Sắp lập “quốc gia trên trời” để ngăn Trái đất diệt vong
Tưởng chừng như chỉ có trong khoa học viễn tưởng nhưng “quốc gia không gian” đầu tiên có thể sớm trở thành hiện thực, đang cho mọi người đăng ký làm công dân.
“Quốc gia không gian” có thể sớm trở thành hiện thực trong tương lai gần.
Theo Daily Mail, đó là kế hoạch mới được đưa ra bởi một nhóm nhà khoa học quốc tế. Dự án Asgardia có thể sẽ tạo nên một quốc gia độc lập mới, khi vệ tinh được phóng lên vào năm 2017.
Mọi người có thể đăng ký để trở thành những công dân đầu tiên của Asgardia. Nhưng dự án này chỉ giới hạn cho 100.000 người.
Nhóm các nhà khoa học do tiến sĩ Igor Ashurbeyli dẫn đầu. Ông là nhà sáng lập Trung tâm nghiên cứu hàng không vũ trụ quốc tế. Theo tiến sĩ, mục đích của dự án là để tạo nền tảng về cái gọi là “chủ quyền quốc gia” trên vũ trụ, bằng cách lập ra một đất nước hoàn toàn độc lập.
Một trong những bước đầu tiên của dự án là xây dựng lá chắn tối tân để bảo vệ nhân loại khỏi các mối đe dọa từ không gian, bao gồm thiên thạch, rác vũ trụ hay bão Mặt trời.
Video đang HOT
Vệ tinh Asgardia sẽ được phóng lên vũ trụ vào năm 2017.
Trong lịch sử, thiên thạch đã không ít lần rơi xuống Trái đất, tạo ra những thiệt hại nặng nề. Năm 2013, thiên thạch Chelyabinsk đã rơi xuống thị trấn cùng tên, khiến 1.100 người bị thương và hơn 4000 toà nhà bị phá hủy.
Dự án hình thành bởi 3 yếu tố: “tư tưởng, pháp lý, và khoa học công nghệ”. Asgardia sẽ là một quốc gia toàn vẹn và độc lập, một thành viên tương lai của Liên Hợp Quốc với đầy đủ quyền lợi, danh dự đi kèm. Điều quan trọng của Asgardia là hòa bình và cần phải ngăn những bất đồng tồn tại dưới Trái đất được chuyển dịch lên đây”, Tiến sĩ Igor Ashurbeyli chia sẻ.
Vệ tinh Asgardia đầu tiên sẽ được phóng lên quỹ đạo tầm thấp vào năm 2017. Các nhà khoa học hy vọng dự án sẽ được phát triển thuận lợi nhất ở đó.
Tên gọi Asgardia bắt nguồn từ thành phố trong thần thoại Bắc Âu.
“Nhiệm vụ của Asgardia là tạo cơ hội tiếp cận không gian một cách rộng lớn hơn, tạo ra những quốc gia trên bầu trời nhờ vào niềm cảm hứng của khoa học”, Giáo sư David Alexander đến từ Đại học Rice ở Houston, bang Texas (Mỹ) chia sẻ.
“Cần phải có hệ thống pháp lý không gian toàn cầu và thích hợp để khám phá khu vực rộng lớn này cho mục đích hòa bình và vì lợi ích của nhân loại, bao gồm cả thế hệ tương lai trên Trái đất và ngoài vũ trụ”, Giáo sư Ram Jakhu đến từ Đại học McGill ở Montreal (Canada) nói.
Theo Đăng Nguyễn – Daily Mail (Dân Việt)
'Xanh vỏ, đỏ lòng' trong chiến lược an ninh của Thụy Điển
Việc thỏa thuận cho phép NATO sử dụng lãnh thổ, Thụy Điển đã tiến thêm một bước rất dài và với ý nghĩa chính trị cũng như pháp lý rất đáng kể để trở thành một thành viên không chính thức của NATO.
Quân đội Thụy Điển. REUTERS
Với việc phê chuẩn thỏa thuận cho phép NATO sử dụng lãnh thổ, quốc hội Thụy Điển không chỉ làm cho quan hệ của quốc gia Bắc Âu này với NATO trở nên rất đặc biệt mà trong thực chất đã làm cho Thụy Điển tiến thêm một bước rất dài và với ý nghĩa chính trị cũng như pháp lý rất đáng kể để trở thành một thành viên không chính thức của NATO.
Tuy vẫn quả quyết duy trì chính sách trung lập và không liên kết cũng như không có ý định gia nhập NATO, nhưng với việc để cho khối này sử dụng lãnh thổ của mình để huấn luyện, tập trận và sử dụng căn cứ trong trường hợp xảy ra chiến tranh ở khu vực, Thụy Điển trong thực chất đã định hướng chính sách không tương thích với những quả quyết nói trên.
Bản thân NATO cũng có lợi ích thiết thực trước mắt và chiến lược lâu dài trong việc lôi kéo các nước Bắc Âu. AFP
Cách hành xử như thế của Thụy Điển không khác gì nhiều so với Đan Mạch, Na Uy và Iceland. Tất cả đều muốn lôi kéo NATO vào việc đảm bảo an ninh cho mình. Tất cả đều lợi dụng chuyện xảy ra ở Ukraine để thổi phồng mối đe dọa an ninh từ Nga đối với mình để buộc NATO phải xòe ra cái ô bảo hộ an ninh.
Không phải NATO không nhận ra là bị các đối tác này lợi dụng, nhưng bản thân NATO cũng có lợi ích thiết thực trước mắt và chiến lược lâu dài trong việc lôi kéo các nước này. NATO cần tác dụng thực chất chứ không coi trọng ý nghĩa danh nghĩa. Nga phản đối quyết liệt việc NATO mở rộng ra sát biên giới Nga và không thể không cảm thấy bất an khi NATO lôi kéo được những quốc gia Bắc Âu vốn vẫn coi chính sách trung lập là một trong những bản sắc chính trị nổi bật nhất của đất nước. Cái cách xanh vỏ, đỏ lòng này tiện lợi cho NATO và Thụy Điển về mọi bề.
La Phù
Theo Thanhnien
Siêu du thuyền lớn nhất thế giới ra khơi Cuối tuần qua, Harmony of the Seas (Hòa âm biển cả) du thuyền lớn nhất thế giới thuộc Tập đoàn tàu biển Royal Caribbean đã rời cảng Southampton (Anh) thực hiện hành trình tới Bắc Âu. Các tàu du lịch thường được mô tả như khách sạn nổi, nhưng "Hòa âm biển cả" thì được ví với một thành phố nổi. Con thuyền...