Sắp kết hôn nhưng mẹ chồng nặng nhẹ: “Cưới kiểu gì chẳng được dù sao cũng chửa ễnh ra rồi”, một tiếng đập bàn vang lên cùng lời đáp trả đanh thép khiến bà im bặt
“Câu nói của mẹ anh khiến tất cả mọi người hoảng hốt. Đúng lúc em chưa biết làm sao thì bố em đập bàn một phát rồi phản bác lại luôn”, cô gái kể.
Đôi lúc, đến cuối cùng của câu chuyện thì người tín nhiệm nhất, xứng đáng cho cô gái trao thân, gửi phận nhất vẫn là bố mẹ thân yêu. Sau tất cả, chỉ có bố mẹ là yêu thương ta vô điều kiện.
Một cô gái đăng tải lên mạng xã hội câu chuyện về việc bàn bạc cưới xin của mình. Chuyện như sau:
“ Em ngu quá các chị ạ, em quá ngu nên mới yêu thương anh ta đến tận 3 năm, suýt còn tổ chức đám cưới nữa. May mắn cho em có bố mẹ tuyệt vời, kịp thời giải vây cho con cái. Nhiều lúc nghĩ đến chuyện hôm đó, em vẫn thấy đau lòng, tội nghiệp cho bố mẹ mình thật nhiều.
Nhà em làm kinh doanh nhiều năm, kinh tế khá giả. Em là con gái duy nhất, trên có anh trai nên rất được cưng chiều. Từ bé đến lớn gần như em thích gì được nấy, bố mẹ chưa ngăn cấm em bất cứ một điều gì. Lúc nào bố cũng lo em con gái chịu thiệt thòi, giờ sống với bố mẹ đáp ứng được gì cho con là bố làm hết.
Có lẽ, sống thoải mái như thế nên em mới bất chấp tất cả yêu anh ta. Người yêu em cũng cùng quê, cách nhà gần chục km thôi. Anh ấy khá hoàn cảnh khi không có bố, một mình sống cùng mẹ. Mẹ anh ấy cũng buôn bán ở chợ. Thật sự khi yêu, bố mẹ em có đi nghe ngóng và được bảo rằng mẹ anh ấy khá ghê gớm. Lúc đó mẹ có nói với em nhưng em đâu có nghe. Em cứ nghĩ rằng mình yêu và cưới anh chứ đâu có cưới mẹ anh mà sợ.
Em gặp mẹ anh thấy bà cũng vui vẻ, suốt ngày vun vào. Suốt ngày hai bác cháu trò chuyện vui vẻ nên em nghĩ chuyện người ta bảo mẹ anh ghê gớm chỉ là đồn thổi.
Bọn em định năm sau mới cưới nhưng em ‘lỡ’ dính bầu nên cả hai quyết định tổ chức luôn. Nhà em thì cũng chẳng vấn đề gì, anh cũng bảo anh để dành tiền suốt mấy năm cưới vợ rồi chẳng sao hết cả.
Video đang HOT
Thời gian bàn tính cưới xin hai bên cũng nảy sinh ra nhiều vấn đề. Tuy vậy hai đứa phiên phiến cho xong vì em cũng hơi mệt mỏi. Nhưng đúng hôm đến nhà anh chơi cho biết nhà và bàn bạc việc cưới hỏi, mẹ anh khiến cho mọi thứ tan vỡ hết cả.
Đại khái mẹ anh không ưng ý chuyện cưới vào năm nay vì cho ra không đẹp năm, chưa được tuổi nên mặt nặng mày nhẹ. Lúc gia đình em đến bác ấy cũng chẳng ra đón hay vui vẻ gì, tỏ thái độ ra mặt luôn khiến bố mẹ em và các bác phải nhìn nhau. Nhưng may mắn ông cậu của anh đỡ lời và rất chu đáo nên mọi chuyện vẫn được tiến hành.
Lúc bàn bạc việc cưới hỏi rước dâu như thế nào để phù hợp với hai bên, gia đình em vô cùng tâm lý nói rằng để nhà anh nói phong tục trước. Sau đó phía nhà em cũng có bác trưởng họ trình bày lại phong tục bên mình ra sao để hai nhà bàn bạc cho phù hợp. Mọi chuyện vẫn đang tiến hành thì bỗng nhiên mẹ chồng tương lai lên tiếng khá gay gắt:
‘Thôi làm như nào thì làm phiên phiến thôi, chửa ễnh ra rồi mà còn đủ lễ đủ nghĩa cái gì. Nhà tôi nghèo, hoàn cảnh, làm sao mà ‘đu’ theo nhà ông thông gia được. Ông bà muốn con mình mát mặt thì cứ ‘đầu tư’ đi là đủ hết ấy mà. Đến nước này rồi giảm được bước nào thì giảm chứ làm sao mà đủ lễ đủ nghĩa như bình thường được’.
Câu nói của mẹ anh khiến tất cả mọi người hoảng hốt. Đúng lúc em chưa biết làm sao thì bố em đập bàn một phát rồi phản bác lại luôn. Có vẻ bố em rất bực mình bởi bình thường ông vốn là người trầm tính, ít nói.
‘Không hiểu cái không bình thường bà nói là cái gì? Chẳng hiểu bà để gia đình tôi vào đâu mà bảo cưới xin làm phiên phiến với không đủ lễ nghĩa. Tôi không nói trên phương diện sang trọng hay tiền bạc gì mà là tâm ý với tấm lòng. Bà nói như thế thì làm sao mà nhà tôi yên tâm giao con gái cho nữa. Đi về, không có cưới xin gì nữa cả. Tôi nuôi con được hơn 20 năm giờ nuôi thêm cháu cũng chẳng vấn đề gì’.
Bố em đứng phắt dậy, ông cậu của anh mắng mẹ chồng rồi cũng dùng lời hòa hoãn để hòa giải. Nhưng mẹ anh dường như cũng cáu kỉnh, bắt đầu giận dữ mà mắng mỏ anh.
‘Đúng là đẻ con ngu thì khổ. Mẹ dặn bao nhiêu lần không nghe, cưới xin năm nay thì chỉ có làm ăn lụi bại thôi. Hay là mày bị nó lừa, ‘úp sọt’ hả con?’.
Đến nước này, em cũng không chịu được nữa. Quay sang chồng tương lai, anh ấy không nói gì, chỉ ấp úng bảo mẹ đừng nói nữa, hoàn toàn không dám nói với em hay nhìn em chút nào. Bố em cũng chẳng chịu được, quyết định về luôn. Vậy là xong, chẳng có cưới xin gì nữa.
Mấy hôm nay bố mẹ rồi anh trai nói chuyện với em nhiều nhưng thật sự tự em hiểu ra thôi, chẳng cần ai vun vào hết cả. Nếu cố chấp cưới người như anh ta, làm dâu nhà ấy thì có lẽ cuộc sống của em sẽ càng khổ hơn”.
Đọc xong, ai cũng tỏ ra ngao ngán khi nghĩ đến người mẹ chồng. Đúng là sau tất cả mọi chuyện chỉ có bố mẹ mình mới thương mình mà thôi. Gặp phải chồng không biết bảo vệ vợ, không dám nói lên quan điểm của bản thân thì có lẽ quyết định hủy hôn, bỏ đi tất cả là đúng đắn nhất trong câu chuyện ấy.
Tôi không muốn tiếp tục sống để làm hài lòng mẹ chồng
Chị dâu chồng ít nói thì bị bà chê lì lợm, còn tôi nhanh mồm miệng thì mẹ chồng lại nói 'mồm miệng đỡ chân tay'...
Bố mẹ chồng tôi chỉ có 2 người con trai, không có con gái. Anh trai của chồng đã có gia đình và ở riêng, còn tôi và chồng mới cưới nhau được 3 năm và đang sống với bố mẹ chồng.
Mẹ chồng nói tôi chỉ "mồm miệng đỡ chân tay" (Ảnh minh họa)
Lần đầu tiên chồng dẫn tôi về ra mắt bố mẹ chồng, tôi được bố mẹ chồng và chồng kể rất nhiều về chị dâu của anh. Nhưng không phải là kể với sự khen ngợi, mà là kể với thái độ chê bai, coi thường.
Mẹ chồng tôi nói, chị dâu chồng là người ít nói, ai bảo gì cũng chỉ vâng, dạ. Chị ấy cũng chẳng mấy khi về thăm bố mẹ chồng, gọi điện hỏi thăm cũng không có. Thi thoảng có về thì cả ngày cũng chẳng nói một câu, ăn xong chạy ngay vào phòng nằm, chỉ nói chuyện với chồng, với con, chứ không quan tâm hỏi han đến những người thân khác của chồng.
Còn chồng tôi thì chê, chị dâu anh không quan tâm đến bố mẹ anh, nhất là mẹ anh. Từ hồi về làm dâu, chị ấy không điện thoại chúc mừng mẹ chồng nhân ngày 20/10 hay 8/3. Chị cũng chẳng mấy khi tặng quà.
Tôi không thể tiếp tục sống để làm hài lòng mẹ chồng (Ảnh minh họa)
Bố mẹ chồng và chồng thì chê chị rất nhiều, nhưng những người thân của chồng như cô, dì, chú bác, từ bác dâu đến bác rể, ai cũng khen chị lễ phép, sống biết điều. Tôi thì mới về chẳng biết ai đúng, ai sai. Nhưng rút kinh nghiệm từ những lời nói của bố mẹ chồng và chồng về chị dâu, nên thi thoảng cũng quan tâm.
Ngày lễ tôi mua áo tặng mẹ chồng, thì mẹ không mặc. Hôm sau mẹ lại hỏi tôi, "Áo này mua cho ai không vừa rồi lại mang về cho mẹ phải không?". Tôi sững người với câu hỏi của mẹ chồng, vì để mua được cái áo này, tôi đã phải mất cả một buổi chiều đi tìm và chi ra hơn 1 triệu bạc, chứ không phải đồ xấu, cũng không phải mua tặng ai đó không vừa rồi mang về biếu mẹ chồng như bà nói.
Tôi nhanh nhảu mồm miệng chào hỏi mẹ chồng, cứ tưởng mẹ chồng sẽ hài lòng, thì hôm sau tôi nghe được chuyện đến tai mình rằng, mẹ chồng đi nói với hàng xóm, tôi chỉ "mồm miệng đỡ chân tay, chứ lười biếng, hỗn láo, còn lâu mới bằng chị dâu chồng".
Rồi rất nhiều chuyện nữa, mẹ chồng nói về tôi nhưng tôi lại được nghe từ những người khác nói lại. Có thể, họ có thêu dệt, nhưng nếu không có lửa, thì làm sao có khói. Không ai dám bịa chuyện với tôi và nói rằng mẹ chồng tôi nói như vậy.
Tôi bắt đầu thấy sợ mẹ chồng và thương chị dâu của chồng. Chắc hẳn, chị ấy cũng đã từng có cảm giác giống như tôi khi sống với mẹ chồng. Tôi hiểu vì sao bây giờ chị ấy chọn cách sống im lặng hơn là ồn ã, chọn cách ít va chạm với mẹ chồng. Có lẽ, tôi cũng không thể tiếp tục sống để làm vừa lòng mẹ chồng nữa.
40 tuổi, anh vẫn chưa có mối tình nào Anh thuộc thế hệ 7x, làm kỹ thuật sửa chữa máy rút tiền ATM, hiện sinh sống và làm việc tại quận Đống Đa. Anh không hút thuốc, uống rượu bia hay chơi cờ bạc, tính tình hiền lành, thật thà, biết sửa chữa điện nước và các thiết bị máy móc trong gia đình. Nhà riêng thì anh có vài căn hộ...