Sập sàn phòng học, 10 học sinh rớt xuống tầng trệt
Chiều ngày 26/8, tại trường THCS và THPT Đống Đa, thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng) sàn của phòng học đã sập xuống hoàn toàn khiến 10 học sinh bị chấn thương, phải đi cấp cứu.
Theo thông tin ban đầu, vào thời điểm xảy ra vụ tai nạn, các học sinh sau khi họp lớp và được phân công trực nhật, đang chuẩn bị ra về thì bất ngờ sàn nhà của phòng học sập xuống khiến 10 em bị chấn thương.
Tại hiện trường sàn nhà của phòng học 6A4 nằm ở tầng 2 khoảng 15-20m2 sập xuống kéo theo bàn, ghế và 10 em học sinh. Ngay lúc đó, thầy cô giáo cùng phụ huynh đã đến đưa các em ra khỏi đống đổ nát và đưa đi cấp cứu.
Sàn phòng học đổ sập hoàn toàn, các học sinh rơi từ trên xuống phòng bên dưới
Rất may phòng học bên dưới thời điểm này không có học sinh
Cơ quan chức năng đang ghi nhận hiện trường giải quyết vụ việc
Được biết, trường THCS và THPT Đống Đa đã được xây dựng các đây 60 năm, hiện xuống cấp rất trầm trọng. Nhà trường đã nhiều lần báo cáo lãnh đạo thành phố, Phòng giáo dục về tình trạng xuống cấp và đề nghị cần có phương án sữa chữa.
Tin từ Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng, đa số các em bị đa chấn thương chủ yếu ở phần chân và có 3 em bị chấn thương đầu, hiện tại các em đều tỉnh táo.
Ngay sau khi xảy ra sự việc, ông Đoàn Văn Việt – Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng đã có mặt thăm hỏi và hỗ trợ mỗi học sinh 5 triệu đồng.
Video đang HOT
Hiện, Công an thành phố Đà Lạt đã tiến hành phong tỏa hiện trường và điều tra vụ việc.
Ngọc Hà
Theo Dantri
Vì sao Đà Lạt Thành phố duy nhất cả nước không có đèn xanh, đèn đỏ?
Đà Lạt là thành phố duy nhất của cả nước chưa lắp đặt hệ thống đèn xanh, đèn đỏ. Một bất ngờ thú vị. Từ đó cũng dẫn đến việc điều tiết giao thông có nét đặc thù riêng, còn lực lượng CSGT phải làm việc vất vả hơn.
Đà Lạt là thành phố duy nhất cả nước không có đèn xanh đèn đỏ điều tiết giao thông
Đang mùa du lịch hè, đường phố Đà Lạt (Lâm Đồng) luôn nhộn nhịp xe cộ. Đặc biệt những ngày cuối tuần, phố núi Đà Lạt trở nên "chật chội" hơn bởi các loại phương tiện giao thông chở du khách thập phương đến tham quan, nghỉ dưỡng.
Ông Phạm Tuấn Sơn, Phó Giám đốc Công ty Cổ phần Dịch vụ đô thị Đà Lạt, cho biết cách đây 2 năm UBND TP. Đà Lạt có đề xuất UBND tỉnh Lâm Đồng một số phương án nhằm chống kẹt xe vào mùa du lịch cao điểm, trong đó có cả phương án lắp đặt hệ thống tín hiệu đèn xanh đèn đỏ tại ngã tư 3 tháng 3 - Nguyễn Văn Cừ - Lê Quý Đôn.
Thế nhưng UBND tỉnh chỉ đồng ý mở rộng các vòng xay tại các giao lộ, phân luồng lại giao thông, vì muốn giữ nét đặc trưng không đèn xanh, đèn đỏ cho phố núi Đà Lạt.
Vì sao Đà Lạt lại có nét đặc trưng kỳ lạ này? Theo ông Sơn, thực tế địa hình đường sá Đà Lạt nhiều dốc cao, nếu đặt tín hiệu đèn xanh đèn đỏ cũng không thuận tiện cho xe đang đà lên dốc.
Còn ông Lê Thanh Tùng, người có hơn 60 năm sống tại Đà Lạt, cho biết khi xây dựng TP. Đà Lạt người Pháp chỉ dự trù một thành phố khoảng 90 ngàn dân, nên họ thiết kế các tuyến đường khá nhỏ hẹp uốn lượn theo các triền núi rất thơ mộng. Nay dân số Đà Lạt gần 250 ngàn người, mỗi năm đón trên 5 triệu lượt du khách cùng các phương tiện giao thông ngày càng nhiều khiến đường phố Đà Lạt vốn đã hẹp lại thêm "chật" hơn vì rất khó mở rộng.
Theo ông Tùng: "Thành phố không đèn xanh, đèn đỏ là nét độc đáo của Đà Lạt; tuy nhiên do văn hóa giao thông của người Việt chưa cao, chẳng ai nhường ai, mạnh ai nấy chạy dẫn đến tình trạng kẹt đường".
Trao đổi với Thanh Niên, ông Đoàn Văn Việt, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, cho biết đến nay quan điểm của lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng vẫn muốn giữ nét đặc thù cho phố núi Đà Lạt là "thành phố không đèn xanh, đèn đỏ".
Chính vì xe cộ cứ xuôi chiều mà đi, không dừng nên việc điều tiết cũng gian nan hẳn. Thiếu tá Nguyễn Văn Hùng, Đội trưởng đội Cảnh sát giao thông (CSGT), Công an TP. Đà Lạt cho biết trong mùa hè này, đặc biệt những ngày cuối tuần từ thứ sáu đến chủ nhật, Đội phải huy động 100% quân số để bảo đảm an toàn giao thông trên địa bàn dù thời tiết nắng gắt hay mưa tầm tã.
Những năm gần đây, thành phố Đà Lạt mở rộng các vòng xoay. Thế nhưng vào mùa du lịch hè, các dịp lễ, tết vẫn thường xuyên kẹt xe tại vòng xoay đài phun nước (đầu cầu Ông Đạo), vòng xoay đường 3 tháng 2- Hải Thượng, vòng xoay Phan Chu Trinh...; và các điểm tham quan du lịch như Vườn hoa Đà Lạt, Thung lũng Tình yêu, đường hầm đất sét...
Do đó, Đội CSGT phải luôn bố trí từ 3 đến 5 cán bộ chiến sĩ cắm chốt tại các "điểm nóng" trên để điều tiết giao thông, hạn chế tối đa việc ùn tắc xe cộ.
Thượng úy Nguyễn Huỳnh Quốc Trung làm nhiệm vụ tại vòng xoay
Điều tiết giao thông tại các giao lộ giờ cao điểm
Thượng úy CSGT Nguyễn Huỳnh Quốc Trung (35 tuổi), chia sẻ: "Có những ngày lễ, tết toàn đội phải cắm chốt để điều tiết giao thông từ sáng sớm đến trưa không có phút nghỉ ngơi; đúng ngày trời nắng gắt, mồ hôi nhể nhại, bụng đói...nhưng được người dân mang nước hoặc du khách dừng xe gởi tặng chai nước khoáng, mình cảm thấy rất vui vì nhận được sự đồng cảm, từ đó có thêm động lực để làm nhiệm vụ thật tốt".
Còn Trung úy Nguyễn Phúc Đức (27 tuổi) cho biết có nhiều xe từ các tỉnh thành đến Đà Lạt du lịch chưa quen đường, thậm chí chạy cả vào đường cấm.
"Tuy nhiên, do được cấp trên quán triệt, anh em chỉ đến nhắc nhở và tận tình hướng dẫn xe đi đúng đường. Những lúc như vậy thấy anh em tài xế họ hài lòng thì mình cảm thấy vui với nghề", anh Trung bày tỏ.
Một lãnh đạo Công an TP.Đà Lạt cho rằng, đến nay Đà Lạt vẫn là thành phố duy nhất trong cả nước chưa lắp đặt đèn, xanh đèn đỏ ở các giao lộ.
Vì sao Đà Lạt không có đèn xanh đèn đỏ?
Trước tình trạng giao thông Đà Lạt thường bị tắc đường cục bộ vào mùa du lịch cao điểm, các cơ quan chức năng của TP. Đà Lạt từng kiến nghị UBND tỉnh Lâm Đồng cho lắp đặt hệ thống tín hiệu đèn xanh, đèn đỏ tại các giao lộ, nhưng không được chấp thuận. Trao đổi với phóng viên Thanh Niên, ông Đoàn Văn Việt, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, cho biết đến nay quan điểm của lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng vẫn muốn giữ nét đặc thù cho phố núi Đà Lạt là "thành phố không đèn xanh, đèn đỏ".
"Có những ngày lễ, tết toàn đội phải cắm chốt để điều tiết giao thông từ sáng sớm đến trưa không có phút nghỉ ngơi; đúng ngày trời nắng gắt, mồ hôi nhể nhại, bụng đói...nhưng được người dân mang nước hoặc du khách dừng xe gởi tặng chai nước khoáng, mình cảm thấy rất vui vì nhận được sự đồng cảm, từ đó có thêm động lực để làm nhiệm vụ thật tốt".
Còn Trung úy Nguyễn Phúc Đức (27 tuổi) cho biết có nhiều xe từ các tỉnh thành đến Đà Lạt du lịch chưa quen đường, thậm chí chạy cả vào đường cấm.
"Tuy nhiên, do được cấp trên quán triệt, anh em chỉ đến nhắc nhở và tận tình hướng dẫn xe đi đúng đường. Những lúc như vậy thấy anh em tài xế họ hài lòng thì mình cảm thấy vui với nghề", anh Trung bày tỏ.
Một lãnh đạo Công an TP.Đà Lạt cho rằng, đến nay Đà Lạt vẫn là thành phố duy nhất trong cả nước chưa lắp đặt đèn, xanh đèn đỏ ở các giao lộ.
Mùa du lịch các vòng xoay thường kẹt xe
Vào mùa du lịch hè đường phố Đà Lạt trở nên "chật hẹp" hơn
Do không có tín hiệu đèn xanh đèn đỏ nên lực lượng CSGT làm việc vất vả hơn
Thời gian gần đây, trên địa bàn TP. Đà Lạt nổi lên tình trạng "cò" du lịch dùng xe máy bám đuổi theo ô tô chèo kéo du khách đi xem vườn dâu, mua đặc sản... Do đó, ngoài nhiệm vụ điều tiết giao thông, CSGT Đà Lạt còn phối hợp với với các lực lượng khác bắt giữ và xử lý những trường hợp vi phạm an toàn trật tự giao thông.
Theo Thanh Niên
Đã xác định nguyên nhân sụt lún đất bất thường tại Đà Lạt Ngày 22/6, tin từ UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết, đã có kết luận chính thức nguyên nhân gây ra tình trạng sụt lún, nứt đất tại trung tâm TP Đà Lạt (Lâm Đồng) khiến 13 căn nhà bị nứt và hàng chục hộ dân bị ảnh hưởng. Sau khi tiến hành nghiên cứu và khảo sát, cơ quan chuyên môn xác định...