 15 có nhiệm vụ thảo luận, quyết định 4 nội dung quan trọng sau đây: Một là sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết 25 - NQ/TW ngày 6.3.2013 của BCH T.Ư Đảng khóa XI "Về tăng cường và sự đổi mới lãnh đạo của Đảng với công tác dân vận trong tình hình mới".
Hai là, sơ kết công tác Hội và phong trào ND 6 tháng đầu năm, dự kiến công tác Hội và phong trào ND 6 tháng cuối năm 2018.
Ba là, bầu bổ sung ủy viên BCH T.Ư Hội NDVN khóa VI, nhiệm kỳ 2013 - 2018.
Bốn là, dự thảo Đề án BCH, BTV, Chủ tịch, Phó Chủ tịch BCH T.Ư Hội NDVN khóa VII, nhiệm kỳ 2018 - 2023, đây là một trong những nội dung quan trọng có tính then chốt để chuẩn bị tốt phương án nhân sự cho Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Hội NDVN.
Phó Chủ tịch TƯ. HNDVN Nguyễn Hồng Lý trình bày dự thảo Báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 25 - NQ/TW ngày 03/06/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI về tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới.
Báo cáo kết quả công tác Hội và phong trào ND 6 tháng đầu năm 2018, Phó Chủ tịch Thường trực T.Ư Hội NDVN Lều Vũ Điều khẳng định, trong 6 tháng đầu năm công tác xây dựng tổ chức Hội tiếp tục được củng cố và phát triển, nâng cao chất lượng hội viên, chất lượng sinh hoạt chi, tổ Hội ngày càng tăng lên.
Các đại biểu chăm chú lắng nghe hội nghị.
Sau trình bày của Phó Chủ tich Nguyễn Hồng Lý, các đại biểu tham gia đã đóng góp nhiều ý kiến về Dự thảo báo cáo.
Ông Nguyễn Hữu Nhị - Chủ tịch Hội ND tỉnh Nghệ An phát biểu tham luận tại hội nghị cho rằng lấy lợi ích thiết thực, chính đáng của ND để thu hút hội viên tham gia tổ chức Hội
Bà Leo Thị Lịch - Chủ tịch Hội ND tỉnh Bắc Giang phát biểu tại hội nghị về việc vận động bà con nông dân và hỗ trợ tốt sẽ xuất hiện nở rộ các triệu phú, tỷ phú ND.
Các phát biểu sâu sắc và tâm huyết của các đại biểu tại hội nghị.
Đồng chí Hà Ngọc Anh, Phó Trưởng Ban Dân vận Trung ương phát biểu tại hội nghị.
Toàn cảnh buổi hội nghị.
Chủ tịch Thào Xuân Sùng bắt tay thăm hỏi các đại biểu bên lề hội nghị.
Chủ tịch Thào Xuân Sùng chia sẻ với báo chí về việc nông dân không những sản xuất giỏi mà còn phải kinh doanh giỏi
Các đại biểu trao đổi bên lề hội nghị.
theo TS. Đặng Kim Sơn, nguyên Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược Nông nghiệp và Phát triển nông thôn việc tiếp cận chính sách cho vay là cực kỳ khó với nông dân. Cần phải có đổi mới không chỉ chính sách mà cả thể chế để tạo động lực cho người dân.
Theo Danviet
Hội nghị Ban Chấp hành T.Ư Hội NDVN mở rộng: Bầu bổ sung 3 Uỷ viên Chiều nay, 23/7, Hội nghị BCH T.Ư Hội NDVN lần thứ 15, khóa VI diễn ra Hà Nội đã chính thức bầu bổ sung 3 Uỷ viên BCH T.Ư Hội NDVN. Các đại biểu tiến hành bỏ phiếu bầu bổ sung Uỷ viên BCH T.Ư Hội NDVN khoá VI. Ảnh Đàm Duy Theo Đề án nhân sự Ban Chấp hành T.Ư Hội NDVN...