Sắp lễ khắp nơi, xoa tiền lên tượng, bỏ tiền vào kiệu rước cầu may
Lượng du khách đổ về Đền Trần mỗi lúc một nhiều hơn, đường vào Đền Thiên Trường cũng nêm chật cứng người. Cảnh phổ biến, mỗi người bê một mâm lễ vật, nhiều người còn sờ vào các pho tượng Đền Trần và bỏ tiền vào kiệu rước… lấy may.
Bắt đầu từ 17h chiều ngày 4/3, lượng người ở Đền Trần mỗi lúc một đông hơn. Phía bên ngoài các lực lượng chức năng phải làm việc hết sức vất vả để phân luồng giao thông, hướng dẫn những người đi xe máy gửi xe đúng nơi quy định, không được đi vào trong gây ách tắc.
Những mâm lễ vật được chuẩn bị để dâng lên các vua Trần và tướng lĩnh.
Theo ghi nhận của PV, tại Đền Thiên Trường, Đền Trùng Hoa, Đền Cố Trạch – nơi thờ tự các vị vua đời Trần và các quan lại có công phò tá nhà Trần, lượng người đặc kín. Hầu hết những người chờ lễ trên tay đều bê một mâm lễ vật, chủ yếu là hoa quả, mâm xôi, thủ lợn…
Ban tổ chức cũng bố trí các bàn đặt ngay sân Đền Trần để người dân tiện sắp lễ vật. Nhưng do lượng người dâng lễ quá đông nên không đủ chỗ, nhiều người còn phải đặt tạm lễ vật của mình lên các chậu hoa, hàng rào, bờ tường… để sắp lễ.
Ngoài những người dâng lễ đơn giản hơn thì cũng phải viết sớ, dâng hương. Mặc dù hệ thống loa truyền thanh liên tục tuyên truyền cho người dân và du khách ý thức khi vào dâng hương, hành lễ… nhưng nhiều người dân và du khách vẫn cố xoa tay vào tượng, dùng tiền xoa lên mặt, lên thân tượng.
Tại Đền Cố Trạch, mặc dù chưa đến giờ rước Kiệu ấn, nhưng nhiều người vẫn bỏ tiền vào kiệu với mong muốn may mắn sẽ đến với mình.
Do không có chỗ sắp lễ nên nhiều người đành để ở chậu hoa, bờ tường…
Nhiều người vẫn bỏ tiền vào kiệu rước dù đã được Ban tổ chức tuyên truyền.
Dù nhiều bàn đã được bố trí để du khách sắp lễ nhưng vẫn không đủ chỗ.
Video đang HOT
Sắp lễ ngay trên hàng rào của Đền Trùng Hoa.
Nhiều người dùng tay và tiền xoa lên tượng Đền Trần.
Gia cố lại khu vực phát ấn cho người dân vào rạng sáng 5/3.
Người dân và du khách viết sớ dâng hương.
Đức Văn – Duy Tuyên
Theo Dantri
Hàng ngàn người đổ về lễ hội Chùa Bà Bình Dương
Từ trưa ngày 4/3 (tức ngày 14 tháng Giêng âm lịch), hàng ngàn người từ khắp nơi đã đổ về Chùa Bà Thiên Hậu để hành hương, cầu khẩn và tham dự lễ hội lớn nhất trong năm.
Tuy không nhiều lễ hội như những nơi khác nhưng tỉnh Bình Dương có nét văn hóa lễ hội rất đặc trưng như lễ hội chùa ông Bổn, lễ hội Kỳ Yên tại các đình thần, lễ hội đua thuyền truyền thống...
Tuy nhiên tiêu biểu nhất là lễ hội chùa Bà hằng năm vào ngày rằm tháng Giêng Âm lịch tại miếu Bà Thiên Hậu mà người dân khắp nơi thường gọi là lễ hội Chùa Bà. Đây là một nơi tín ngưỡng dân gian quan trọng của hàng ngàn người dân Bình Dương và các vùng lân cận.
Hàng năm, Chùa Bà Thiên Hậu tổ chức lễ hội rước kiệu Bà vào ngày rằm tháng Giêng Âm lịch, đây được xem là lễ hội lớn nhất ở Bình Dương, thu hút hàng trăm ngàn lượt khách đến hành hương. Tâm điểm của lễ hội là Lễ cúng Vía Bà được tiến hành vào lúc nửa đêm 14 đến sáng 15 tháng Giêng.
Lễ cúng Vía Bà xong sẽ diễn ra lễ rước kiệu Bà được tổ chức theo lối cổ truyền. Kiệu Bà được rước đi xung quanh trung tâm thành phố Thủ Dầu Một cùng đội múa lân, mọi người làm lễ cúng, lễ cầu phúc, cầu lộc cho năm mới tại chùa và trước nhà mình nơi đoàn rước kiệu Bà đi qua.
Khách đến hành hương vào chiều 14 tháng Giêng sẽ vào Chùa Bà theo cổng phụ hai bên
"Năm nào tôi cũng đến đây lễ viếng tại Chùa Bà để cầu bình an, sức khỏe cho cả gia đình, cầu cho công việc thuận lợi cả năm" - Bà Nguyễn Thị Hoàng (quê Bình Phước) chia sẻ.
Tại chánh điện, rất đông người dân đến lễ viếng
Ghi nhận thực tế cho thấy, tại quanh khu vực Chùa Bà vẫn khá thông thoáng, lực lượng chức năng, bảo vệ được bố trí để hướng dẫn khách đến hành hương.
Vấn đề an ninh, phòng chống trộm cắp, móc túi mỗi khi đi lễ Chùa Bà luôn là nỗi bất an của nhiều người dân. Tại lễ hội Chùa Bà năm nay, ông Lý Lai Phát, Trưởng ban Tổ chức Lễ hội Chùa Bà Bình Dương cho biết, từ đầu năm đến nay chỉ có vài vụ trộm cắp vặt xảy ra, bị lực lượng chức năng phát hiện, xử lý. Hiện nay, mỗi ngày có khoảng gần 200 người, gồm: Công an Phòng chống tội phạm, Công ty bảo vệ, Dân phòng... làm nhiệm vụ giữ gìn an ninh trật tự tại khu vực Chùa Bà. Ngoài ra, công tác phòng chống cháy nổ, giữ gìn và làm sạch vệ sinh môi trường được Ban Tổ chức đặc biệt quan tâm.
Bên cạnh đó, các "hiệp sĩ" Bình Dương luân phiên nhau tuần tra, giám sát chặt chẽ các đối tượng nghi vấn để kịp thời ngăn chặn hành vi gây nguy hiểm cho khách đến chùa.
Một số hình ảnh tại ghi nhận tại Chùa Bà vào chiều 14 tháng Giêng:
Khu vực trước Chùa Bà được trang trí lộng lẫy, hàng ngàn người dân đang đổ về đây để dự Lễ cúng Vía Bà sẽ diễn ra vào đêm nay
Khách hành hương chuẩn bị nhang vào cúng Chùa Bà
Thả chim phóng sinh là một "thủ tục" không thể thiếu của nhiều người dân khi đi lễ Chùa Bà
Thành tâm cầu khấn cho một năm bình an
Viết vào sổ giải hạn để mong mọi biến cố trôi qua
Xin lộc tại Chùa Bà
Chánh điện Chùa Bà luôn đông đúc người dân đến lễ viếng.
Trung Kiên - Xuân Hinh
Theo Dantri
Hàng rào sắt giăng mắc trong ngoài khu vực Đền Trần trước giờ khai ấn Hàng nghìn mét rào sắt được dựng từ bên ngoài đường Trần Thừa vào đến bên trong khuôn viên của đền Thiên Trường, đền Cố Trạch và đền Trùng Hoa - các nơi diễn ra lễ dâng hương, rước kiệu và nghi lễ Khai ấn Đền Trần vào đêm nay. Theo ghi nhận của PV, sáng ngày 4/3, các công tác chuẩn bị...