Sắp qua đỉnh dịch COVID-19, hàng loạt bang của Mỹ rục rịch mở cửa trở lại
9 tiểu bang Mỹ đang lên kế hoạch mở cửa lại nền kinh tế và nới lỏng các hạn chế nghiêm ngặt khi giai đoạn dịch COVID-19 tồi tệ nhất dường như đã qua đi.
Trong thông báo đưa ra mới đây, Thống đốc New York Andrew Cuomo cho biết các tiểu bang vùng đông bắc như New York, New Jersey và Connecticut sẽ hợp tác cùng Delaware, Pennsylvania and Rhode Island trong việc phối hợp mở cửa dần nền kinh tế đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh của họ.
“Chưa ai từng rơi vào tình cảnh này trước đây, không ai có thể đưa ra mọi câu trả lời. Giải quyết vấn đề y tế công cộng hay nền kinh tế? Cái nào đặt lên đầu tiên. Đáp án là cả hai”, ông cho hay.
Các thống đốc bang California, Oregon và Washington cũng đã đạt được thỏa thuận về cách tiếp cận chung để khởi động lại các doanh nghiệp dù không đưa ra mốc thời gian cụ thể.
Một công dân dọn vệ sinh đi lại trên một con đường vắng tanh ở Quảng trường Thời đại, New York. (Ảnh: CNN)
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia y tế lo ngại việc sớm nới lỏng các hạn chế đi lại có thể khiến dịch bệnh bùng phát trở lại, “đổ sông đổ bể” công lao chống dịch nhiều tuần qua.
Ông Cuomo cho biết bang này muốn mở cửa trở lại sớm nhất có thể, nhưng cần phải thực hiện việc này một cách thông minh dựa trên những tính toán thận trọng.
Trong khi đó Thống đốc New Jersey Phil Murphy nhấn mạnh “sự phục hồi kinh tế phụ thuộc vào sự phục hồi hoàn toàn của dịch vụ chăm sóc sức khỏe”.
Tổng thống Trump hôm 13/4 nói ông hy vọng có thể bắt đầu mở lại nền kinh tế từ ngày 1/5 và rằng ông là người quyết định khi nào mở cửa kinh tế trở lại.
Nhà lãnh đạo Mỹ và các thống đốc bang thời gian qua vướng vào các cuộc tranh luận liên quan tới thời điểm và cách thức thức khởi động lại nền kinh tế.
“Đó là quyết định của Tổng thống. Chính quyền và tôi đang phối hợp chặt chẽ với các thống đốc và sẽ tiếp tục như vậy”, Tổng thống Mỹ Donald Trump viết trên Twitter hôm 13/4.
Các chuyên gia pháp lý cho biết Hiến pháp Mỹ giới hạn quyền lực của Tổng thống trong việc ra lệnh cho công dân trở lại nơi làm việc hay yêu cầu các thành phố mở cửa các tòa nhà chính phủ, các doanh nghiệp địa phương hay vận hành trở lại giao thông công cộng.
Video: New York đã qua thời kỳ đen tối
Giới chức chính trị Mỹ tin rằng việc mở cửa trở lại nền kinh tế phải đi song song với việc mở rộng quy mô xét nghiệm. Họ cũng đồng tình với các quan chức y tế về dự báo dỡ bở sớm hạn chế ra đường có thể khiến dịch bùng phát trở lại.
SONG HY
Chùm ảnh cảnh tượng New York vắng lặng như tờ vì Covid-19: Từ thành phố "không ngủ" nhộn nhịp nhất thế giới giờ hóa quạnh hiu
Những phương tiện giao thông, những đám đông nhộn nhịp, những âm thanh vốn có của một thành phố không bao giờ ngủ đều đã biến mất, chỉ còn lại những con đường trống vắng, ánh đèn điện vẫn sáng... chờ 'các diễn viên trở lại sân khấu'.
Ánh đèn điện vẫn sáng rực ở Quảng trường Thời đại, những tấm biển quảng cáo trên các cửa hàng, quán ăn, khách sạn vẫn nhấp nháy. Nhưng bầu không khí ảm đạm vẫn bao trùm cả thành phố New York những ngày Covid-19 ập đến. Những tiếng còi xe, tiếng bước chân người qua lại dồn dập, tiếng đám đông tụ tập cười nói đã không còn nữa. Cảnh tượng thành phố New York những ngày này vô cùng lạ lẫm, đến nỗi người ta phải thốt lên rằng: "Đây không phải New York mà tôi biết!"
Phóng viên tờ New York Times đã ghi lại được những bức ảnh cho thấy một New York ảm đạm, buồn đến nao lòng.
Nhưng tất cả đều là vì an toàn tính mạng của người dân trong đại dịch Covid-19. New York chỉ "tạm ngủ" để chờ một ngày bừng sáng rực rỡ hơn!
Đại lộ thứ hai ở Manhattan, New York trong một buổi sớm bình minh. Ở Manhattan, sự tương phản trở nên rõ rệt nhất. Bởi ở nơi luôn đông đúc giới cổ cồn trắng và tập trung nhiều khách du lịch, cảnh tượng ảm đạm như hiện giờ là điều mà khu dân cư này chưa từng trải qua.
Quảng trường Thời đại vốn là nơi đông đúc, nhộn nhịp nhất thành phố nay cũng vắng vẻ lạ thường.
Một sân chơi ở West Village không một bóng người. Những món đồ chơi dành cho trẻ em nằm trơ trọi dọc lối đi.
Một người đàn ông giao hàng tạp hóa cho một gia đình ở khu vực Bronx.
Những cái nắm tay, ôm hôn thắm thiết cũng không còn nữa bởi người ta còn vướng bận khẩu trang, găng tay.
Nhà ga đại lộ Utica ở Crown Heights, Brooklyn. Covid-19 đã cướp đi hàng trăm mạng sống trong chưa đầy một tháng sau khi New York xác nhận trường hợp dương tính đầu tiên. Những tuần tới tình hình còn nghiệt ngã hơn bởi những ca dương tính và tử vong vẫn tăng liên tục từng giờ.
Âm thanh từ động cơ của những chiếc xe phân khối lớn chạy ở khu Brooklyn là thứ hiếm hoi phá vỡ sự im lặng bất thường.
Bầu không khí tại các khu vực khác của New York cũng trở nên tĩnh lặng.
Một gia đình đi dạo ở Bushwick. Hàng xóm tránh tiếp xúc, trò chuyện với nhau. Tại các điểm dừng xe buýt hay cửa tiệm tạp hóa, dòng người đứng xếp hàng đứng cách xa nhau một khoảng nhất định.
Nghĩa trang Green-Wood ở Brooklyn.
Đường cao tốc Brooklyn-Queens.
Cầu Bow trong công viên Central.
Siêu thị Fine Fare ở Inwood.
Tiệm bánh pizza của Milly ở Brooklyn.
Một con ngựa xe ở Midtown Manhattan.
Một người bán trái cây ở Jackson Heights. Người bán hàng rong, nhân viên giao hàng, người đưa thư, người thu gom rác, thu ngân ở quầy thực phẩm - số ít những người vẫn phải tiếp tục đi làm được coi là nhịp đập hiếm hoi của cuộc sống bình thường còn xuất hiện trong thành phố.
Siêu thị Dan ở Inwood.
Đại lộ Chiến thắng ở Đảo Staten.
Hàng triệu người Mỹ xin trợ cấp thất nghiệp giữa đại dịch Covid-19 Hơn 6,6 triệu người Mỹ đã đâm đơn xin trợ cấp thất nghiệp trong tuần kết thúc vào ngày 28/3, tăng gấp đôi so với tuần trước đó. Số liệu được công bố cao hơn nhiều so với dự đoán của nhiều hãng truyền thông, khi các chuyên gia kinh tế ước lượng con số này vào khoảng 4 triệu. Một góc phố...