Sáp nhập Crimea, Nga sẽ có nửa hạm đội hải quân Ukraine
20 tàu chiến và tàu phụ trợ của hải quân Ukraine có thể sẽ trở thành một phần của Hạm đội Biển Đen Nga sau khi Crimea sáp nhập vào Nga, Chủ tịch Uỷ ban Quốc phòng Hạ viện Nga, Đô đốc Vladimir Komoyedov cho hay.
Hãng tin RIA Novosti dẫn lời ông Vladimir Komoyedov cho biết trong số tất cả 40 tàu của hải quân Ukraine, có 20 tàu hiện đang neo đậu tại các căn cứ hải quân ở Sevastopol và Vịnh Donuzlav Crimea.
Hạm đội hải quân Ukraine.
Ông Komoyedov nói: “Các tàu còn lại tại Crimea đầu tiên sẽ trở thành một phần của lực lượng tự vệ Crimea và sau đó sẽ nhập vào Hạm đội Biển Đen của Nga”.
Những tàu của hải quân Ukraine tại Crimea bao gồm hai tàu hộ tống, một tàu chỉ huy, một số tàu tên lửa, tàu quét mìn và Zaporizhia, tàu ngầm duy nhất của Ukraine thuộc lớp Foxtrot chạy bằng điện và dầu diesel.
Video đang HOT
Ông Komoyedov còn cho rằng hải quân Nga cũng có khả năng được tiếp quản những cơ sở hạ tầng phát triển của hải quân Ukraine trên bán đảo Crimea, bao gồm căn cứ Belbek và một mạng lưới các công sự ven biển.
Nga đang tiến hành nhanh chóng các bước sáp nhập Crimea bất chấp sự phản đối của các cường quốc phương Tây.
Hôm 18/3, Tổng thống Nga Vladimir Putin và các nhà lãnh đạo của Crimea đã ký hiệp ước sáp nhập bán đảo này bao gồm cả thành phố Sevastopol vào Nga. Theo dự kiến, quốc hội Nga sẽ nhanh chóng phê chuẩn hiệp ước trên.
Theo infonet
Pháp dọa hủy bán tàu chiến cho Nga vì khủng hoảng Ukraine
Pháp sẽ cân nhắc hủy một hợp đồng trị giá 1,4 tỷ euro nhằm chuyển giao 2 tàu chiến lớp Mistral cho hải quân Nga nếu Mátxcơva leo thang thêm căng thẳng tại Ukraine, Ngoại trưởng Pháp tuyên bố.
Tàu chiến lớp Mistral của Pháp.
Trong cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình TF1 của Pháp, Ngoại trưởng Laurent Fabius đã phủ nhận tính hợp pháp của cuộc trưng cầu dân ý ngày 16/3 tại Crimea nhằm sáp nhập với Nga. Ông Fabius cũng hối thúc Mátxcơva thực hiện các biện pháp tức thì nhằm tránh "leo thang căng thẳng nguy hiểm và vô ích" tạ Ukraine.
Chiến hạm tấn công đổ bộ lớp Mistral đầu tiên của Pháp, tên gọi Vladivostok, có khả năng triển khai các trực thăng và xe tăng, dự kiến được được bàn giao cho Nga vào cuối năm nay theo một hợp đồng ký kết giữa 2 nước vào năm 2011.
Chiếc thứ 2, tên gọi Sevastopol, dự kiến sẽ tới Nga vào năm 2012 và gia nhập Hạm đội Biển đen của Nga tại bán đảo Crimea.
"Nếu ông Putin tiếp tục tình trạng như hiện nay, chúng tôi sẽ cân nhắc hủy các thương vụ này", Ngoại trưởng Fabius tuyên bố hôm 17/3, thừa nhận rằng việc mất các hợp đồng này có thể ảnh hưởng tiêu cực tới nền kinh tế Pháp.
Ông Fabius cho biết, một động thái như vậy có thể thuộc các lệnh trừng phạt kinh tế "giai đoạn 3" chống lại Mátxcơva. "Hiện chúng tôi đang ở giai đoạn 2", ông Fabius nói.
Ngoại trưởng Pháp nhấn mạnh rằng các lệnh trừng phạt phải ảnh hưởng tới tất cả mọi người và hối thúc Anh "hành động tương tự đối với tài sản của các nhà tài phiệt Nga ở London".
Những bình luận của ông Fabius diễn ra sau khi Mỹ và EU ngày 17/3 nhất trí áp đặt các lệnh trừng phạt đối với các quan chức Nga sau cuộc trưng cầu dân ý tại Crimea, trong đó hầu hết cử tri ủng hộ việc tách khỏi Ukraine và gia nhập Nga.
Những người nằm trong danh sách của Mỹ và châu Âu bị cấm nhập cảnh vào Mỹ và các quốc gia thành viên EU, đồng thời tài sản của họ sẽ bị đóng băng.
Tổng thống Nga Vladimir Putin hồi đầu tháng này cho biết các lệnh trừng phạt chống lại Nga có thể gây ảnh hưởng tới đôi bên trong thế giới hiện đại, khi mọi thứ đều được liên kết và mọi người phụ thuộc lẫn nhau.
Theo Dantri
Thế khó của Thổ Nhĩ Kỳ trong cuộc khủng hoảng Crimea Mặc dù đã phản ứng để bảo vệ người Tatar ở Crimea (Crưm), nhưng đó chỉ là những phản ứng mang tính "bản năng" và Thổ Nhĩ Kỳ không muốn phá hỏng mối quan hệ với Nga. Tại sao? Cuộc khủng hoảng Crimea với sự tranh giành ảnh hưởng giữa Nga và phương Tây đã đặt Thổ Nhĩ Kỳ trong thế tiến thoái...