Sáp nhập xã, huyện: Ai ngại đụng chạm thì đứng sang một bên
Việc sáp nhập các đơn vị hành chính cấp xã, huyện cũng cần phải có thái độ dứt khoát, kiên quyết như chống tham nhũng.
Cần có thái độ dứt khoát, kiên quyết khi sáp nhập xã, huyện
Tại hội nghị toàn quốc góp ý dự thảo Đề án tổng thể sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã, huyện đến năm 2021 được tổ chức mới đây, Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An chia sẻ: “Khi sắp xếp bộ máy, nội bộ nhiều chuyện lắm. Bây giờ mới làm đề án thôi đã tính đề xuất nọ kia, ở dưới đã có hiện tượng người ta chạy rồi. Người ta cũng trao đổi, làm hết chuyện nọ chuyện kia, rồi người này người kia điện thoại, đủ hết cả”.
Chia sẻ của ông không làm nhiều người bất ngờ, bởi lẽ việc sáp nhập, tinh gọn bộ máy được đánh giá là khó khăn, nhiều thách thức vì đụng chạm đến quyền lợi của nhiều người, nhiều đơn vị chịu tác động. Số đầu mối thu giảm lại cũng đồng nghĩa với việc một số vị trí quản lý, lãnh đạo được bớt đi thì cũng có thể cuộc chạy đua giữ ghế, chạy để không bị sáp nhập sẽ trở nên huyên náo hơn. Đây cũng là thực tế mà những người làm chính sách cần lưu ý, đánh giá tình hình để có những giải pháp ngăn chặn, xử lý.
Ông Lê Nam – nguyên Phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa (khóa XIII) cho biết, trước thực trạng nợ công tăng cao, bộ máy hành chính cồng kềnh, phình to và kém hiệu quả, nhiều đơn vị hành chính không đạt tiêu chí về dân số, diện tích tự nhiên… thì việc sáp nhập là một yêu cầu bắt buộc.
Ông Lê Nam – nguyên Phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa. (Ảnh: Tuổi Trẻ)
Tất nhiên, việc sáp nhập sẽ khó khăn, sẽ gặp phải những cản trở nhưng một chủ trương đúng đắn, cấp thiết của Đảng thì cần phải làm quyết liệt chứ không thể dềnh dang như thời gian qua. Tổng Bí thư đã từng nói: “Chống tham nhũng, ai nhụt chí thì đứng sang một bên cho người khác làm”. Việc sáp nhập các đơn vị hành chính cấp xã, huyện cũng cần phải có thái độ dứt khoát, kiên quyết như chống tham nhũng.
“Khi sáp nhập các đơn vị hành chính cấp xã, huyện, người nào ngại khó, ngại đụng chạm thì đứng sang một bên cho người khác làm. Vì nếu cứ chần chừ, chờ nhau thì sẽ không làm được. Ai chống được, ai lùi được nếu chúng ta quyết tâm, dứt khoát làm” – ông Lê Nam nhấn mạnh.
Áp dụng đồng bộ, đồng loạt nhiều biện pháp
Để hạn chế việc “chạy”, theo ông Dương Quang Phái (nguyên Vụ trưởng, Ủy ban Kiểm tra Trung ương), cần áp dụng đồng bộ, đồng loạt nhiều biện pháp. Theo đó, để lựa chọn người đứng đầu khi sáp nhập 2 xã phải có các tiêu chí đánh giá cụ thể, công khai xem ai là người xứng đáng.
Tiếp đó, phải có bước đánh giá về phẩm chất như quan hệ của cán bộ đó với nhân dân như thế nào, có tham nhũng, tham ô không… Việc đánh giá này cần được lấy ý kiến nhân dân, các cán bộ của tổ chức chính trị – xã hội đánh giá nhiều chiều thông qua phiếu kín.
Video đang HOT
Kết hợp với đó là hình thức thi tuyển, cần đặt ra các mục tiêu về nội dung làm sao không phải là những lý thuyết chung mà là những tình huống thực tế, những vấn đề, nhiệm vụ của địa phương, để các ứng viên trình bày chương trình hành động của mình.
Ông Dương Quang Phái thừa nhận rằng, có những cán bộ được lựa chọn đúng người, đúng việc với các bước tuyển chọn chặt chẽ, nhưng khi làm được một thời gian thì cá nhân họ bộc lộ những biểu hiện suy thoái. Đây chính là lỗi ở công tác quản lý, hay nói cách khác là giám sát quyền lực còn yếu.
“Để giải quyết việc này cần phải quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của Ban thường vụ, Ban chấp hành, Bí thư được làm và không được làm những gì để chống lạm quyền. Những quy định này phải công khai để đảng viên và quần chúng nhân dân giám sát” – ông Dương Quang Phái nêu ý kiến.
Về vấn đề thi tuyển để lựa chọn cán bộ, ông Lê Nam (nguyên Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa) cũng cho rằng, cách này vừa hạn chế được việc “chạy” ghế, vừa đánh giá được trình độ năng lực, tính toàn diện của cán bộ. Theo ông, nếu vẫn đánh giá theo cơ chế cũ, có ý kiến tập thể, thường vụ, thường trực, nhưng nếu cán bộ nào có tâm không trong sáng thì vẫn có thể lợi dụng để núp bóng tập thể, đưa những người không xứng đáng, không tiêu biểu vào bộ máy.
“Phải dựa vào dân, vào số đông cán bộ đảng viên để đánh giá cán bộ dựa trên cơ chế đánh giá thực chất, công khai, minh bạch. Chúng ta có cả một hệ thống gồm Mặt trận, đoàn thể… nhưng gần như vai trò của họ trong đánh giá cán bộ chưa được phát huy” – ông Lê Nam cho biết thêm.
Vị cựu đại biểu Quốc hội nhấn mạnh rằng, chúng ta không thiếu giải pháp để lựa chọn những công bộc của dân nhưng lại chưa gắn với trách nhiệm người đứng đầu. Vừa qua, trách nhiệm của người đứng đầu cũng đã được nhắc đến nhưng qua một vài vụ việc, ở nơi này, nơi kia, người đứng đầu vẫn “vô can”, chưa có ai bị xử lý khi để xảy ra tình trạng bổ nhiệm người nhà, cả nhà làm quan hay cán bộ mắc sai phạm nghiêm trọng. “Do đó, người quyết định công tác cán bộ, quyết định phương án cán bộ thì phải chịu trách nhiệm nếu cán bộ được lựa chọn không hoàn thành nhiệm vụ” – ông Lê Nam cho hay.
Nguyên Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa cho biết, hiện nay ở Thanh Hóa đang tiến hành sáp nhập thôn, bản, tổ dân phố. Sau gần 1 năm tổ chức triển khai đã giảm hơn 1500 thôn, bản, tổ dân phố; giảm hàng nghìn cán bộ bán chuyên trách, đi cùng với đó là tiết kiệm cho ngân sách. Quá trình khảo sát, tiến trình sáp nhập thôn, tổ dân phố được triển khai sâu rộng, đồng thuận trong nhân dân; thực hiện đúng hướng dẫn, quy định pháp luật, gắn với kiện toàn các tổ chức chính trị – xã hội ở cơ sở.
Có được kết quả như vậy là do sự chỉ đạo quyết liệt từ cấp ủy, chính quyền địa phương cũng như sự đồng thuận của toàn thể nhân dân. Ông tin rằng, với quyết tâm chính trị như vậy thì tới đây khi tiến hành sáp nhập các đơn vị hành chính cấp xã, huyện, không chỉ Thanh Hóa mà còn nhiều địa phương trên cả nước cũng sẽ đạt được những kết quả quan trọng, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 18 Hội nghị Trung ương 6 về “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”./.
Theo Kim Anh/VOV.VN
Nghệ An thành lập tổ tư vấn kinh tế - xã hội cho Chủ tịch UBND tỉnh
Chiều 18/8, UBND tỉnh tổ chức công bố Quyết định thành lập Tổ tư vấn kinh tế - xã hội cho Chủ tịch UBND tỉnh và làm việc với Tổ tư vấn.
Các đồng chí lãnh đạo tỉnh tặng hoa các thành viên Tổ tư vấn. Ảnh: Thành Duy
Dự lễ có các đồng chí: Nguyễn Đắc Vinh - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; Nguyễn Xuân Đường - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Thái Thanh Quý - Ủy viên Dự khuyết Trung ương Đảng, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy; Lê Xuân Đại - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; Lê Minh Thông - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo Văn phòng Tỉnh ủy, UBND tỉnh và một số sở, ngành.
Ngày 13/6/2018, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An ký Quyết định số 2385/QĐ-UBND về việc thành lập Tổ tư vấn kinh tế - xã hội để tư vấn cho Chủ tịch UBND tỉnh về các vấn đề phát triển kinh tế - xã hội.
Tổ tư vấn kinh tế - xã hội của Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An gồm 6 thành viên: Ông Trương Đình Tuyển - nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại, nguyên Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Nghệ An làm tổ trưởng; PGS.TS Trần Đình Thiên - nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam làm tổ phó; Ông Hồ Xuân Hùng - nguyên Thứ trưởng Bộ NN&PTNT, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An, Chủ tịch Tổng hội NN&PTNT Việt Nam; Tiến sỹ Nguyễn Sỹ Dũng - nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội; ông Trần Ngọc Chính - Chủ tịch Hội Quy hoạch và Phát triển đô thị Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng và bà Thái Hương - Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Bắc Á.
Tổ tư vấn kinh tế - xã hội có 3 nhiệm vụ gồm: Tư vấn cho Chủ tịch UBND tỉnh về các chiến lược, kế hoạch, đề án, chính sách phát triển kinh tế - xã hội trung hạn và dài hạn; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm.
Tổ cũng phân tích, dự báo, đánh giá tình hình, kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, các chiến lược, đề án, chính sách phát triển kinh tế - xã hội, trên cơ sở đó tư vấn cho Chủ tịch UBND tỉnh các biện pháp, giải pháp để nâng cao hiệu quả thực thi hoặc đề xuất sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách nhằm đạt được các mục tiêu đề ra.
Các thành viên của tổ cũng tham gia ý kiến các báo cáo, đề án quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội của UBND tỉnh trình Thường trực Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, HĐND và các nhiệm vụ cụ thể khác theo đề nghị của Chủ tịch UBND tỉnh.
Nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại Trương Đình Tuyển phát biểu tại cuộc làm việc. Ảnh: Thành Duy
Phát biểu tại lễ công bố, thay mặt Tổ tư vấn, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại Trương Đình Tuyển đánh giá, việc tỉnh Nghệ An thành lập Tổ tư vấn cho Chủ tịch UBND tỉnh về phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh thể hiện thái độ cầu thị của các đồng chí lãnh đạo tỉnh về việc tranh thủ ý kiến chuyên gia.
Về phía các thành viên, khi nhận lời tham gia cũng thể hiện nhiệt huyết của những người con của Nghệ An muốn có đóng góp của mình cho tỉnh nhà.
"Cá nhân tôi cũng như anh em trong tổ sẽ hết sức cố gắng để có thể đóng góp được mức cao nhất có thể cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Nghệ An" - Tổ trưởng Tổ tư vấn kinh tế - xã hội chia sẻ.
Tại cuộc làm việc, các thành viên Tổ tư vấn và các đồng chí lãnh đạo tỉnh đã thảo luận về Quy chế hoạt động của tổ.
Phát biểu tại cuộc làm việc, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Đắc Vinh cho biết, Nghệ An rất mong muốn có một Tổ tư vấn để giúp cho lãnh đạo tỉnh trong việc hoạch định tầm nhìn; đưa ra những quyết định quan trọng xử lý những vấn đề cụ thể. Trên cơ sở đó, tỉnh đã bàn bạc mời những người con Nghệ An kinh nghiệm nhất, có hiểu biết sâu sắc trên các lĩnh vực tham gia Tổ tư vấn.
Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Đắc Vinh phát biểu tại cuộc làm việc. Ảnh: Thành Duy
Bí thư Tỉnh ủy cũng đã trao đổi thống nhất một số nội dung về Quy chế hoạt động của Tổ tư vấn. Bên cạnh các hoạt động theo quy chế, người đứng đầu Tỉnh ủy cũng mong muốn đối với các hoạt động khác, các vấn đề quan trọng đều được trợ giúp tư vấn của các thành viên và tập thể Tổ tư vấn.
Thay mặt lãnh đạo tỉnh Nghệ An, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Đắc Vinh trân trọng cảm ơn thành viên Tổ tư vấn nhận lời giúp tỉnh từ những việc chiến lược cho đến những việc cụ thể và khẳng định tỉnh có trách nhiệm để tổ có điều kiện hoạt động thực chất nhất, với những công việc cụ thể, không thành lập hình thức.
Kết luận cuộc làm việc, chân thành cảm ơn sự hợp tác của các thành viên Tổ tư vấn, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Xuân Đường tin tưởng: Với trí tuệ, kinh nghiệm công tác các thành viên sẽ có những đóng góp hiệu quả cho lãnh đạo tỉnh chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ mới.
Để Tổ tư vấn hoạt động đạt hiệu quả, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu trên cơ sở dự thảo Quy chế làm việc, Văn phòng UBND tỉnh phối hợp với Tổ tư vấn, Sở Tài chính, Sở KH&ĐT, Sở Tư pháp sớm hoàn thiện quy chế làm việc, ban hành ngay trong tháng 8 này.
Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Xuân Đường phát biểu tại cuộc làm việc. Ảnh: Thành Duy
Chủ tịch UBND tỉnh cũng giao Văn phòng UBND tỉnh phối hợp với các đơn vị liên quan sớm trình UBND tỉnh ban hành quyết định thành lập nhóm hỗ trợ Tổ tư vấn; làm tốt công tác khâu nối giữa lãnh đạo tỉnh và Tổ tư vấn.
Người đứng đầu UBND tỉnh cũng giao các sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND cấp huyện cung cấp tài liệu liên quan cho Tổ tư vấn khi có yêu cầu, phối hợp với Tổ tư vấn trong việc chuẩn bị các báo cáo, đề án về chiến lược, cơ chế chính sách phát triển kinh tế - xã hội chung và trong từng lĩnh vực; đồng thời tổ chức nghiên cứu, thảo luận các báo cáo, đề án đó với Tổ tư vấn để đề xuất ý kiến tư vấn cho lãnh đạo tỉnh.
Thành Duy
Theo baonghean
Lắp đặt máy bơm công suất lớn chống ngập cho chợ Vinh Tránh những thiệt hại có thể xảy ra như những năm trước, năm nay khu trung tâm chợ Vinh - chợ lớn nhất TP Vinh, tỉnh Nghệ An đã được lắp đặt máy bơm công suất lớn để hút nước lũ, tránh ngập lụt, hạn chế tối đa thiệt hại về kinh tế cho các hộ kinh doanh tại đây. Công nhân khẩn...