Sắp mở tòa vụ Nguyễn Đức Kiên, Dương Chí Dũng
Trao đổi với báo chí bên lề Quốc hội, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình cho biết, cuối năm nay sẽ xử 6 “đại án” liên quan đến Dương Chí Dũng, Nguyễn Đức Kiên, Dương Tự Trọng, Huỳnh Thị Huyền Như…
Quá trình điều tra các vụ án lớn liên quan đến Nguyễn Đức Kiên, Dương Chí Dũng, Dương Tự Trọng, Huỳnh Thị Huyền Như… đã lâu nhưng chưa đưa ra xét xử khiến cử tri và nhiều Đại biểu Quốc hội cảm thấy nóng lòng. Xin ông cho biết, đến bao giờ quá trình điều tra sẽ hoàn thành và trong năm nay các “đại án” này có được đưa ra xét xử hay không?
Hiện nay, 6 vụ đã có kết luận điều tra, chúng tôi ủy quyền công tố các cơ quan thi hành tố tụng của hai thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh.
Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình
Cụ thể, Hà Nội sẽ xét xử 3 vụ gồm Dương Chí Dũng – Vinalines, vụ Dương Tự Trọng tổ chức cho Dương Chí Dũng trốn và vụ Ngân hàng ACB – Nguyễn Đức Kiên. Trong 3 vụ ở Hà Nội thì vụ Ngân hàng ACB và vụ Dương Tự Trọng đã bàn giao cho tòa án.
Còn trong Thành phố Hồ Chí Minh sẽ xét xử 3 vụ gồm vụ Vifon và vụ Công ty cho thuê tài chính 2. Hai vụ này theo thống nhất với tòa, phiên tòa sẽ được mở ra vào đầu tháng 11 tới. Vụ thứ 3 của Thành phố Hồ Chí Minh là vụ Huỳnh Thị Huyền Như của Ngân hàng Công thương. Những vụ này đã hoàn tất cáo trạng, thời gian cụ thể tòa án sẽ quyết định nhưng chắc chắn phiên tòa sẽ được mở trong quý 4 năm nay.
Những vụ còn lại lộ trình xử lý dứt điểm thế nào, thưa ông?
Đối với án thì không thể nói những vụ còn lại được. Mỗi một vụ nó có yêu cầu chứng minh khác nhau, khả năng đáp ứng của cơ quan điều tra và viện kiểm sát khác nhau. Nhưng tinh thần chung sẽ tập trung điều tra, phối hợp rất chặt chẽ giữa cơ quan điều tra và cơ quan công tố, khẩn trương chuyển sang tòa án để có thể kết thúc điều tra và xét xử. Những vụ còn lại khả năng phải sang 2014.
Vậy có vướng mắc, khó khăn gì trong những vụ án phải để sang năm 2014 mới đưa ra xét xử?
Video đang HOT
Ngoài khó khăn chung của yêu cầu chứng minh các vụ án tham nhũng, đặc biệt là các vụ án tham nhũng lớn thì đối tượng có chức vụ và vụ án cũng lớn, yêu cầu chứng minh nhiều. Hơn nữa, rất nhiều vụ có yếu tố nước ngoài phải có tương trợ tư pháp đối với cơ quan thi hành tố tụng ở nước ngoài. Thế nhưng hưởng ứng của các cơ quan tố tụng ở nước ngoài có những nước tốt nhưng cũng có những nước còn hạn chế.
Trong khi đó, đòi hỏi của dư luận rất cao ở các vụ án này là vừa phải làm chính xác, triệt để nhưng lại phải nhanh, khẩn trương. Đây thường là những yêu cầu trái nhau vì vậy tinh thần các cơ quan thi hành tố tụng sẽ cố gắng hết mình và sẽ phối hợp với nhau rất chặt chẽ để đáp ứng yêu cầu của Quốc hội.
Với lộ trình như vậy nhiều Đại biểu cho rằng là rất chậm và càng để lâu thì việc thu hồi tài sản thất thoát lại càng khó. Ông có ý kiến gì về việc thu hồi tài sản ở các vụ án tham nhũng?
Thực ra các vụ án kinh tế và tham nhũng nói chung không phải đến bây giờ mà từ rất lâu rồi và cũng không phải chỉ có ở Việt Nam, ở nhiều nước cũng vậy khả năng thu hồi tài sản đối với các vụ án này không bao giờ đáp ứng được yêu cầu, tức là không bao giờ thu được 100%. Đây là một thực tế vì những vụ án khi các cơ quan thi hành tố tụng phát hiện thì sự kiện phạm tội xảy ra trước đó nhiều năm chứ không phải nó chỉ xảy trong quá trình điều tra.
Quá trình vi phạm diễn ra nhiều năm như thế cho đến lúc phát hiện, điều tra, truy tố, xét xử chỉ là giai đoạn chứng minh. Còn giai đoạn này mà thu được 100% là điều khó thực hiện, không phải chỉ nước ta, không phải chỉ thời điểm này mà cả sau này. Nhưng tinh thần chỉ đạo chung thì phải cố gắng thu hồi càng nhiều càng tốt.
Trong tương lai theo tôi cũng cần phải thay đổi Luật Tố tụng hình sự để tăng thêm khả năng truy thu tài sản. Bởi chúng ta đang có một hạn chế là những tài được chứng minh hình thành một cách bất hợp pháp từ con đường phạm tội thì mới được thu. Tôi nghĩ là sắp tới chúng ta phải khắc phục việc này.
Xin cảm ơn ông!
Quang Phong (ghi)
Theo Dantri
Rút ngắn thời gian xây nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1
Báo cáo việc triển khai dự án điện hạt nhân Ninh Thuận, Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng cho biết, phía Việt Nam đã đạt được thỏa thuận với Nga về các biện pháp rút ngắn thời gian làm nhà máy số 1. Tháng 12 tới sẽ chốt địa điểm xây dựng nhà máy.
Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận được Quốc hội phê duyệt chủ trương cuối năm 2009 với tổng mức đầu tư của dự án khoảng 200.000 tỷ đồng (tại thời điểm lập dự án, quý 4/2008). Đến năm 2010, Thủ tướng đã chấp thuận kế hoạch tổng thể thực hiện, phân chia thành 2 đề án và 7 dự án thành phần. Cuối năm 2011, hiệp định liên chính phủ Việt - Nga về việc cung cấp tín dụng xuất khẩu của Nga để tài trợ xây dựng dự án nhà máy 1 đã được ký kết.
Đến cuối năm 2012, tại Matxcova (Nga), UB liên Chính phủ Việt - Nga đã tổ chức trao đổi, thảo luận các biện pháp nhằm rút ngắn thời gian thực hiện dự án nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1. Hai bên đã thống nhất việc triển khai sớm một số công tác chuẩn bị và giao các cơ quan, doanh nghiệp liên quan trao đổi, rà soát để thống nhất tiến độ thực hiện dự án.
Mặt bằng để xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 tại huyện Hàm Thuận Nam đã được chuẩn bị sẵn sàng.
Đến nay, nhà thầu tư vấn Liên danh E4-KIEP-EPT đã hoàn thành công tác khảo sát giai đoạn 1 để lựa chọn vị trí nhà máy, đã nộp báo cáo lựa chọn địa điểm giai đoạn 1, đang triển khai một số hạng mục khảo sát giai đoạn 2.
Cụ thể, báo cáo trung gian về kết quả khảo sát cho thấy không có dịch chuyển lớn về vị trí, địa điểm dự kiến trước đó.
Theo kế hoạch, nhà thầu tư vấn sẽ hoàn thành lập hồ sơ phê duyệt địa điểm và dự án đầu tư vào cuối tháng 12 năm nay.
Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1, theo kế hoạch sẽ khởi công vào 2014, đưa tổ máy đầu tiên vận hành vào năm 2020. Trong khi đó, căn cứ vào tình hình chuẩn bị, Chính phủ sẽ báo cáo Quốc hội quyết định thời điểm khởi công xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 2.
Về dự án nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 2, nhà thầu tư vấn (công ty Điện hạt nhân Nhật Bản - JAPC) đã cơ bản hoàn thành công tác lập Hồ sơ phê duyệt địa điểm và dự án đầu tư. Dự kiến JAPC sẽ nộp hồ sơ này trong quý IV năm nay.
Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cho biết, Bộ đã giao tập đoàn Điện lực EVN làm việc, trao đổi với tư vấn đề bổ sung và hoàn thiện các nội dung của hồ sơ phê duyệt địa điểm và dự án đầu tư theo các quy định của Việt Nam.
Báo cáo trung gian về kế quả khảo sát của dự án này cũng cho thấy không có dịch chuyển lớn về vị trí địa điểm đã chọn để xây nhà máy Ninh Thuận 2.
Một vấn đề phát sinh là phần dự án chồng lấn với khu vực khai thác titan, Bộ Công thương đã phối hợp với UBND tỉnh Ninh Thuận và các bên liên quan giải quyết dứt điểm để đảm bảo cho các tư vấn lập dự án đầu tư triển khai công việc thuận lợi, đảm bảo tiến độ thực hiện.
Báo cáo của Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng cũng cho biết, dự án đầu tư hạ tầng phục vụ thi công hai nhà máy đã được EVN phê duyệt.
Khu quản lý vận hành, khu chuyên gia và trụ sở ban quản lý dự án đã hoàn thành thiết kế cơ sở trong quý 3 để trình duyệt trong quý 4/2013. Đây là công trình được xây dựng trên diện tích quy hoạch 22,9 ha tại phường Mỹ Bình, thành phố Phan Rang - Tháp Chàm.
Về nguồn nhân lực, đã có 139 sinh viên cam kết sẽ về làm việc cho nhà máy 1, chủ yếu được đào tạo tại Nga. Nguồn cho nhà máy 2 là khoảng 180 người đào tạo tại các trường đại học có đào tạo các chuyên ngành liên quan đến điện hạt nhân trong nước. EVN cũng đã đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét đào tạo tại Nhật Bản 100 sinh viên cho dự án. Kỹ sư các chuyên ngành khác (khoảng 160 người mỗi nhà máy) thì EVN có thể tuyển dụng từ các trường đại học trong nước như với các nhà máy điện khác.
Hiện Bộ Tài chính đã thành lập đoàn đàm phán thỏa thuận về cung cấp tín dụng cho dự án nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 2 và đã liên hệ với phía Nhật Bản đề nghị đàm phán, nhưng hiện tại chưa nhận được câu trả lời. Công việc này sẽ tiếp tục trong năm 2014.
Đánh giá chung, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng nêu rõ các bộ, ngành đã tích cực triển khai thực hiện các công việc được giao, đã hoàn thành một khối lượng lớn công việc của dự án theo nhiệm vụ, tiến độ được giao. Đây là dự án điện hạt nhân đầu tiên ở Việt Nam, có quy mô lớn và công nghệ rất phức tạp, trong khi nguồn nhân lực còn thiết cả về số lượng và kinh nghiệm.
Nhận định đây là một điểm khó khăn, Bộ trưởng Công thương nhấn mạnh những mục tiêu trong năm 2014 để tiếp tục thúc đẩy tiến độ thực thiện dự án. Trước hết, cơ quan chức năng sẽ đàm phàn, thỏa thuận tín dụng với Nhật Bản để cung cấp tín dụng cho dự án nhà máy số 2; thẩm định hồ sơ phê duyệt địa điểm và dự án đầu tư cho cả 2 nhà máy.
Tiếp đến là việc hoàn thành kiểm đếm phục vụ đền bù giải phóng mặt bằng, hoàn thành xây dựng khu tái định cư để chuẩn bị cho việc di dân. Các dự án hạ tầng phục vụ thi công nhà máy sẽ được triển khai như khởi công một số hạng mục đường giao thông, điện, nước phục vụ thi công 2 nhà máy.
P.Thảo
Theo Dantri
Lời khai người đưa tiền tỷ 'lót tay' Dương Chí Dũng 10 tỷ tiền "lại quả" cho Dương Chí Dũng trong một phi vụ làm ăn, Sơn đưa làm 2 lần, tại khách sạn Victory, TP.HCM và nhà riêng. Để thực hiện hành vi tham ô chiếm đoạt 1,6 triệu USD, Dương Chí Dũng cùng đồng bọn đã bàn nhau để mua "khối sắt vụn" với giá đắt như vàng sau đó chia chác...