Sập lò than ở Quảng Ninh, 1 công nhân thiệt mạng
Chiều 14/3, tại lò chợ thuộc Công ty than Mông Dương ( phường Mông Dương, TP.Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh), khi công nhân đang làm việc thì lò bị sập, khiến 1 công nhân tử nạn.
Lò than Mông Dương bị sập khi công nhân đang làm việc (Ảnh minh họa)
Trao đổi với PV Dân Việt, thanh tra Sở LĐTBXH Quảng Ninh cho hay: Lực lượng chức năng của sở, Liên đoàn Lao động tỉnh, Công an tỉnh đã có mặt tại vị trí lò sập để tìm hiểu sự việc.
Cũng theo thông tin từ Sở LĐTBXH Quảng Ninh, đến khoảng 19h tối 14/3, lực lượng cấp cứu mỏ Vinacomin và công ty đã đưa thi thể 1 công nhân ra khỏi lò.
Theo Hoàng Anh Tuấn (Dân Việt)
Video đang HOT
Vụ cháy lò than làm 6 người chết: Hệ lụy nhãn tiền từ cách làm 'ăn xổi'
Cái chết đột ngột của 6 công nhân do nổ khí hầm lò tại mỏ than Uông Bí, Quảng Ninh vào sáng ngày 16/1 khiến dư luận vô cùng đau xót.
Khai thác khoáng sản tràn lan không kiểm soát việc cấp giấy phép dễ dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng - (Ảnh minh họa)
Cũng liên quan đến ngành khai khoáng, mới đây một số liệu được công bố có tới 60% giấy phép khai khoáng ở các tỉnh phía Bắc được bán lại cho người Trung Quốc. Với những thông tin đáng suy ngẫm liên tiếp từ ngành khai khoáng thời gian qua, nhiều chuyên gia cho rằng, đây chính là bộ mặt thực của kiểu "ăn xổi, ở thì" tồn tại từ lâu trong ngành này và giờ là lúc cần phải chấn chỉnh.
Cấp giấy phép tràn lan kiểu tư duy nhiệm kỳ
Tại hội nghị đối thoại giữa bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) với 120 doanh nghiệp khai thác khoáng sản phía Nam diễn ra tại Đà Nẵng vào ngày 17/1, ông Nguyễn Văn Thuấn - Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chất và khoáng sản (bộ TN&MT) khẳng định, nhiều giấy phép khai khoáng đã được bán cho doanh nghiệp Trung Quốc.
Theo thống kê của năm 2010 cho thấy, cả nước có đến 5.000 giấy phép khai khoáng được cấp cho hơn 2.000 doanh nghiệp. Thế nhưng, rất nhiều doanh nghiệp sau khi có giấy phép khai khoáng đã tìm cách bán lại cho đối tác khác. "Đơn cử, như ở phía Bắc có đến hơn 60% mỏ có "dấu vết" của các doanh nghiệp đến từ Trung Quốc. Người Trung Quốc gần như đứng đằng sau điều hành việc khai khoáng của chúng ta" - lời ông Thuấn nói.
Tại hội nghị đối thoại này, tiến sĩ Nguyễn Văn Ban, nguyên Trưởng ban Nhôm - Ti tan, Tổng công ty Khoáng sản Việt Nam cho biết: Tình trạng xuất lậu quặng đang là vấn đề trầm trọng, gây nhức nhối. Tình trạng này xảy ra qua nhiều tuyến khác nhau, không chỉ có đường bộ mà còn đường sông, các tuyến đường tiểu ngạch.
Cũng liên quan đến công tác cấp phép khai thác và quản lý, theo số liệu chúng tôi nắm được, tính đến thời điểm tháng 5/2013, cả nước có 79 giấy phép thăm dò khoáng sản do bộ TN&MT cấp; 503 giấy phép khai thác khoáng sản do các cơ quan Trung ương cấp còn đang hoạt động và 4.200 giấy phép do UBND các tỉnh, thành cấp đang có hiệu lực.
Nhiều chuyên gia cho rằng, việc cấp phép hiện nay là quá tràn lan dẫn tới không kiểm soát được hoạt động khai khoáng. Số lượng giấy phép được cấp nhiều như vậy nhưng theo ông Lại Hồng Thanh, Cục trưởng cục Kiểm soát hoạt động khoáng sản (bộ TN&MT), chỉ khoảng 30-40% số doanh nghiệp (DN), tổ chức và cá nhân khai thác khoáng sản báo cáo định kỳ. Song ngay cả thông tin trong báo cáo cũng chưa đầy đủ, chưa chính xác. Bởi vậy, Nhà nước không kiểm soát được sản lượng khai thác thực tế của DN, đồng nghĩa với việc không nắm được thực trạng tài nguyên khoáng sản, nguồn lực phát triển đất nước.
Bàn về vấn đề này, ông Nguyễn Trọng Quang, Giám đốc công ty khai thác quặng Hồng Thanh ở Tuyên Quang cho biết, đa số các dự án khai thác khoáng sản chủ yếu do địa phương cấp phép, nhưng khả năng quản lý giám sát của địa phương lại rất yếu nên doanh nghiệp dễ bề "lách luật". Theo ông Quang thì hiện nay có doanh nghiệp khai thác tại địa phương mỗi năm chỉ nộp ngân sách 5 tỷ đồng, nhưng con đường đi qua khu mỏ đó thì bị hỏng nặng, tỉnh phải bỏ số tiền gấp nhiều lần để sửa chữa. Việc cấp phép ồ ạt và quản lý buông lỏng là vấn đề gây nhức nhối hiện nay tại nhiều địa phương.
Trao đổi với PV, chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cho rằng: "Có vấn đề lợi ích nhóm trong khai thác khoáng sản. BộTN&MT cấp phép ít nhưng địa phương cấp phép nhiều. Đặc biệt, nhiều mỏ, nếu xét về tổng thể là mỏ lớn, phải được Trung ương đồng ý, nhưng người ta "lách luật" bằng cách chia nhỏ ra để địa phương cấp. Năng lực giám sát yếu, pháp luật chưa hoàn thiện đang làm cho tài nguyên chảy vào túi một nhóm người chứ không phải là tất cả. Khai thác khoáng sản vừa làm cho người dân phải chịu ô nhiễm môi trường, đói nghèo, trong khi tài nguyên bị lấy đi thì khai thác để làm gì, cho ai?".
Tiền chảy vào túi ai!?
Ông Mai Xuân Hùng, Phó Chủ nhiệm Ủy Ban kinh tế của Quốc hội cho biết, sau khi khảo sát ở nhiều nơi khai thác khoáng sản, các đại biểu Quốc hội nhận thấy, ở đâu có hoạt động khai thác khoáng sản thì ở đó môi trường bị tàn phá, hạ tầng yếu kém dần và đời sống người dân nghèo đói".
Trong khi đó, theo nhiều chuyên gia, khai thác khoáng sản lại là ngành kinh tế thu lợi nhuận lớn. Tiền đang chảy vào túi một số người, trong khi đó tài nguyên là nguồn lợi chung để phát triển đất nước. Vì vậy, theo ý kiến của các chuyên gia, nên thống nhất việc quản lý tài nguyên khoáng sản về một mối."Việc gì cũng cần một đầu mối, một cơ quan và người đứng đầu phải có trách nhiệm. Việc quản lý này phải giao cho bộ TN&MT".
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Khá cho rằng, tình trạng bán lại giấy phép cho công ty nước ngoài cần thiết phải được quản lý chặt. Trước mắt, những trường hợp mua bán trên cần xem xét lại việc cấp phép có được cụ thể hay không? Có phải là nhu cầu đúng đắn, cấp thiết của doanh nghiệp hay không? Hay những doanh nghiệp chỉ vì quen biết mà không đúng chức năng vẫn được cấp giấy phép rồi bán lại cho người khác. Tức là phải thanh tra rõ ràng việc này, không thể để xảy ra tình trạng tài nguyên từ nguồn lợi của đất nước thành tài sản của một hay vài cá nhân rồi tha hồ buôn bán, đổi chác. "Tôi cho rằng, kinh doanh khai thác kiểu như vậy phải có các điều kiện đáp ứng như chức năng, máy móc trang thiết bị và các điều kiện đảm bảo an toàn lao động. Còn cơ quan chức năng không làm đúng, đủ các thủ tục thì người lao động phải chịu hậu quả".
Trong vụ nổ làm 6 công nhân bị chết tại Uông Bí, Quảng Ninh đã bộc lộ ra nhiều vấn đề. Trước hết đó là mặt công nghệ, việc sử dụng công nghệ quá lạc hậu khiến người công nhân luôn đối mặt với rủi ro cao. Thật đau lòng nếu nguyên nhân dẫn đến tai nạn thực sự bắt nguồn từ việc băng chuyền cọ xát phát lửa?
Do đó, đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Khá quan ngại, "cấp phép rồi không kiểm soát, không thanh tra khi hậu quả xảy ra mới khắc phục là vô cùng nguy hiểm. Vậy nên, phải xem xét hoạt động cấp phép có buông lơi hay không. Việc thiếu kiểm tra, thiếu trách nhiệm thì cơ quan chức năng ở đâu? Từ trước tới nay chúng ta làm theo kiểu không kiểm tra, cấp phép rồi người cấp không chịu trách nhiệm, dễ dãi nên cấp cho nhanh. Cấp giấy phép không đúng đối tượng, ngành nghề thì chắc chắn đằng sau đó phải có nhiều vấn đề liên quan.
"Phải quy định trách nhiệm cụ thể của từng ngành nghề, phân công trách nhiệm cụ thể, nghiêm túc. Khi tăng cường trách nhiệm thì vấn đề thanh kiểm tra sẽ tốt, còn nếu xử lý ở cái "đuôi" thì mọi chuyện đã xảy ra rồi sẽ rất khó khắc phục", bà Khá nhấn mạnh.
Theo Xahoi
Cháy lò than ở Quảng Ninh có thể do khí metan Trao đổi với PV Thanh Niên chiều 17.1 về vụ cháy lò ở mỏ than Đồng Vông làm 6 người chết, 1 người bị thương, ông Phạm Văn Huyên, Giám đốc Trung tâm cấp cứu mỏ thuộc Tập đoàn than - khoáng sản Việt Nam (TKV) cho biết lực lượng cứu hộ đã xây tường chắn ở miệng lò để đảm bảo việc...