Sắp hết thời gian đăng ký giữ quốc tịch

Theo dõi VGT trên

Thời hạn 5 năm cho phép người Việt Nam định cư ở nước ngoài được đăng ký để giữ quốc tịch đã sắp hết, đồng nghĩa với việc sẽ có hàng triệu kiều bào mất quốc tịch Việt Nam kể từ ngày 1/7 tới…

Sắp hết thời gian đăng ký giữ quốc tịch - Hình 1

Thời hạn cho phép người Việt Nam định xư ở nước ngoài được đăng ký để giữ quốc tịch đã sắp hết. Ảnh minh hoạ

Luật Quốc tịch 2008 quy định thời hạn cho phép người Việt Nam định cư ở nước ngoài được đăng ký để giữ quốc tịch Việt Nam là 5 năm. Theo đó, đến ngày 1/7 tới, thời hạn này sẽ hết, đồng nghĩa với việc, hàng triệu kiều bào đang định cư ở nước ngoài sẽ đương nhiên mất quốc tịch Việt Nam.

Ngày 8/4, trả lời báo chí những thắc mắc xung quanh vấn đề này, ông Nguyễn Công Khanh – Cục trưởng Cục Hộ tịch, Quốc tịch, Chứng thực (Bộ Tư pháp) cho biết: Theo báo cáo của Bộ Ngoại giao vào thời điểm đó (năm 2008) có hơn 3 triệu người Việt Nam đang định cư ở nước ngoài.

Cho đến nay,chúng ta vẫn chưa có số liệu thống kê chính xác trong số 4,5 triệu người Việt Nam đang định cư ở nước ngoài có bao nhiêu người đã có quốc tịch nước ngoài mà chưa mất quốc tịch Việt Nam, bao nhiêu người còn quốc tịch Việt Nam mà chưa có quốc tịch nước ngoài.

Sự không rõ ràng về quốc tịch của phần lớn người Việt Nam định cư ở nước ngoài đã gây khó khăn không những cho bản thân họ trong việc tự bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, mà còn gây khó khăn trong việc thực hiện chủ trương, chính sách bảo hộ của Nhà nước đối với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài trong trường hợp cần thiết.

Do vậy qua rất nhiều phiên họp, nhiều báo cáo giải trình, nhiều ý kiến của đại biểu Quốc hội, cuối cùng Ủy ban thường vụ Quốc hội cũng đã nhất trí với đề nghị của Chính phủ theo phương án: Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài, theo quy định của Luật sửa đổi Luật Quốc tịch lúc đó (2008) vẫn có quốc tịch Việt Nam và trong vòng 5 năm kể từ ngày Luật có hiệu lực thì những người này phải đăng ký với cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài để giữ quốc tịch Việt Nam.

Hết 5 năm (tức tới ngày 1/7/2014) mà không đăng ký sẽ mất quốc tịch Việt Nam. Đấy là quy định của dự thảo luật, sau đó đã được Quốc hội thông qua, chính thức có hiệu lực, đi vào thực hiện từ 1/7/2009.

Theo Cục trưởng Khanh, đấy là quy định của luật pháp và quá trình đăng ký đã diễn ra trong vòng 5 năm qua. Qua nghiên cứu pháp luật các nước, Cục nhận thấy, phần lớn những người Việt Nam định cư ở nước ngoài hiện nay đã có quốc tịch nước ngoài, ví dụ như các trường hợp định cư ở Pháp, Mỹ, Canada, Úc.

Tuy nhiên, pháp luật về quốc tịch của các nước ngày không bắt buộc công dân Việt Nam nói riêng hay người nước ngoài nói chung khi nhập quốc tịch nước họ thì phải bỏ quốc tịch gốc. Vì thế, công dân của chúng ta bên đó vẫn còn quốc tịch.

Trong Quý I/2014, Bộ Tư pháp đã tham mưu, đề xuất và trình Chủ tịch nước giải quyết 2.062 hồ sơ xin thôi, xin nhập, xin trở lại quốc tịch Việt Nam.

Trong đó có 2.055 trường hợp xin thôi quốc tịch Việt Nam; 4 hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam theo Điều 22 Luật Quốc tịch Việt Nam và 3 hồ sơ xin trở lại quốc tịch Việt Nam…

Luật quốc tịch của Việt Nam từ 1945 đến nay chưa bao giờ quy định công dân Việt Nam nếu nhập quốc tịch ở nước ngoài thì mặc nhiên mất quốc tịch Việt Nam. Đây là một đặc thù khác biệt so với pháp luật quốc tịch về một quốc tịch so với các nước.

Ông Khanh lấy ví dụ: Luật Quốc tịch của Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thụy Điển quy định rất rõ: Nếu công dân nước họ nhập quốc tịch nước ngoài sẽ mất hẳn quốc tịch nước gốc.

Cũng theo Cục trưởng Khanh, khi Bộ Tư Pháp dự thảo Nghị định 78 trình Chính phủ, cùng các Bộ Ngoại giao và các Bộ, Ngành khác, đặc biệt là khi hướng dẫn đăng ký giữ quốc tịch từ năm 2009 đến này đều chung nhận định: Tới đây, số người đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam chắc chắn sẽ không nhiều vì phần lớn những người Việt Nam định cư ở nước ngoài đang có quốc tịch nước ngoài và theo Luật Quốc tịch của nước ngoài, nếu anh đã mang quốc tịch của nước tôi mà vẫn có liên hệ, gắn bó về quyền và nghĩa vụ công dân với nước thứ 2 kia thì đấy là một trong những dấu hiệu, căn cứ để chúng tôi xem xét về quốc tịch hiện tại.

Chính vì những quy định chặt chẽ của pháp luật quốc tịch nước ngoài nên những người đồng thời có quốc tịch Việt Nam và nước ngoài phải cân nhắc, lựa chọn.

Tính đến nay, theo báo cáo của Bộ Ngoại giao mới chỉ có trên 6.000 người đang định cư ở nước ngoài đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam, song không có thống kê chính xác trong số đó những ai đang có quốc tịch nước ngoài, những ai chưa có quốc tịch nước ngoài.

Địa bàn phần lớn công dân Việt Nam đăng ký giữ quốc tịch ở Hoa Kỳ, Canada, Úc, Pháp. Còn những địa bàn theo nguyên tắc quốc tịch thì rất ít công dân mình đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam.

Phương Mai

Theo_VnMedia

Năm mới 2014: Những phong tục Việt Nam trong ngày Tết

Tết Nguyên Đán hay còn gọi là Tết Cả, Tết Ta, Tết Âm lịch, Tết Cổ truyền... là dịp lễ quan trọng nhất của người Việt Nam. Trước ngày Tết, thường có những ngày khác để sửa soạn như "Tết Táo Quân" (23 tháng chạp âm lịch) và "Tất Niên" (29 hoặc 30 tháng chạp âm lịch).

Vì Tết tính theo Âm lịch là lịch theo chu kỳ vận hành của Mặt Trăng nên Tết Nguyên Đán của Việt Nam muộn hơn Tết Dương lịch (còn gọi nôm na là Tết Tây).

Do quy luật 3 năm nhuận một tháng của Âm lịch nên ngày đầu năm của dịp Tết Nguyên đán không bao giờ trước ngày 21 tháng 1 Dương lịch và sau ngày 19 tháng 2 Dương lịch mà thường rơi vào khoảng cuối tháng 1 đến giữa tháng 2 Dương lịch.

Toàn bộ dịp Tết Nguyên đán hàng năm thường kéo dài trong khoảng 7 đến 8 ngày cuối năm cũ và 7 ngày đầu năm mới (23 tháng Chạp đến hết ngày 7 tháng Giêng).

Năm mới 2014: Những phong tục Việt Nam trong ngày Tết - Hình 1

Trong những ngày Tết, cả gia đình sum họp bên nhau, cùng thăm hỏi người thân, mừng tuổi và thờ cúng tổ tiên...

Video đang HOT

T ết Vi ệt Nam th ường có nh ững phong t ục tập quán chính sau:

Phong tục trang hoàng nhà cửa ngày tết:

ể chào đón năm mới, mọi gia đình đều dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, ngăn nắp, và trang hoàng lại căn nhà của mình cho thật đẹp. Có nhiều gia đình còn sơn mới nhà, cửa. Các đồ dùng như bàn, ghế để tiếp khách, tủ thờ, tủ trong phòng khách đều được lau chùi cho sạch bụi.

Các chân đèn, lư hương trên bàn thờ đều được chùi cho thật bóng. Trên tường được treo, dán những loại tranh tết. Trong nhà hoặc ở sân trước được chưng các loại hoa có màu sắc rực rỡ tươi sang như cúc vàng, vạn thọ, thược dược, hoặc cây quất (tắc) với những chum trái vàng tươi. Đặc biệt có hai loài hoa chỉ tết mới nở đó là mai vàng ở miền Nam và đào hồng, đỏ ở miền Bắc.

Ngoài hoa, còn có chưng trái cây, xếp thành một dĩa lớn. Bên cạnh những trái cây thường có như chuối, cam, bưởi, quít, người ta còn chưng một dĩa gồm mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài, hay sung, và hai trái dưa hấu thật đều.

Không chỉ trang hoàng làm đẹp nhà cửa mà con người cũng được làm đẹp. Ngày tết ai cũng ăn mặc quần áo mới, đẹp để tiếp khách hay đi ra đường.

Ngày nay, người Việt dù sống ở nước ngoài vẫn giữ tục lệ này.

Phong tục cúng ông Táo:

Ông Táo là thần bếp, được Trời (hay Thượng đế) giao trách nhiệm theo dõi tất cả những việc xảy ra trong nhà. Hằng năm, ngày 23 tháng chạp ông Táo phải lên trời để trình cho Thượng ế các việc ghi nhận để Thượng ế xét thưởng hay phạt gia chủ. Vào ngày 23 tháng chạp, nhà nào cũng quét dọn bếp sạch sẽ và làm lễ cúng tiễn ông Táo về trời, nhờ ông báo cáo điều tốt để Trời cho gia đình được bình an, may mắn trong năm tới. Theo lệ, lễ cúng ông Táo được đặt trong bếp, và phải có một con cá chép vì tục truyền rằng ông Táo cỡi cá chép để về trời. Ngày nay, tuy không còn lò bếp như xưa, nhưng người Việt vẫn giữ tục lệ này.

Ngay cả những người Việt sống ở hải ngoại, nhiều gia đình vẫn cúng ông Táo vào đúng ngày 23 tháng chạp. Các tờ báo, tạp chí, cuối năm đều có thông lệ viết một bài báo cáo mọi việc trong năm, gọi là sớ Táo quân. Các buổi liên hoan hay văn nghệ mừng xuân, người ta vẫn thường biểu diễn cảnh ông Táo về thiên đình kể chuyện dân gian cho Thượng ế nghe.

Phong tục chúc tết:

Chúc tết hay mừng tuổi là nói những lời cầu mong tốt lành cho người khác trong những ngày đầu năm. Trong gia đình, sáng mồng một thì con cái chúc tết cho cha mẹ và ông bà (nếu cùng sống chung). Con cháu mà chưa có gia đình thì cũng được ông bà, cha mẹ chúc lại và cho một món tiền đựng trong một phong bì đỏ gọi là lì xì. Tiền lì xì thường là những tờ giấy bạc còn mới.

Trong ba ngày đầu năm, hay còn gọi là ba ngày tết, người ta đi đến nhà bà con, bạn bè, để chúc những điều tốt lành cho năm mới. Ngay cả với những người mới gặp cũng vẫn vui vẻ và chân thành chúc nhau. Khi có người quen đến nhà chúc tết thì chủ nhà phải tiếp đãi vui vẻ, thân mật và đãi ăn uống. Tục lệ này nói lên sự quan tâm và tình thân giữa con người với nhau, dù là thân hay sơ. Ngày nay, tuy sống ở nước ngoài, người Việt vẫn giữ tục lệ đáng yêu này.

Mồng một thì tết nhà cha,

Mồng hai nhà vợ, mồng ba nhà thầy.

(nghĩa là ngày mồng một về chúc tết cha mẹ hay là bên nội, ngày mồng hai về chúc tết cha mẹ vợ hay là bên ngoại; còn ngày mồng ba thì phải đi chúc tết thầy giáo)

Phong tục cúng Tết:

Tết là một thời gian thiêng liêng trong đời sống người Việt. ó là dịp đoàn tụ gia đình, cả người sống lẫn người đã chết. Những người đi làm, đi học xa quê hương, xa gia đình đều tìm đủ mọi cách để về ăn tết với cha mẹ, với gia đình.

Chiều ba mươi tết (hoặc ngày 29, nếu tháng chạp thiếu), người ta cúng để mời linh hồn tổ tiên và những người thân đã mất về ăn tết cùng con cháu. úng giữa đêm trừ tịch, lúc chuyển từ năm cũ sang năm mới thì cúng giao thừa để tiễn năm cũ và đón năm mới. Lễ cúng này được bày ngoài trời hay trước cửa ra vào để cúng trời đất, cầu xin bình an may mắn. Thông thường, đúng giờ giao thừa thì các chùa đều gióng chuông báo hiệu, và rồi mọi nhà đều đốt pháo. ến ngày mồng ba thì cúng đưa tức tiễn đưa linh hồn những người mà ta đã mời về ăn tết chung. Về mặt nghi lễ, ngày tết đến đây là chấm dứt. Ở nước ngoài, nhiều gia đình Việt vẫn còn giữ tục lệ này, chỉ không thể đốt pháo mà thôi.

Phong tục biếu Tết:

Biếu tết là tặng quà cho người khác ăn tết. ây là dịp để nhớ ơn những người đã từng giúp mình, để tỏ lòng yêu kính đối với người trên, tỏ lòng quan tâm thương mến với họ hàng, bạn bè. Thông thường thì:

Bà con thân thiết biếu tết lẫn nhau

Con rể, con dâu biếu tết cha mẹ vợ/chồng

Học trò biếu tết thầy cô

Bạn bè biếu tết lẫn nhau

Con nợ biếu tết chủ nợ

Bệnh nhân biếu tết thầy thuốc

Việc biếu tết thể hiện tấm lòng biết ơn, hoặc yêu thương chân thành, hoặc quan tâm thương mến, nên rất đáng quý. Ngày nay, chúng ta vẫn còn giữ tục này. Tuy nhiên, đừng lợi dụng việc biếu tết này để hối lộ, mua chuộc.

Phong tục xuất hành:

Xuất hành là lần đi ra khỏi nhà đầu tiên trong năm mới. Người ta tin rằng hướng đi này sẽ có ảnh hưởng tới tương lai của mỗi người trong năm sắp tới. Cho nên, theo tuổi tác của mình, mỗi người xem sách lịch do những nhà bói toán viết ra để chọn hướng đi và giờ bắt đầu cho thích hợp. Tục lệ này có vẻ hoang đường, ngày nay nhiều người không còn tin theo. Hơn nữa, cửa nhà và đường sá ngày nay được xây dựng theo phương hướng cố định, chúng ta khó mà chọn được hướng đi như trong sách lịch nói.

Phong tục xông đất:

Xông đất là người đầu tiên bước chân vào nhà của người nào đó. Người ta tin rằng tuổi tác của người khách đầu tiên có ảnh hưởng đến tương lai của chủ nhà. Vì thế, từ trước tết, chủ nhà thường chọn người quen biết nào mà có tuổi hợp với mình theo sách tử vi để mời họ đến xông đất cho mình. Tục lệ này cũng có vẻ hoang đường, ngày nay nhiều người cũng không tin theo nữa.

Phong tục hái lộc:

Trong đêm giao thừa, người ta đi lễ chùa để cầu xin đức Phật ban cho điều tốt lành trong năm mới. Sau đó, trong đêm tối trên đường về sẽ bẻ đại một cành lá cây nào đó. Nếu bẻ được một cành lá tươi tốt, đầy đủ thì đó là điềm may mắn cho suốt năm tới. Tục này ngày nay ít còn người làm vì bẻ cây của người khác là việc phá hoại, vừa không tốt vừa có thể gây phiền toái về mặt pháp luật.

Phong tục kiêng cử:

Kiêng (hay kiêng cử) là những điều không được làm. Trong những ngày tết, những điều gì xấu đều phải kiêng. Sau đây là một số điều thường được kiêng:

Quét nhà, đổ rác (vì sợ quét, đổ đi những điều may mắn)

Nói những điều tục tĩu

Mặc quần áo trắng (sợ có tang)

Nói tới những chuyện chết chóc, nói những điều xui xẻo

Những điều kiêng cử này đều có vẻ hoang đường, ngày nay tuy nhiều người không tin nữa, nhưng một số đông khác vẫn còn giữ.

Tết Việt Nam chứa đựng và mang đậm bản sắc của dân tộc. Trải qua bao biến động của lịch sử, của thời gian nhưng người Việt vẫn gìn giữ được những phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc trong ngày tết.

Chợ Tết

Chợ Tết có không khí khác hẳn với những phiên chợ thường ngày trong năm. Mua sắm chuẩn bị cho ba ngày Tết thường không phải để "có cái ăn" mà đó là thói quen, là dậy lên không khí ngày lễ hội. Chợ Tết được bố trí ở những bãi đất rộng, có thể chợ được thành lập ngay nơi chợ thường ngày vẫn diễn ra chuyện bán mua. Nhưng trong chợ Tết, gần như tất cả "món ngon vật lạ" đều được bày bán. Không khí Tết thấm đượm thật sự vào những ngày này bởi cảnh người mua hàng nặng trĩu giỏ.

Trong chợ Tết, người ta mới bày bán những thứ mà quanh năm không thấy bán. Ví dụ như lá dong, lá chuối để gói bánh chưng, củ kiệu, đu đủ làm dưa. Người ta bán những chiếc tháp làm bằng bánh in bao giấy màu, những chiếc bánh ly bằng bột nếp hoặc bánh ngũ sắc dùng để chưng lên bàn thờ. Chợ còn bán những thứ không ăn được, nhưng vô cùng cần thiết cho ngày Tết như phong bao lì xì, giấy dán và bây giờ phong trào viết chữ ngày Tết đang phục hồi trở lại. Nhưng cái thú mua sắm trong ngày Tết vẫn là chuyện đương nhiên, gần như không một nhà nào lại không "đi sắm Tết".

Dẫu rằng cách ăn, cách chơi Tết trải qua bao năm đã thay đổi cho phù hợp với cuộc sống. Điều độc đáo ở chỗ là dù nhà giàu hay nghèo, nhu cầu mua sắm ngày Tết là điều không thế thiếu.

Cây nêu ngày Tết

Cây nêu là một cây tre cao khoảng 5-6 mét. Ở ngọn thường treo nhiều thứ (tùy theo từng địa phương) như vàng mã, bùa trừ tà, cành xương rồng, bầu rượu bện bằng rơm, hình cá chép bằng giấy (để táo quân dùng làm phương tiện về trời), giải cờ vải tây, điều (màu đỏ), đôi khi người ta còn cho treo lủng lẳng những chiếc khánh nhỏ bằng đất nung, mỗi khi gió thổi, những khánh đất va chạm nhau tại thành những tiếng kêu leng keng nghe rất vui tai... Người ta tin rằng những vật treo ở cây nêu, cộng thêm những tiếng động của những khánh đất, là để báo hiệu cho ma quỷ biết rằng nơi đây là nhà có chủ, không được tới quấy nhiễu...

Vào buổi tối, người ta treo một chiếc đèn lồng ở cây nêu để tổ tiên biết đường về nhà ăn Tết với con cháu. Vào đêm trừ tịch còn cho đốt pháo ở cây nêu để mừng năm mới tới, xua đuổi ma quỷ hoặc những điều không mạy. Cây nêu thường được dựng vào ngày 23 tháng chạp, là ngày Táo quân về trời chính vì từ ngày này cho tới đêm Giao thừa vắng mặt Táo công, ma quỷ thường nhân cơ hội này lẻn về quấy nhiễu, nên phải trồng cây nêu để trừ tà. Đến hết ngày mùng Bảy thì cây nêu được hạ xuống.

Câu đối tết

Để trang hoàng nhà cửa và để thưởng Xuân, trước đây từ các nho học cho tới những người bình dân "tồn cổ" vẫn còn trọng tục treo "câu đối đỏ" nhân ngày Tết. Những câu đối này được viết bằng chữ Nho (màu đen hay vàng) trên những tấm giấy đỏ hay hồng đào cho nên thường được gọi chung là câu đối đỏ.

Hoa tết

Miền Bắc thường chọn cành đào đỏ để cắm trên bàn thờ hoặc cây đào trang trí trong nhà, theo quan niệm người Trung Quốc, đào có quyền lực trừ ma và mọi xấu xa, màu đỏ chứa đựng sinh khí mạnh, màu đào đỏ thắm là lời cầu nguyện và chúc phúc đầu xuân.

Miền Trung và miền Nam lại hay dùng cành mai vàng hoặc cây mai vàng hơn, màu vàng tượng trưng cho sự cao thượng vinh hiển cao sang, màu vàng còn tượng trưng cho vua (thời phong kiến). Màu vàng thuộc hành Thổ trong Ngũ hành, theo quan điểm người Việt, Thổ nằm ở vị trí trung tâm và màu vàng được tượng trưng cho sự phát triển nòi giống.

Ngoài hai loại hoa đặc trưng cho Tết là đào và mai, hầu như nhà nào cũng có thêm những loại hoa để thờ cúng và hoa trang trí. Hoa thờ cúng có thể như hoa vạn thọ, cúc, lay ơn, hoa huệ...; hoa để trang trí thì muôn màu sắc như hoa hồng, hoa thủy tiên, hoa lan, hoa thược dược, hoa violet...Còn cây quất thường được trang trí tại phòng khách, cây quất với lộc xanh mơn mởn, hoa trắng lốm đốm, quả chín vàng ươm, tròn trịa, sum suê tượng trưng cho sự sinh sôi, thịnh vượng, tràn đầy, viên mãn kết quả.

Màu của ngày Tết

Chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc, màu chủ lực trong ngày Tết vẫn là màu đỏ theo quan niệm màu đỏ là màu phát tài và may mắn. Ngày Tết của Việt Nam ngập tràn màu đỏ: câu đối đỏ, phong bao lì xì đỏ, ruột quả dưa hấu đỏ, hạt dưa nhuộm màu đỏ, quyển lịch đỏ. Người Việt Nam cũng thích chưng những loại hoa ánh đỏ như hồng, mãn đình hồng, hoa đào v.v... Trước đây khi pháo còn được cho phép đốt, đường xá ngập tràn trong màu đỏ của xác pháo nổ rân không ngớt kể từ giao thừa đến rạng sáng tết, rồi nổ lẻ tẻ mãi cho đến khi nào hết "mồng" mới thôi!

Trang phục có tông màu đỏ cũng được ưa chuộng để mặc Tết.

Lễ tổ tiên ngày tết

Người Việt Nam có tục hằng năm mỗi khi Tết đến lại trở về sum họp dưới mái ấm gia đình. Nhiều người muốn được khấn vái trước bàn thờ, thăm lại ngôi mộ hay nhà thờ tổ tiên. Nhiều người cũng muốn thăm lại nơi họ đã từng sinh sống với gia đình trong thời niên thiếu. Đối với nhiều người xuất thân từ nông thôn Việt Nam, kỷ niệm thời niên thiếu có thể gắn liền với giếng nước, mảnh sân nhà. "Về quê ăn Tết" đã trở thành thành ngữ chỉ cuộc hành hương về nơi cội nguồn.

Sắp dọn bàn thờ - Trong gia đình người Việt thường có một bàn thờ tổ tiên, ông bà (hay còn gọi ông Vải).

Tùy theo từng nhà, cách trang trí và sắp đặt bàn thờ khác nhau. Biền, bàn thờ là nơi tưởng nhớ, là thế giới thu nhỏ của người đã khuất. Hai cây đèn tượng trưng cho mặt trời, mặt trăng, hương là tinh tú. Hai bát hương để đối xứng, phía sau 2 cây đèn thường có hai cành hoa cúc giấy, với nhiều bông nhỏ bao quanh bông lớn. Cũng có nhà cắm "cành vàng lá ngọc" (một thứ hàng mã) với cầu mong làm ăn được quả vàng, quả bạc, buôn bán lãi gấp 5, gấp 10 lần năm trước. Ở giữa có trục "vũ trụ" là khúc trầm hương dưới dạng khúc khuỷu, vươn lên trong bát hương.

Nhiều gia đình đặt xen giữa đèn và hương là hai cái đĩa để đặt hoa quả lễ gọi là mâm ngũ quả (tùy mỗi miền có sự biến thiên các loại quả, nhưng mỗi loại quả đều có ý nghĩa của nó), phía trước bát hương để một bát nước trong, coi như nước thiêng. Hai cây mía đặt ở hai bên bàn thờ là để các cụ chống gậy về với con cháu, dẫn linh hồn tổ tiên từ trên trời về hạ giới...

Trước bàn thờ nghi lễ truyền thống, ăn mặc lễ phục chỉnh tề, cử chỉ nghiêm trang, dọn lòng trong sạch hướng tâm linh cúng lạy, nguyện sống xứng đáng với "bề trên". Sự tín ngưỡng ấy đã góp phần tạo thêm giá trị nhân văn, đạo đức truyền thống, bảo tồn và phát huy bản sắc dân tộc. Sự thờ cúng tổ tiên mách bảo con cháu giữ gìn đạo lý, nề nếp gia phong, sống tình nghĩa thủy chung, tu thân, hướng thiện. Thực tâm cầu thị, yêu đồng loại, sâu nặng cội nguồn...

Dọn cúng mâm cao cỗ đầy. Tề tựu đông đủ. Với các món nấu nướng gia truyền, dâng cúng là những sản phẩm nông nghiệp. Hoa tươi, rượu nếp gạo nấu tinh khiết. Bánh trái, ngũ cốc, thịt gà, heo... Nấu nướng thơm ngon đặt lên cúng trên bàn thờ. Để ông bà yên lòng nhìn thấy các cháu con biết giữ gìn truyền thống "dĩ nông vi bản" và đem sức lao động cần cù làm ra thành quả từ lòng đất quê hương của ông cha để lại. Đây chính là nét văn hóa truyền thống góp phần bảo tồn di sản tinh thần và đạo đức trong đời sống con người lưu truyền tự ngàn xưa.

Xuất hành và hái lộc ngày Tết : "Xuất hành" là đi ra khỏi nhà trong ngày đầu năm để đi tìm cái may mắn cho mình và gia đình. Trước khi xuất hành, người ta phải chọn ngày, giờ và các phương hướng tốt để mong gặp được các quý thần, tài thần, hỉ thần... Nếu xuất hành ra chùa hay đền, sau khi lễ bái, người Việt còn có tục bẻ lấy một "cành lộc" để mang về nhà lấy may, lấy phước. Đó là tục "hái lộc". Cành lộc là một cành đa nhỏ hay cành đề, cành si... là những loại cây quanh năm tươi tốt và nẩy lộc. Tục hái lộc ở các nơi đền, chùa ngụ ý xin hưởng chút lộc của Thần, Phật ban cho nhân năm mới. Cành lộc thường đem về cắm ở bàn thờ. Khác với miền Bắc, miền Trung không có tục hái lộc đầu năm nhờ thế mà cây cối trong các đền chùa ở miền Trung vẫn giữ nguyên lá xanh biếc suốt cả mùa xuân.

Để gắn kết tình cảm gia đình, họ hàng , làng xóm những lời chúc tết thường là sức khỏe, phát tài phát lộc, gặp nhiều may mắn, mọi ước muốn đều thành công...; những người năm cũ gặp rủi ro thì động viên nhau "tai qua nạn khỏi" hay "của đi thay người" nghĩa là trong cái họa cũng tìm thấy cái phúc, hướng về sự tốt lành.

Chúc Tết: Sáng mồng Một Tết còn gọi là ngày Chính đán, con cháu tụ họp ở nhà tộc trưởng để lễ Tổ Tiên và chúc tết ông bà, các bậc huynh trưởng. Theo quan niệm, cứ năm mới tới, mỗi người tăng lên một tuổị, bởi vậy ngày mồng Một Tết là ngày con cháu "chúc thọ" ông bà và các bậc cao niên (ngày xưa, các cụ thường không nhớ rõ ngày tháng sinh nên chỉ biết Tết đến là thêm 1 tuổi).

Lì xì

Lì xì ngày Tết (Ò33;, phát âm theo người Quảng Đông: lishi): người lớn thường tặng trẻ em tiền bỏ trong một bao giấy đỏ, hay "hồng bao", gọi là "lì xì" với những lời chúc mừng ăn no, chóng lớn. Theo cổ tích Trung Quốc thì trong "hồng bao" có 8 đồng tiền (là Bát Tiên hóa thân) được đặt dưới gối đứa trẻ để xua đuổi quỷ đến quấy nhiễu.

Tín ngưỡng Tết

Xin chữ đầu xuân:

Mỗi năm hoa đào nở

Lại thấy ông đồ già

Bầy mực tầu giấy đỏ

Bên phố đông người qua

(Vũ Đình Liên)

Đầu năm thường gắn với việc cầu xin những điềm lành, việc lành trong ao ước của con người qua những cuộc hành hương về nơi linh thiêng nhất. Xin chữ là một trong những hoạt động tâm linh ấy.

Việc mang ý nghĩa này có ở nhiều nơi trên khắp mọi miền đất nước. Từ Bắc chí Nam, từ xuôi lên ngược, chẳng phân biệt giàu nghèo, sang hèn... ta thường bắt gặp những gương mặt giống nhau ở sự thành tâm của người xin chữ trước người cho chữ. Ngày xưa là chữ Nho, ngày nay vẫn là chữ Nho, lại có thêm cả chữ Ta nữa.

Các thầy đồ Hán học và Quốc ngữ học tha hồ thả hồn theo nét bút mà tặng lại cho người xin cái tâm, cái tài của mình được gửi qua nét chữ và nội dung của chữ theo ước nguyện của người xin. Chưa có ai bán chữ, chỉ có người mua giấy để xin chữ. Người cho chữ vẫn có lộc nhưng tinh tế hơn. Việc tưởng như không bình thường nhưng lại thể hiện được nét thanh tao của công việc. Các thầy đồ không phải bận bịu và hệ lụy vào chuyện giá cả, tiền nong để đủ thanh thản và toàn tâm trong công việc cho chữ mang vẻ thánh thiện này.

Việc xin chữ đầu năm lâu nay đã có và ngày một thịnh hành, nó đang trở thành phong tục đẹp của người Việt Nam mỗi độ xuân về Tết đến. Tại Hà Nội, việc này diễn ra ở nhiều nơi: trong nhà riêng của một số thầy đồ có tiếng văn hay chữ tốt, trên đường phố nơi có khoảng hè rộng rãi và nhiều người qua lại. Chỗ có vẻ ấn tượng nhất là trước sân Miếu Văn, khoảng hè phố đường Bà Triệu, đoạn giao cắt với đường Trần Hưng Đạo... Xin chữ là một nét đẹp văn hóa cần phát huy. Chỉ một chữ treo trước mặt mà có ý nghĩa về đạo đức và đời sống đối với những con người cụ thể sẽ giá trị hơn nhiều những lời nói sáo rỗng.

Theo Tổng hợp

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Bão số 7 đổ bộ các tỉnh từ Quảng Ngãi đến Phú Yên trong đêm nay 11-11
19:54:21 11/11/2024
Ô tô Porsche cháy dữ dội trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng
13:33:37 11/11/2024
Chủ động ứng phó bão chồng bão
14:21:17 11/11/2024
Tin bão mới nhất 11/11: 3 bão Yinxing, Toraji, Man-yi đang hoạt động
11:31:09 11/11/2024
Tắm biển, 2 học sinh Đà Nẵng bị sóng cuốn
14:18:11 11/11/2024
Vùng áp thấp tan trên biển Quảng Ngãi - Phú Yên, bão số 8 giật cấp 12
09:32:29 12/11/2024
Tìm thấy thi thể trẻ bị đuối nước trên bãi tắm Sao Biển
13:20:09 12/11/2024
Đi tắm sông cùng bạn, bé trai 12 tuổi đuối nước tử vong
10:44:57 11/11/2024

Tin đang nóng

Video: Hoa hậu Thanh Thủy ứng xử đỉnh cỡ nào mà ẵm vương miện Miss International đầu tiên cho Việt Nam?
21:09:08 12/11/2024
Nóng: Cảnh sát tìm thấy thư tuyệt mệnh của tài tử Mặt Trăng Ôm Mặt Trời
19:39:42 12/11/2024
CỰC HOT: Hoa hậu Thanh Thủy xuất sắc đăng quang Miss International 2024!
19:42:58 12/11/2024
HOT: Hoa hậu Thanh Thủy chính thức lọt vào Top 8 Miss International
19:12:50 12/11/2024
Hoa hậu Đặng Thu Thảo, Hương Giang và loạt sao Việt "ăn mừng" Thanh Thủy đăng quang Miss International 2024
21:59:08 12/11/2024
"Con rể lừa đảo" Lee Seung Gi bất ngờ trở mặt với gia đình vợ
20:01:47 12/11/2024
Trung Quốc: Xe điên tông thẳng vào đám đông khiến ít nhất 35 người thiệt mạng, hiện trường kinh hoàng
23:11:24 12/11/2024
Đám cưới Hà Trí Quang và người yêu đồng giới: Thuý Ngân tình tứ bên Quốc Trường, 1 sao nữ bầu bí hoá cô dâu "làm loạn"!
21:50:24 12/11/2024

Tin mới nhất

Tìm thấy thi thể học sinh mất tích khi tắm biển Đà Nẵng

17:11:57 12/11/2024
Theo đó, khoảng 6h ngày 12/11, một số người dân đi tập thể dục sáng thì phát hiện một thi thể trôi dạt vào bờ nên khẩn trương trình báo cơ quan chức năng.

Xuất hiện cơn bão mới, Hải Phòng ban hành công điện ứng phó

16:13:34 12/11/2024
Cùng với đó, chủ động triển khai công tác bảo đảm an toàn đê điều, hồ đập; sẵn sàng lực lượng, phương tiện để kịp thời hỗ trợ nhân dân, cứu hộ, cứu nạn và khắc phục hậu quả bão, lũ.

Bình Định: Chủ động ứng phó với mưa lớn

13:16:38 12/11/2024
Đơn vị chức năng triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn các hồ chứa nước và hạ du; chủ động vận hành hồ chứa đảm bảo dung tích đón lũ theo quy định; bố trí lực lượng thường trực để vận hành điều tiết và sẵn sàng xử lý các tình huống c...

Bão số 8 di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, gió giật cấp 12 ở Bắc Biển Đông

13:10:36 12/11/2024
Từ đêm 13/11, mưa lớn kết thúc ở khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên; trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh. Cấp độ rủi ro thiên tai do mưa lớn, lốc, sét cấp 1.

Vụ tai nạn giữa 3 xe máy làm 2 học sinh tử vong: Chưa ai có bằng lái xe

09:36:54 12/11/2024
Theo Công an Hà Nội, vụ tai nạn giữa 3 xe máy tại đường Ỷ Lan (Gia Lâm, Hà Nội) đã làm 2 người chết và 4 người bị thương. Các nạn nhân đều là học sinh và chưa ai có bằng lái xe.

Cảnh báo gió mạnh, sóng lớn và mưa dông trên biển

20:03:28 11/11/2024
Cấp độ rủi ro thiên tai do gió mạnh trên biển: cấp 2; Riêng khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Hoàng Sa) và vùng biển ngoài khơi từ Thừa Thiên Huế đến Bình Định: cấp 3.

Long An: 3 ô tô va chạm liên hoàn trên cầu Bến Lức, quốc lộ 1 ùn ứ

18:04:26 10/11/2024
Hậu quả, làm ô tô 5 chỗ bị dính vào phần đầu xe bồn, nằm quay ngang trên mặt cầu, hư hỏng nặng phần đầu và bên hông trái xe, ô tô 7 chỗ cũng bị hư hỏng nặng bên hông phải. Rất may vụ tai nạn không gây thiệt về người.

Đã đưa xác máy bay Yak-130 ra khỏi hiện trường

18:00:10 10/11/2024
Đồng thời cắt cử lực lượng bảo vệ nghiêm ngặt hiện trường để thu dọn, tháo dỡ các bộ phận máy bay cũng như mảnh vỡ di chuyển về phục vụ công tác điều tra.

Bão Toraji tăng cấp, giật tới cấp 16 và đang tiến nhanh vào Biển Đông

17:55:28 10/11/2024
Bão Toraji hiện đã tăng thêm 1 cấp - mạnh cấp 11, giật cấp 13 đang di chuyển với tốc độ nhanh, hướng vào Biển Đông

Tai nạn liên hoàn trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, nhiều ô tô biến dạng

17:40:16 10/11/2024
Vụ tai nạn khiến 3 người bị thương và 3 ô tô hư hỏng. Nhận được tin báo, lực lượng chức năng nhanh chóng có mặt tại hiện trường, tiến hành phân luồng giao thông và đưa các nạn nhân đi cấp cứu.

TP Hồ Chí Minh: Cháy nhà trong hẻm khiến một người tử vong

16:15:19 10/11/2024
Theo thông tin ban đầu, những người mắc kẹt được đưa vào bệnh viên sơ cứu đã ổn định sức khỏe. Tuy nhiên, cụ bà trên 80 tuổi do tuổi cao,sức yếu đã không qua khỏi.

Biển Đông xuất hiện bão đôi, các địa phương chuẩn bị ứng phó

13:02:11 10/11/2024
Ông Nguyễn Văn Hưởng cho biết, do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 7 từ tối và đêm mai đến hết ngày 12/11 ở khu vực Trung và Nam Trung Bộ sẽ có mưa nhưng rất ít khả năng có mưa cực đoan gây lũ trên các trên các sông ở miền Trung.

Có thể bạn quan tâm

Hoa hậu Thanh Thủy đăng quang Miss International từng bị chê 'da ngăm, não ngắn'

Sao việt

23:52:12 12/11/2024
Miss International 2024 Huỳnh Thị Thanh Thủy là Hoa hậu Việt Nam 2022 năm nay 22 tuổi, cao 1,76m và sở hữu nhan sắc ngọt ngào, trong trẻo.

Bạn trai Selena Gomez vào top những người đàn ông quyến rũ nhất hành tinh

Sao âu mỹ

23:38:36 12/11/2024
Bạn trai của Selena Gomez - nhà sản xuất âm nhạc Benny Blanco vào danh sách những người đàn ông quyến rũ nhất hành tinh do tạp chí People bình chọn.

Chuyện thật như đùa: Đứng lớp suốt 17 năm, giảng viên đại học bị con gái 3 tuổi "vạch mặt" là không biết chữ

Netizen

23:33:58 12/11/2024
Trong ấn tượng vốn có của mọi người, người giáo viên là người thuyết giảng, giải quyết vấn đề phải có kiến thức sâu rộng và kho tàng kiến thức phong phú.

Quyền Linh vỡ òa khi nam công nhân chinh phục mẹ đơn thân

Tv show

23:31:27 12/11/2024
rong tập mới của chương trình Bạn muốn hẹn hò , MC Quyền Linh và Ngọc Lan đã có một buổi ghép đôi đầy cảm xúc hai khách mời đều từng đổ vỡ hôn nhân là Trần Văn Lợi và Trần Thanh Thúy

'Kim Mao Sư Vương' Doãn Dương Minh nghiện cờ bạc đến suýt tự tử

Sao châu á

23:26:01 12/11/2024
Doãn Dương Minh kể vì áp lực công việc, ông từng tìm đến cờ bạc để giải tỏa rồi dần lún sâu vào trò đỏ đen. Thú vui tai hại này khiến nghệ sĩ lâm cảnh nợ nần, thậm chí từng có ý định tự tử vì bế tắc.

Thanh Thảo hội ngộ Quang Dũng trong liveshow kỷ niệm 30 năm ca hát

Nhạc việt

23:22:20 12/11/2024
Trong liveshow kỷ niệm 30 năm ca hát của Thanh Thảo, sự xuất hiện của ca sĩ Quang Dũng khiến nhiều người thích thú. Cả hai có màn kết hơn ăn ý trên sân khấu sau nhiều năm.

Đề cử giải Grammy 2025 và "Chiếc vé về tuổi thơ" của John Legend

Nhạc quốc tế

22:44:08 12/11/2024
John Legend từng giành tới 12 giải Grammy nhưng anh vừa lần đầu tiên nhận được đề cử ở hạng mục dành cho Nhạc thiếu nhi.

Phim ngôn tình ngược tâm gây sốt MXH: Cặp chính chemistry tràn màn hình, cái kết như trêu đùa khán giả

Phim châu á

22:35:13 12/11/2024
Không kèn không trống, tác phẩm dần chiếm trọn tình cảm của khán giả nhờ những thước phim ngôn tình mơ mộng nhưng cũng ưu buồn, đẹp như tranh vẽ.

Hình ảnh cuối cùng của tài tử Mặt Trăng Ôm Mặt Trời trước khi qua đời

Hậu trường phim

22:32:29 12/11/2024
Chiều ngày 12/11, cả châu Á chấn động trước thông tin Song Jae Rim bất ngờ qua đời. Tang lễ của nam diễn viên được diễn ra Nhà tang lễ Yeouido St. Mary vào lúc 12 giờ trưa ngày 14/11.

Bellingham hồi sinh với Real Madrid: Tấm gương cho Mbappe

Sao thể thao

22:19:35 12/11/2024
Jude Bellingham ghi bàn đầu tiên trong mùa giải và đóng góp quan trọng cho Real Madrid, là tấm gương để Kylian Mbappe noi theo.

Giai đoạn quyết định đến vị thế đàm phán trong xung đột Nga - Ukraine

Thế giới

22:04:59 12/11/2024
Những tháng mùa Đông - Xuân sắp tới được dự báo sẽ là giai đoạn then chốt định hình vị thế của các bên trong cuộc xung đột Nga-Ukraine, đặc biệt khi các cuộc đàm phán hòa bình có thể diễn ra trong tương lai.