Sập thành cầu Eo Nín Thở, 3 sinh viên bị thương
Một đoạn thành cầu Eo Nín Thở (dài gần 20m), ở Bình Định, bất ngờ bị đổ sụp xuống khiến 3 sinh viên đang đứng hóng mát trên cầu rơi xuống mép biển.
Sáng 10-7, Công ty TNHH quản lý sửa chữa đường bộ Quy Nhơn (Bình Định) đã lập hàng rào chắn, bảo đảm an toàn giao thông khu vực cầu Eo Nín Thở, đoạn nằm đường trên đường Nguyễn Huệ, thuộc khu vực 1, phường Lý Thường Kiệt, TP Quy Nhơn bị sập vào tối 9-7.
Trước đó, khoảng 20h ngày 9-7, các sinh viên đang đứng hóng mát thì một đoạn thành cầu Eo Nín Thở dài gần 20m bất ngờ bị sụp xuống mép biển, hàng khối bê tông đổ sập kéo theo 3 sinh viên đứng sát thành cầu rơi xuống theo. Hậu quả, 3 sinh viên bị thương đã được người dân đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa tỉnh.
Hiện trường vụ sập thành cầu Eo Nín Thở
Lãnh đạo Công ty TNHH quản lý sửa chữa đường bộ Quy Nhơn cho biết: Đoạn lan can cầu Eo Nín Thở bị sập dài 37,5 m gồm 25 nhịp, mỗi nhịp 1,5 m, rộng 1,5 m. Đây là đoạn cầu Eo Sân bay cũ, do một đơn vị của Bộ Giao thông vận tải xây dựng từ năm 1998. Qua thời gian dài bị nước biển xâm thực, làm cho sắt thép bị rỉ và mục nát nên mới đổ sập.
Đường Nguyễn Huệ là một trong hai tuyến đường huyết mạch để các phương tiện vận chuyển hàng hóa ra vào nội thành Quy Nhơn để xuống các cảng biển. Trước đây, các phương tiện tham gia giao thông đều phải đi qua khu vực Eo Nín Thở của đường Nguyễn Huệ, đoạn đường rất ngoằn ngoèo dễ gây ra tai nạn giao thông.
Video đang HOT
Sau khi cho xây dựng đoạn đường mới nối đường Xuân Diệu với Nguyễn Huệ lên bùng binh ngã sáu Ngô Mây – An Dương Vương – Nguyễn Tất Thành – Xuân Diệu – Diên Hồng – Nguyễn Huệ, nhằm né tránh qua đoạn Eo Nín Thở, thì khu vực đường Eo Nín Thở ít có phương tiện qua lại. Từ đó, khu vực cầu Eo Nín Thở trở thành khu vực công cộng.
Được biết, khu vực Eo Nín Thở luôn thu hút rất đông người đến hóng mát vào buổi tối, rất may tối 9-7 do trời mưa nên ít người đến, nếu không thiệt hại còn nặng nề hơn.
Theo ANTD
Vĩnh biệt nhà khảo cổ Nhật - người bạn của Việt Nam
Tiến sĩ Nishimura Masanari, nhà khảo cổ học Nhật Bản có hơn 20 năm gắn bó nghiên cứu ở Việt Nam vừa thiệt mạng trong một tai nạn giao thông đường bộ ở Hà Nội.
Ngày 9/6, tiến sĩ Nishimura Masanari, người có nhiều đóng góp trong việc phát hiện, nghiên cứu các khuôn đúc trống đồng và mũi tên đồng ở Việt Nam, đã qua đời khi đi xe máy để khảo sát cuộc khai quật mới tại một địa điểm tiếp nối Quốc lộ số 5 và Quốc lộ số 1 mới, thuộc huyện Gia Lâm, Hà Nôi.
Tiến sĩ Nishimura Masanari, người có đóng góp lớn với ngành Khảo cổ Việt Nam.
Tiến sĩ Masanari sinh năm 1965, tại thành phố Shimonoseki, Nhật Bản. Ông có tên tiếng Việt là Lý Văn Sỹ và nói tiếng Việt rất tốt. Ông bắt đầu đến Việt Nam năm 1990, trong chương trình hợp tác giữa Nhật Bản và Việt Nam để khai quật một số mộ cổ ở Nghĩa Đàn, Nghệ An.
Tiến sĩ Masanari, thuộc Đại học Tokyo, đang hợp tác với Việt Nam trong nhiều dự án từ nghiên cứu khảo cổ học tới bảo tồn di sản văn hóa. Ông có nhiều đóng góp trong các dự án nghiên cứu ở Luy Lâu, Cổ Loa... nhiều di chỉ, địa điểm khảo cổ học, sử học khác.
Ông là người phát hiện mảnh khuôn đúc trống đồng duy nhất từ trước đến nay, có niên đại khoảng thế kỷ 1-3 sau Công nguyên. Điều này cho thấy, trống đồng được đúc ra từ chính Việt Nam, chứ không phải từ nơi khác mang đến.
Ông còn là người có công đóng góp cho việc xây dựng Bảo tàng gốm Kim Lan và Dương Xá, tại Bắc Ninh. Không những vậy, ông cùng đồng nghiệp Việt Nam đã phát hiện các khuôn đúc mũi tên tại Luy Lâu. Điều này chứng tỏ mũi tên có niên đại thời kỳ An Dương Vương được sản xuất tại chỗ.
Sự ra đi của vị tiến sĩ đáng kính đã khiến nhiều người, đặc biệt là giới khảo cổ học bàng hoàng.
"Sự ra đi của ông Nishimura Masanari khiến cả ngành khảo cổ Việt Nam sững sờ", PGS Nguyễn Lân Cường, Phó tổng thư ký Hội khảo cổ học Việt Nam nói.
Là người có nhiều lần nghiên cứu với tiến sĩ Nishimura Masanari, ông Cường cho biết: "Nishimura Masanari là người trung thực, luôn giúp đỡ bạn bè. Ông là một trong những nhà khảo cổ có những nghiên cứu sâu nhất trong lĩnh vực này ở Việt Nam".
"Chúng tôi rất buồn và khẳng định là tiến sĩ Masanari rất không may đã từ trần. Trong giới nghiên cứu nói chung, giới khảo cổ học Việt Nam và mọi người từ sáng đến giờ đều rất sốc", PGS, TS, Viện trưởng Tống Trung Tín nói.
"Anh Nishimura đối với chúng tôi là một người bạn lớn của khảo cổ học Việt Nam, anh đã sang nghiên cứu ở Việt Nam từ cuối những năm 1980, đầu những năm 1990.
"Những công lao và phát hiện của anh ấy rất to lớn. Cách đây mấy năm, do hoạt động ở khu vực Luy Lâu, chính anh, cùng với các đồng nghiệp Việt Nam, đã phát hiện ra một mảnh khuôn đúc trống đồng ở Việt Nam. Cái đó có ý nghĩa rất lớn, vì trống đồng Đông Sơn ở Việt Nam là một biểu tượng của thời kỳ dựng nước, biểu tượng của tinh thần dân tộc của Việt Nam ở thời kỳ đầu tiên dựng nước của dân tộc.
Đó đây, người ta cho rằng trống đồng không ở Việt Nam mà ở nơi khác truyền bá xuống, và một trong những điểm quan trọng trong lúc nghiên cứu biểu tượng này là rất ít tìm thấy công cụ để sản xuất ra trống đồng, tức là tìm thấy khuôn đúc, hay lò đúc...
Khi hoạt động ở Luy Lâu, TS Nishimura đã phát hiện ra được mảnh khuôn này, và do vậy, mảnh khuôn đó hiện nay có giá trị rất lớn trong nghiên cứu khoa học, khảo cổ học, thời đại kim khí, và nó được lưu giữ, bảo tồn ở Bảo tàng Bắc Ninh" - PGS Tín nói về đóng góp của đồng nghiệp nước ngoài đang hợp tác với Viện của ông.
Về đóng góp của nhà khoa học Nhật Bản vừa qua đời đối với nghiên cứu Việt Nam, nhà khảo cổ học Nguyễn Quốc Tuấn nói: "Do những kinh nghiệm của mình, anh cùng với các đồng nghiệp Việt Nam đã phát hiện ra các khuôn đúc mũi tên và do đó nó khẳng định rằng các mũi tên của Việt Nam thời đại kim khí, mà cụ thể ở đây được định niên đại là ở thời kỳ An Dương Vương, là được sản xuất tại chỗ".
Bên cạnh đó, TS Nishimura đã tham gia hàng chục cuộc khai quật lớn nhỏ, tham dự rất nhiều hội thảo khoa học quốc tế về Viêt Nam và luôn dành cho mảnh đất chứa nhiều trầm tích văn hóa này những lời lẽ đầy tình cảm trên các chứng cứ khoa học.
Vĩnh biệt Nishimura - nhà khảo cổ tài năng và tận tụy với Việt Nam, PGS -TS, Viện trưởng Tống Trung Tín cho biết, TS Nishimura Masanari sau khi qua đời, đã được đưa tới Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức ở Hà Nội và Viện Khảo cổ học Việt Nam đang phối hợp, hỗ trợ gia đình của nhà khoa học để chuẩn bị tổ chức công việc tang lễ TS Nishimura Masanari.
Theo Dantri
Kỳ lạ đại gia đình tay một ngón, chân "càng cua" Đại gia đình hai bàn tay chỉ có một ngón út, còn hai bàn chân chỉ có ngón cái và ngón út, nhìn không khác gì hai cái càng cua. Ông Nguyễn Văn Tiến với nghị lực phi thường đã quyết tâm học tập, tốt nghiệp trường Trung cấp Ngoại ngữ Hà Nội Cách đây 75 năm, ở thôn Hoàng Lý xã Hoàng...