Sắp mở lại phiên tòa xét xử bị cáo Nguyễn Huy Khang bị tạm giam 13 năm
Đây là vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản từng 2 lần bị hủy án sơ thẩm, đang giải quyết sơ thẩm lần 3, trong đó bị cáo Nguyễn Huy Khang bị tạm giam 13 năm.
Theo thông báo của TAND TP Hà Nội, phiên tòa xét xử vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản đối với các bị cáo Nguyễn Đình Bang, Nguyễn Huy Khang, Hoàng Thị Xuân sẽ được mở lại vào ngày 10-12. Phiên tòa dự kiến kéo dài 2 ngày.
Ba bị cáo tại phiên tòa trước đây. Ảnh: BÙI TRANG
13 năm tạm giam
Vụ án thu hút sự chú ý của dư luận vì kéo dài nhiều năm chưa có hồi kết. Năm 2010, Cơ quan Cảnh sát điều tra khởi tố vụ án. Đến nay, đã 14 năm, vụ án được đưa ra xét xử nhiều lần; có 2 bản án sơ thẩm được tuyên nhưng đều bị cấp phúc thẩm hủy án. Hiện TAND TP Hà Nội đang thụ lý giải quyết sơ thẩm lần thứ 3.
Trong đó, bị cáo Nguyễn Huy Khang (65 tuổi, trú huyện Tân Yên, Bắc Giang) bị tạm giam từ tháng 2-2011. Đến tháng 6-2024, TAND TP Hà Nội có quyết định hủy bỏ biện pháp tạm giam đối với ông Khang do xét thấy không cần thiết. Như vậy, bị cáo này đã bị tạm giam 13 năm.
Cũng trong vụ án này, bị cáo Nguyễn Đình Bang (73 tuổi, trú quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) bị tạm giam 5 năm.
Vụ án bắt nguồn từ việc chuyển nhượng phần vốn góp tại Công ty Trường Sinh do ông Nguyễn Đình Bang làm giám đốc. Công ty Trường Sinh có dự án An Khánh (đã được UBND tỉnh Hà Tây phê duyệt dự án) trên diện tích hơn 6.000 m 2 đất ở Khu Công nghiệp An Khánh.
Cáo buộc cho rằng năm 2009 bị cáo Bang đã tạo dựng các hợp đồng, các quyết định, văn bản không đúng thực tế đưa cho bị cáo Nguyễn Huy Khang huy động vốn.
Video đang HOT
Bị cáo Nguyễn Huy Khang nói dối nói với ông Thái Khắc Toàn (khi đó là phó giám đốc Công ty Huy Phát) rằng bản thân đã mua xong cổ phần, chỉ chờ làm thủ tục tại Sở KH&ĐT để thay đổi giám đốc Công ty Trường Sinh từ ông Bang sang ông Khang. Khi đó, ông Khang sẽ là giám đốc và là chủ đầu tư dự án của Công ty Trường Sinh tại Bắc An Khánh.
Tin là thật, ông Toàn ký hợp đồng góp vốn tham gia đầu tư Dự án An Khánh và đã chuyển tổng cộng 22 tỉ đồng cho ông Bang và ông Khang. Sau khi nhận tiền, 2 bị cáo không dùng số tiền trên thực hiện đầu tư Dự án An Khánh mà chiếm đoạt sử dụng cá nhân. Do đó, ông Thái Khắc Toàn đã tố cáo ra cơ quan công an.
Còn bị cáo Hoàng Thị Xuân làm giả quyết định bổ nhiệm bản thân là phó giám đốc Công ty Trường Sinh, có nhiệm vụ huy động vốn thực hiện Dự án để lừa các bị hại khác góp vốn rồi chiếm đoạt. Bà Xuân bị cáo buộc đã chiếm đoạt của 4 bị hại với tổng số tiền hơn 57 tỉ đồng.
Hai lần hủy án
Bản án sơ thẩm năm 2016 và năm 2020 đều tuyên phạt ông Nguyễn Huy Khang 18 năm tù, phạt ông Nguyễn Đình Bang 16 năm tù vì tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Sau 2 phiên tòa, cả ông Khang và ông Bang kháng cáo kêu oan. Bản án phúc thẩm năm 2017 và năm 2020 hủy án sơ thẩm, giao về cấp sơ thẩm điều tra, xét xử lại.
Tại bản án phúc thẩm lần đầu năm 2017, HĐXX nhận định: Về tố tụng có một số vấn đề về xác định nguyên đơn dân sự cũng như việc ghi lời khai của bị cáo.
Về nội dung vụ án, dự án An Khánh là có thật, hiện dự án vẫn đang tồn tại, chưa bị thu hồi. Theo đăng ký kinh doanh của Công ty Trường Sinh, ông Bang sở hữu 50% vốn góp và được chuyển nhượng theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
Về các yếu tố lừa dối, đối với việc ông Khang tự xưng là giám đốc Công ty Trường Sinh để ký kết hợp đồng góp vốn với ông Toàn thì bản thân ông Toàn có lời khai không thống nhất, khi nói là biết, khi nói là không.
Bị cáo Nguyễn Huy Khang khẳng định ông Toàn biết vì khi soạn thảo và ký kết hợp đồng thì có đầy đủ tài liệu về việc này, Văn phòng luật sư do ông Toàn chọn và luật sư đã giải thích chưa nên ký nhưng ông Toàn vẫn ký. Mặt khác, có công văn của Văn phòng luật sư về việc này.
Nội dung tố cáo của ông Toàn, các lời khai của ông Toàn tại Công an quận Đống Đa có nhiều mâu thuẫn với các lời khai tại Công an TP Hà Nội, mâu thuẫn với các chứng cứ khác có tại hồ sơ vụ án.
Đối với ông Bang, sau khi nhận tiền chuyển nhượng thì ông Bang giao giấy tờ, sổ đỏ, con dấu cho ông Khang, ông Toàn để hoàn tất thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh. Trong hồ sơ không có tài liệu nào thể hiện ông Khang, ông Bang cùng bàn bạc, thống nhất ý chí để cùng thực hiện hành vi phạm tội.
HĐXX phúc thẩm thấy rằng, bản án sơ thẩm hầu như không xem xét đánh giá chứng cứ được thu thập tại cơ quan Công an quận Đống Đa; điều này vi phạm nguyên tắc phải đánh giá đầy đủ toàn diện các chứng cứ liên quan đến vụ án… Những sai sót này không thể khắc phục được ở cấp phúc thẩm nên HĐXX đã hủy án để điều tra lại vụ án theo đúng quy định của pháp luật.
Tại giai đoạn xét xử phúc thẩm lần 2, bị cáo Xuân vừa bị bắt, CQĐT có quyết định phục hồi điều tra. HĐXX phúc thẩm lần 2 đánh giá rằng việc điều tra làm rõ hành vi phạm tội của bị cáo Xuân sẽ giúp cho việc đánh giá, xác định, làm rõ mức độ, hành vi của ông Khang, ông Bang nên quyết định tiếp tục hủy án để điều tra, xét xử lại.
Tuyên án vụ bé 5 tuổi tử vong do bị 'bỏ quên' trong xe đưa đón ở Thái Bình
TAND TP Thái Bình vừa tuyên án đối với 4 bị cáo trong vụ việc một trẻ mầm non tử vong do bị bỏ quên trên ô tô đưa đón đến trường.
Ngày 27/11, Chánh án Tòa án nhân dân (TAND), TP Thái Bình cho biết, ngày 22/11, TAND TP Thái Bình đã đưa ra xét xử vụ án Vô ý làm chết người và Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra ngày 29/5, tại Trường Mầm non Hồng Nhung cơ sở 2, đóng trên địa bàn xã Xuân Phú, TP Thái Bình.
Chiếc xe đưa đón học sinh của Trường Mầm non Hồng Nhung cơ sở 2 (Ảnh: Đức Văn).
Hội đồng xét xử TAND TP Thái Bình đã tuyên phạt bị cáo Nguyễn Văn Lâm (59 tuổi), lái xe đưa đón của Trường Mầm non Hồng Nhung cơ sở 2, mức án 1 năm 9 tháng tù; bị cáo Phương Quỳnh Anh (38 tuổi), nhân viên của Trường Mầm non Hồng Nhung cơ sở 2, bị tuyên phạt 1 năm 6 tháng tù, cùng về tội Vô ý làm chết người.
Cùng bị đưa ra xét xử có hai giáo viên phụ trách lớp là Đoàn Thị Nhâm (26 tuổi) và Nguyễn Thị Phương (58 tuổi), bị tuyên phạt 1 năm 6 tháng tù nhưng cho hưởng án treo về tội danh Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
Theo cáo trạng, Phương Quỳnh Anh và Nguyễn Văn Lâm được giao nhiệm vụ đưa đón học sinh từ nhà tới trường. Sáng 29/5, bị cáo Nguyễn Văn Lâm điều khiển ô tô 29 chỗ, đi cùng Phương Quỳnh Anh, đưa đón 10 trẻ em, trong đó có cháu T.G.H. (5 tuổi) cùng 9 học sinh khác đến trường.
Khi đi đến trường Quỳnh Anh do chủ quan, cẩu thả đã bỏ quên cháu H. trên xe ô tô. Lâm là lái xe do chủ quan, cẩu thả không kiểm tra lại khoang hành khách trên xe mà điều khiển ô tô đỗ tại cổng trường rồi tắt máy, khóa cửa xe lại.
Hai giáo viên phụ trách lớp Đoàn Thị Nhâm và Nguyễn Thị Phương, điểm danh thấy cháu H. vắng nhưng do thiếu trách nhiệm, không thông báo với gia đình.
Trường Mầm non Hồng Nhung cơ sở 2 (Ảnh: Đức Văn).
Về trách nhiệm dân sự, Trường Mầm non Hồng Nhung cơ sở 2 cùng ba nhân viên và giáo viên đã tự nguyện bồi thường cho gia đình cháu bé số tiền 1 tỷ đồng.
Trước đó, như Dân trí đã thông tin khoảng 6h20 ngày 29/5, Nguyễn Văn Lâm, trú tại phường Quang Trung, TP Thái Bình điều khiển ô tô 29 chỗ cùng Phương Quỳnh Anh là nhân viên Trường Mầm non Hồng Nhung 2, đón cháu H. và 9 học sinh khác đi học.
Khi đến trường, Lâm mở cửa ô tô cho giáo viên và các cháu học sinh tự đi vào lớp. Sau đó, điều khiển ô tô đỗ ở cổng trường rồi khóa cửa xe ra về.
Khi vào lớp, giáo viên lớp có chụp ảnh điểm danh học sinh gửi lên phần mềm của nhà trường để theo dõi, quản lý thì phát hiện vắng cháu H. nhưng không thông báo cho gia đình.
Đến khoảng 17h cùng ngày, anh T.Đ.A., cậu ruột của cháu H. đến đón và phát hiện sự việc cháu H. bị bỏ quên trên xe đưa đón của nhà trường dẫn đến tử vong.
Lãnh 9 năm tù sau 12 lần... mua bán thận Mỗi quả thận được Ninh mua với giá từ 320 triệu đến 380 triệu đồng và được bán với giá từ với giá từ 700 triệu đến 1 tỷ đồng tùy từng thời điểm. Ngoài ra, Ninh còn trả các khoản tiền chi phí xét nghiệm, làm hồ sơ thủ tục cho bên bán và bên mua thận... Chiều 19/11, TAND tỉnh Thừa...