Sắp Tết rồi, em có nên quay về nhà chồng
Em lấy chồng cách đây 4 năm. Chúng em yêu nhau và em có thai trước khi cưới. Vì trót lỡ rồi nên gia đình anh buộc phải chấp nhận em làm con dâu (trước đó gia đình anh phản đối em rất gay gắt vì lý do không hợp tuổi).
ảnh minh họa
Hồi mới cưới chồng em rất yêu chiều vợ. Nhưng về sau anh càng bộc lộ tính cách không thể chấp nhận được. Chỉ 2 tháng sau, anh ấy trở nên đổ đốn, chỉ thích chơi bời, không quan tâm tới gia đình. Mọi việc trong nhà một tay em lo liệu. Em không muốn làm bố mẹ chồng buồn phiền nên chỉ biết cắn răng im lặng. Con trai là lý do duy nhất để em tiếp tục sống và chịu đựng người chồng vô trách nhiệm. Cũng chính vì vậy mà 4 cái Tết trôi qua ở nhà chồng mà lòng em buồn vô tận.
Chồng em là con cả, dưới có một em gái cũng đã lấy chồng. Bố mẹ chồng đã già yếu nên mọi việc cúng giỗ, lễ tết chúng em phải lo. Nhưng với ông chồng mải chơi như thế thì gánh nặng đổ hết lên vai em. Nặng nhất là chuyện tiền bạc. 4 năm qua mỗi lần đến Tết là em lo ngay ngáy. Thưởng Tết của em năm nào cũng chỉ khoảng 3 triệu, còn chồng thì gần như không đưa về đồng nào vì anh toàn nhậu nhẹt, bài bạc. Nhiều lần em còn phải mang tiền đi trả nợ cho chồng. Tết năm ngoái, vì túng quá mà em phải muối mặt về nhà mẹ đẻ xin tiền. Anh nào có hiểu cho điều đó mà liên tục nhiếc mắng em là có mỗi việc chuẩn bị Tết cũng không chu đáo.
Gần cuối năm, thấy nhà nhà rục rịch chuẩn bị đón Tết, em thấy buồn lắm. Nhìn lại hoàn cảnh của mình, gần 1 tháng nay em ôm con về nhà mẹ đẻ, sống ly thân với chồng. Cũng vì chuyện tiền bạc mà một lần cãi nhau, anh lớn tiếng: “Tao chỉ thích chơi thôi, mày ở được thì ở, không thì cút”. Thế nên em mới xin phép mẹ chồng và bà ngoại chồng về ngoại ở.
Trong thời gian ở nhà ngoại, em khổ tâm lắm, vì người nhà em cũng không đồng ý cho bỏ chồng. Mọi người đều khuyên em nên hi sinh vì tương lai của con. Em cũng khổ tâm lắm. Tuần trước chồng em đã sang nhà bố mẹ đẻ em, quỳ xuống xin lỗi và hứa từ nay đối tốt với vợ con. Anh ấy cũng tha thiết nhận lỗi với em, bảo là sau khi em bỏ đi anh đã tỉnh ngộ và mong em quay về. Anh hứa từ giờ sẽ tu chí làm ăn, không làm khổ vợ con nữa. Một mặt em bị xao lòng. Nhưng cứ nghĩ đến cái khổ về sau, nghĩ đến những ngày tháng buồn tủi mà em không muốn về. Hơn nữa, cũng sắp Tết rồi, em không biết phải nghĩ sao nữa. Giá kể không có ngày Tết thì em cứ ở nhà bố mẹ để cho đến khi không ở được nữa…
Video đang HOT
Theo Nguoiduatin
Tổ ấm lung lay vì chồng lép vế vợ
Đi làm về, thấy chồng đang ngồi xem TV, chị Hằng nguýt dài, bực bội vừa đi lên gác vừa lẩm bẩm "Sao không biết kiếm việc làm thêm, ngồi dài ra, ngày càng thấy... đụt".
Thấy thái độ của vợ, chồng chị Hằng thở dài, tắt TV. Anh bỏ đi uống cà phê với bạn và tối đó không ăn cơm nhà.
Là người năng động, chị Hằng, trưởng phòng marketting một công ty lớn ở Hà Nội, luôn phấn đấu cho công việc. Sự nghiệp của chị không ngừng phát triển và thu nhập cũng tăng lên nhanh chóng. Ngoài lương, chị còn nhiều nguồn thu khác.
Ngược lại, chồng chị làm kỹ thuật, giờ hành chính, lương ổn định khoảng chục triệu mỗi tháng. Anh hiền lành, sau giờ làm là về nhà, xem TV, đọc báo, chơi với con. Chị Hằng thỉnh thoảng nhắc chồng học nâng cao hoặc nhận làm thêm việc gì đó vì còn nhiều thời gian rảnh, nhưng anh không thích.
"Nhiều khi gặp đối tác làm ăn hay bạn bè - những người đàn ông tài giỏi, bản lĩnh, thành đạt, mình lại chạnh lòng. Chồng mình thì ù lỳ, chẳng có chí tiến thủ, đã thế còn hay trách vợ sao nhãng gia đình, đòi hỏi vợ phải cơm nước, chăm con. Nói thật, mình mà cũng đi làm 8 tiếng rồi về nhà dọn dẹp, con cái thì còn lâu mới có cơ ngơi này", chị Hằng than thở.
Vợ chồng chị đã có ngôi nhà 4 tầng, không phải lo toan nhiều về tài chính. Thế nhưng, càng ngày anh chị càng cảm thấy xa cách, ít khi trò chuyện. Những cuộc hội thoại chủ yếu là cãi vã, người này chỉ trích, chê bai người kia. "Anh ta cứ lầm lầm lỳ lỳ, không muốn đi đâu với mình. Mình cũng chán chồng rồi", người phụ nữ 35 tuổi ngao ngán.
Ảnh minh họa: Mirror.co.uk.
Vì không chịu được cảm giác bị vợ coi thường, anh Toàn (Gia Lâm, Hà Nội) vừa gửi đơn ly hôn ra tòa. Làm tại một đơn vị hành chính sự nghiệp, mỗi tháng lương anh Toàn chỉ vài triệu đồng, trong khi anh hay phải đi sớm về muộn và công tác xa nhà. Chỉ biết chăm chú vào công việc, không có "lậu", anh thường xuyên bị vợ ca thán, so sánh với người này người kia. Theo chị, vì anh không năng động, không lo lắng cho tương lai của vợ con nên mới dậm chân tại chỗ, chứ nhiều người cùng làm với anh đều có thể kiếm ngoài được kha khá.
"Có khi trước mặt đông người, cô ấy nói chỏng lỏn kiểu "em thừa khả năng nuôi mình và nuôi con, trông đợi gì được vào chồng', hay 'anh cứ lo được cho cái thân mình đi đã, rồi hẵng nói'... làm tôi muốn độn thổ. Chẳng phải tôi dốt nát hay lười biếng gì, mà do tính chất công việc nên kiếm được ít tiền thôi", anh Toàn tâm sự.
Vợ anh có một cửa hàng buôn bán nhỏ và thực sự kinh tế gia đình chủ yếu do chị lo toan. Dù vậy, anh Toàn cho biết, những lúc rảnh, anh đều cố gắng giúp vợ làm việc nhà, chăm con, không nề hà gì. Thế nhưng, chị hay tỏ thái độ khó chịu với chồng, mỗi lần định mua sắm gì cho gia đình hay biếu quà nhà ngoại... là chị tự làm, không bao giờ bàn bạc qua với anh. Ngày càng cảm thấy mệt mỏi với những lời bóng gió, chì chiết của vợ, anh quyết định ly hôn.
Theo thạc sĩ tâm lý Lê Thị Minh Hoa, tài chính vốn là "chuyện lớn" trong các gia đình, việc vợ kiếm nhiều tiền hơn chồng càng là vấn đề nhạy cảm. Bà từng tư vấn và chứng kiến nhiều cặp vợ chồng hục hoặc vì những vấn đề nảy sinh khi người vợ có thu nhập cao hơn hẳn đức lang quân. "Thực tế, việc ai kiếm nhiều tiền hơn không phải là nguyên nhân chính gây rạn vỡ mà là thái độ của người trong cuộc, và cách họ ứng xử, giải quyết trước những phát sinh từ đó", bà Hoa nói.
Bà cho rằng, trước nay trong xã hội Á Đông, đàn ông được coi là trụ cột của gia đình, và thường mặc định người chồng phải lo toan kinh tế. Điều này vô hình tạo một sức ép tới các đấng mày râu, khiến họ luôn muốn phải "hơn" vợ. Và trong nhiều trường hợp, khi không kiếm đủ tiền trang trải cho gia đình hoặc kiếm thua vợ, họ cảm thấy khó chịu, dễ tự ái, tổn thương.
Mặt khác, người phụ nữ khi độc lập về tài chính, không bị lệ thuộc vào chồng, thường có thể và tự cho phép mình quyết định nhiều vấn đề mà không cần hỏi ý kiến bạn đời. Hơn nữa, nhiều khi do phải lao vào kiếm tiền, họ cũng có thể không còn dành được nhiều thời gian cho gia đình, hay mệt mỏi, cáu gắt... dễ gây hiểu lầm cho chồng và khiến hai bên xảy ra xung đột nhiều hơn.
Chuyên gia tư vấn tâm lý Văn Thanh Sỹ, tổng đài 1088 TP HCM cho rằng, thực tế cặp vợ chồng nào cũng có khúc mắc và những điều không hài lòng về nhau, chẳng hạn vợ bất bình vì chồng ít nói, không lãng mạn, hay vắng nhà, kiếm ít tiền... Thế nhưng bên cạnh những mặt xấu đó, mỗi người có nhiều mặt tốt khác bù đắp và cả hai vẫn có thể chung sống hạnh phúc bên nhau. Tuy nhiên, khi một trong hai người hoặc cả hai nảy sinh tâm lý coi thường nhau vì điều gì đó, như một người kiếm được ít hơn người kia, thì mọi việc lại khác.
"Lúc này cả hai cần phải ngồi lại xem liệu thu nhập có phải là vấn đề chính gây cảm xúc tiêu cực đó không, hay có điều gì sâu xa bên trong, từ đó mới có thể khắc phục được", ông Sỹ nói.
Theo nhà tâm lý, hầu hết phụ nữ Việt Nam trọng tình cảm, ít khi lấy tiền ra làm thước đo giá trị hạnh phúc gia đình, vì vậy số người khinh thường chồng chỉ vì anh ta thua kém mình trong khoản kiếm tiền rất ít. Thực tế, nhiều nam giới không lo cho kinh tế gia đình vì lười biếng, lại hạnh họe khi người vợ phải lao ra ngoài kiếm sống, phó mặc việc nhà, con cái cho vợ, lên mặt gia trưởng nạt nộ để khỏa lấp sự tự ti, kém cỏi của mình. Và khi cảm thấy không nhận được cả vật chất lẫn tình cảm từ chồng, người phụ nữ dễ bất mãn, khinh khi "nửa kia".
"Nếu người đàn ông thu nhập không cao nhưng luôn tỏ rõ sự nỗ lực, tìm cách bù đắp lại cho vợ bằng cách chia sẻ việc nhà, lo toan con cái, thể hiện vai trò trụ cột về tinh thần, thì ít người vợ nào lại coi thường", nhà tâm lý chia sẻ.
Tuy nhiên, ông cho biết, trong thực tế cuộc sống gia đình, khi một người mạnh về kinh tế hơn người kia thì thường nâng cái tôi của mình lên, cho mình cái quyền làm đúng, nghĩ đúng, quyết định đúng hơn bạn đời. Cả đàn ông và phụ nữ đều vậy. Thường cái tôi của người đàn ông lớn hơn, khi thấy vợ kiếm được nhiều tiền hơn, vợ chứng tỏ "cái tôi" của mình to hơn, họ dễ thấy bị sỉ nhục và nảy sinh suy nghĩ tiêu cực.
"Nếu tất cả xung đột không được giải quyết ngay từ đầu, người phụ nữ sẽ ngày càng khinh khi, hết yêu chồng, có xu hướng nhìn ra ngoài nhiều hơn, so sánh chồng với người đàn ông khác. Và sự đổ vỡ rất dễ đến", ông Sỹ phân tích.
Theo ông, khi thấy có vấn đề, hai vợ chồng cần nhìn xem mâu thuẫn bắt nguồn từ đâu, cả hai có yêu và muốn tiếp tục chung sống với nhau không. Nếu có, hãy lên kế hoạch để cải thiện mối quan hệ, bằng việc cùng học lại cách tôn trọng, chia sẻ với nhau từ cảm xúc, việc nhà, mục tiêu tương lai... "Nếu cảm thấy cả hai không còn tìm được tiếng nói chung, mỗi người có một mục đích sống khác, một người quá đề cao giá trị đồng tiền, người kia không, thì giải phóng cho nhau có lẽ là điều nên làm", ông nói.
Theo VNE
Món quà vợ thích nhất Hai vợ chồng hợp nhau nhiều mặt nên cưới đã sáu năm mà vẫn khắng khít mặn nồng. Một trong những điều "đồng nhất quan điểm" của cả hai là chuyện không thích sinh con. Mặc gia đình hai bên nói tới nói lui, vợ chồng vẫn khăng khăng giữ vững lập trường. Đâu phải hễ cưới nhau là buộc phải có con....