Sập khách sạn Trung Quốc, ít nhất một người chết
Một khách sạn ở thành phố Tô Châu bất ngờ đổ sập, khiến ít nhất một người thiệt mạng và 10 người mất tích.
Đài truyền hình trung ương Trung Quốc CCTV cho biết khách sạn Siji Kaiyuan bất ngờ đổ sập vào chiều nay. Một người được xác nhận thiệt mạng, trong khi 7 người đã được giải cứu và 10 người vẫn còn đang mất tích.
Hình ảnh hiện trường cho thấy nhiều nhân viên cứu hộ triển khai tại hiện trường, trong khi khách sạn chỉ còn là một đống đổ nát. “Hoạt động cứu hộ đang diễn ra. Giới chức đã mở cuộc điều tra để xác định nguyên nhân sự cố”, bản tin của CCTV có đoạn.
Video đang HOT
Lực lượng cứu hộ tại hiện trường sập khách sạn ở Tô Châu tối 12/7. Ảnh: Twitter/Iwuzhigang .
Khách sạn Siji Kaiyuan khai trương năm 2018, có 54 phòng khách, một phòng hội thảo và một phòng tiệc.
Tình trạng sập nhà và tai nạn với các công trình xây dựng không phải hiếm gặp tại Trung Quốc, do quy định lỏng lẻo về xây dựng.
Hồi tháng 5, giới chức thành phố Thâm Quyến phải sơ tán toàn bộ người trong tháp SEG Plaza, một trong những nhà chọc trời cao nhất Trung Quốc, sau khi nó bị rung lắc suốt nhiều ngày.
Một khách sạn ở thành phố Tuyền Châu sập hồi tháng 3/2020 khiến 29 người thiệt mạng. Cuộc điều tra sau đó cho thấy chủ đầu tư đã xây tòa nhà cao tới 7 tầng, so với thiết kế nguyên gốc chỉ có 4 tầng. Một công trình thương mại ở Thượng Hải cũng đổ sập trong quá trình tu bổ hồi năm 2019, khiến 10 người chết.
56 người thiệt mạng trong trận động đất có độ lớn 6,2 tại Indonesia
Ngày 17/1, giới chức Indonesia thông báo số người thiệt mạng trong trận động đất có độ lớn 6,2 xảy ra cách đây 2 ngày tại tỉnh West Sulawesi của nước này đã tăng lên 56 người.
Nhân viên cứu hộ tìm kiếm nạn nhân bị mắc kẹt dưới những đống đổ nát sau trận động đất ở Mamuju, Tây Sulawesi, Indonesia, ngày 15/1/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Theo Cơ quan giảm nhẹ thiên tai (BNPB) của Indonesia, trận động đất kéo theo 28 dư chấn, phá hủy hàng trăm nhà dân cùng nhiều cao ốc văn phòng, khách sạn, bệnh viện và trung tâm mua sắm... tại thành phố Mamuju và khu vực huyện Majene, cũng khiến hơn 820 người bị thương, trong đó hơn 200 người bị thương nặng và khoảng 15.000 người phải sơ tán. Hiện người dân tại thành phố Mamuju đã được cấp điện trở lại. Lực lượng chức năng đã khôi phục lại tuyến đường nối thành phố Mamuju và huyện Majen, đồng thời xây lại một cây cầu bị hư hại.
Thành phố Mamuju - thủ phủ tỉnh West Sulawesi, với gần 300.000 người dân, đã ngập trong đống đổ nát do các tòa nhà bị sập. Trận động đất cũng đã san phẳng hầu như toàn bộ trụ sở văn phòng thống đốc tỉnh và làm hư hại 2 bệnh viện.
Người đứng đầu Cơ quan Khí tượng, Khí hậu và Địa vật lý Indonesia - bà Dwikorita Karnawati, cảnh báo nguy cơ khu vực này có thể phải hứng chịu thêm một trận động đất mạnh, có khả năng gây sóng thần. Theo bà Karnawati, kết cấu địa chất tại khu vực này hiện không còn ổn định hoặc đã suy yếu đi sau 28 lần chấn động và điều này có thể dẫn đến tình trạng sạt lở đất dưới lòng biển và gây ra sóng thần.
Indonesia nằm trên "Vành đai Lửa" Thái Bình Dương, nơi thường xảy ra động đất. Năm 2018, một trận động đất có độ lớn 6,2 độ dẫn tới sóng thần tại thành phố Palu, bang Sulawesi, làm hàng nghìn người thiệt mạng.
Chỉ 2 tuần sau khi bước sang năm 2021, Indonesia đã liên tục phải hứng chịu thiên tai. Lũ lụt nghiêm trọng tại tỉnh North Sulawesi và South Kalimantan đã khiến ít nhất 10 người thiệt mạng, trong khi lở đất ở tỉnh West Java đã cướp đi sinh mạng của ít nhất 28 người. Núi lửa Semeru ở tỉnh East Java cũng đã "thức giấc" trong ngày 16/1, song hiện chưa có thông báo nào về tình hình thương vong hay việc phải tiến hành sơ tán. Lực lượng chức năng Indonesia cảnh báo hiện tượng thời tiết cực đoan có thể xuất hiện trong vài tuần tới.
Bắc Kinh hủy bay, đóng trường học vì mưa lớn Thủ đô Trung Quốc hủy hàng trăm chuyến bay, đóng cửa trường học và địa điểm du lịch do những trận mưa như trút nước và gió giật mạnh. Các cơ quan thời tiết cho biết Bắc Kinh trải qua đợt mưa lớn nhất trong năm nay vào đêm 11/7, với lượng mưa trung bình đạt trên 50 mm tính đến sáng nay....