Sắp ngưng sử dụng chất Paraben trong mỹ phẩm
Các dẫn chất của chất Paraben được sử dụng rộng rãi làm chất bảo quản trong 22.000 loại mỹ phẩm.
Theo công văn của Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế), từ ngày 30/7 tới, sẽ thực hiện lộ trình ngưng sử dụng các dẫn chất của chất Paraben trong mỹ phẩm vì các dẫn chất này bị Ủy ban Mỹ phẩm cộng đồng Châu Âu nghi ngờ gây bệnh ung thư cho người sử dụng.
Các dẫn chất của chất Paraben được sử dụng rộng rãi làm chất bảo quản trong 22.000 loại mỹ phẩm. Việc Bộ Y tế áp dụng lộ trình ngưng sử dụng các dẫn chất của chất này bắt nguồn từ việc, năm 2014, Ủy ban Mỹ phẩm cộng đồng Châu Âu nghi ngờ chất Isoparaben (là dẫn chất của chất Paraben) có thể gây ung thư vú cho người sử dụng, nên đã đưa ra qui định cập nhật 5 dẫn chất của chất Paraben (gồm Isopropylparaben, Isobutylparaben, Phenylparaben, Benzylparaben và Pentylparaben) vào danh mục các chất không dùng trong mỹ phẩm.
Tuy nhiên, Hội đồng khoa học Châu Âu lại tuyên bố, đến thời điểm hiện tại không có đủ bằng chứng khoa học để khẳng định các dẫn chất của chất Paraben bị cấm đó không an toàn, nếu dùng với nồng độ giới hạn cho phép. Mặc dù vậy, để đảm bảo lợi ích và an toàn cho người tiêu dùng, Cộng đồng Châu Âu đã cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ, nên quyết định thay thế các dẫn chất của chất Paraben trong mỹ phẩm. Từ đây, Hội đồng mỹ phẩm ASEAN đưa ra khuyến cáo ngưng sử dụng các chất này để thay thế bằng các chất tối ưu hơn.
Việt Nam là thành viên của cộng đồng ASEAN, nên Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) nước ta hướng dẫn thực hiện việc ngưng sử dụng các dẫn chất của chất Paraben theo lộ trình từ 30/7 tới đến năm 2016 mà Cộng đồng Châu Âu và Cộng đồng ASEAN đưa ra.
Video đang HOT
Sở dĩ phải thực hiện theo lộ trình là do các dẫn chất Paraben được sử dụng làm chất bảo quản rất phổ biến trong mỹ phẩm. Đến nay chưa có bằng chứng cụ thể về sự mất an toàn của các dẫn chất này và cơ quan chức năng cần thời gian để tìm kiếm, thay thế các hợp chất an toàn hơn./.
Văn Hải
Theo_VOV
Ăn chè giải nhiệt ngày hè, giật mình nghe chuyện nguyên liệu pha, nấu
Mùa hè, ngoài các loại nước giải nhiệt, chè là món ăn được nhiều người ưa thích. Tuy nhiên, để nấu chè, nhiều chủ hàng không ngần ngại mua các loại bột bán sẵn, không nhãn mác, không nguồn gốc xuất xứ.
Thạch xanh, đỏ, tím, vàng và các loại đường không có nhãn mác được bày bán tại chợ Hà Đông. Ảnh: L.Mỹ
Loạn chè giá rẻ
Chợ Hà Đông (Hà Nội) chiều 30/5 nắng nóng hầm hập. Trong khu bày bán đồ ăn nhếch nhác, nhiều xô thạch đen óng được đổ ra để trên mâm nhôm. Một chủ quầy vừa dùng que một đầu kẹp túi nilon để đuổi ruồi, miệng mời chào đon đả: "Thạch không em? Thạch cho vào chè, thạch trộn sữa chua, ăn tuyệt mát".
Trong khu bày bán hàng khô bên cạnh cổng chính của chợ, các lọ thạch xanh, đỏ, tím, vàng... được bày bán nhan nhản với giá gần 50.000 đồng/lọ. Khi được hỏi về các loại bột bán sẵn để làm chè, chủ một ki-ốt nhiệt tình giới thiệu: "Đây, làm sẵn hết rồi. Về chỉ cần cho đá vào là ăn thôi. Muốn mua thứ gì cũng có. Từ bột khoai môn, bột lọc, bột thạch, thạch bán sẵn... đủ cả".
Chị với tay lấy một lọ thạch đỏ, vàng, trắng trên giá giảng giải: "Loại nhiều màu này rẻ nhất. Nếu mua sỉ, chị bán 35.000 đồng thôi. Nếu mua lẻ thì 45.000 - 50.000 đồng/lọ đấy. Loại một màu này đắt hơn". Vừa nói, chị vừa lấy hai lọ thạch màu xanh và tím đưa cho chúng tôi.
Theo quan sát, các lọ thạch có tên công ty sản xuất và hạn sử dụng được đóng dấu rời vào góc bên phải của tem mác. Trong khi dòng chữ NSX (ngày sản xuất) và HSD (hạn sử dụng) in sẵn từ tem mác lại để trống không. Thắc mắc về điều này, chị chủ ki-ốt phân bua: "Ôi dào, in vào đâu chả được hả em? Miễn là có hạn sử dụng là may. Có nhiều người còn bán bột làm chè, làm thạch tự chế, rẻ hơn nhưng không biết thế nào đâu. Tụi chị thì không dám bán thế. Đây, em xem, toàn hàng công ty, nhãn mác hẳn hoi". "Một lọ này để được bao lâu?", chúng tôi hỏi. "Hạn dùng là 6 tháng, nhưng em để được thoải mái", chị đáp.
"Em bán cho sinh viên, mỗi cốc chè 10.000 đồng thôi nên chị có đường hóa học không? Mua đường kính này em không có lãi", chúng tôi bảo. Chị cười cười: "Nói thật, kể cả mua loại nguyên liệu chè có nhãn mác đã cực lãi luôn, chưa nói đến mua bột trôi nổi. Em tưởng tượng, một túi bột thạch có 15.000 đồng, làm được hơn 2kg thạch đặc. Nếu muốn lãi, em quấy loãng ra thì còn nhiều hơn. Đường thì cho hóa học vào. Một nồi to chỉ cần cho vài viên là đã ngọt tận cổ", chị giảng giải.
Khi được hỏi về giá cả của đường hóa học, chị cho biết có rất nhiều loại, loại viên, loại bột. Giá cả các loại cũng khác nhau. "Đắt nhất là 140.000 đồng/túi nửa kg. Loại 70.000- 80.000 đồng/túi nửa kg cũng có, nhưng nấu hơi chát nên chị không dám bán", chị giải thích.
Khó kiểm soát
Ngoài đường hóa học, theo quan sát của PV, loại đường kính trắng, đường đỏ không nhãn mác cũng được bày bán nhan nhản ở chợ Hà Đông. Vừa tiếp xúc với chúng tôi, chị chủ ki-ốt trên vừa xúc đường từ bao tải ra từng túi nhỏ để bày bán. Bên cạnh đó, nhiều túi đường đỏ không nhãn mác cũng được bày rất nhiều.
Theo tìm hiểu của PV, thời gian gần đây, các cơ quan chức năng quản lý thị trường đã xử lý và bắt giữ các cơ sở chế biến đường bằng phẩm màu, hóa chất độc hại axít photphoric khiến nhiều người lo ngại. Khi chúng tôi thắc mắc về sự độc hại có thể có của các loại đường này, chị chủ cười thành tiếng: "Ở đây tụi mình toàn bán hàng tử tế thôi. Ai cũng ăn, có phải mình em đâu mà bảo độc".
Về công nghệ làm thạch, BS Phan Bích Nga (Viện Dinh dưỡng Quốc gia) cho biết, hiện có khoảng 40 loại khác nhau có chứa nguyên liệu agar làm thạch. Một số nguyên liệu gần gũi, được nhiều người biết đến như: Tảo đỏ, rau câu, sương sáo, găng... Nếu thạch tự làm từ rau thì rất an toàn và giúp cung cấp chất xơ cho đường tiêu hóa. Nếu khéo chế biến trộn thêm với sữa, các loại trái cây tươi sẽ có những món ăn tráng miệng ngon và tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, theo BS Phan Bích Nga, nếu thạch bị trộn lẫn đường hóa học, ví dụ Sodium Cyclamate - là hóa chất nằm trong danh mục cấm sử dụng vào sản phẩm thực phẩm, hoặc những chất gây màu, gây mùi không nằm trong danh mục phụ gia thực phẩm thì sẽ gây hại cho người sử dụng.
Một bác sĩ ở Bệnh viện K (đề nghị không nêu tên) cũng cho biết, những loại hương liệu trôi nổi bán trên thị trường chứa một hàm lượng lớn các hóa chất độc hại tạo màu, tạo mùi, saccharin và các chất bảo quản. Nó không có giá trị dinh dưỡng nhưng gây hại cho người dùng. Cụ thể, nếu uống phải lượng nhỏ các hóa chất và hương liệu này, người bệnh có thể bị dị ứng, tiêu chảy, ngộ độc thể nhẹ và thể nặng. Nếu tích tụ trong thời gian lâu dài, có thể sẽ gây ung thư hoặc suy gan, thận.
Theo Lương Mỹ
Báo Gia đình & Xã hội
Không có chuyện hành tím Vĩnh Châu dùng chất bảo quản làm mù mắt Trước thông tin cho rằng hành tím Vĩnh Châu, Sóc Trăng dùng chất bảo quản, thậm chí cả thuốc trừ sâu, gây ra mù mắt với nhiều người ở địa phương này, cơ quan chức năng tỉnh Sóc Trăng khẳng định thông tin là không chính xác. Thu hoạch hành tím tại Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng. (Ảnh: An Hiếu/TTXVN) Vĩnh Châu -...