Sắp hết cảnh thị trường ô tô khan hàng, tăng giá
Sự thiếu hụt chip xảy ra trong ngành công nghiệp ô tô có thể sẽ được giải quyết vào năm sau. Gần hai năm sau khi sự thiếu hụt chip lần đầu tiên xảy ra trong ngành công nghiệp ô tô, các nhà sản xuất ô tô vẫn đang vật lộn để giải quyết vấn đề.
Tuy nhiên, Sachin Lawande, chủ tịch kiêm giám đốc điều hành của Visteon (Công ty hàng đầu thế giới về thiết bị điện tử buồng lái ô tô) tin rằng, tình trạng thiếu chất bán dẫn sắp kết thúc. Đáng chú ý khi ngành ô tô chuyển sang các loại chip mới hơn, nhanh hơn với nguồn cung lớn hơn.
Vấn đề thiếu hụt chip ô tô có thể được giải quyết vào năm 2023. Ảnh: Autocarindia
Lawande giải thích: “Điều quan trọng cần lưu ý là có rất nhiều công suất bán dẫn cho một loại chip nhất định. Đối với các chip công nghệ nanomet mới hơn, nhỏ hơn, hiện có nguồn cung tốt hơn “.
Như Lawande nói, ô tô vẫn dựa vào chip cũ cũng như chip mới. Trong khi chip mới hơn, nhỏ hơn, nhanh hơn được sử dụng trong màn hình và hệ thống thông tin giải trí mới nhất, thì loại chip 40nm cũ hơn được yêu cầu cho các tác vụ ô tô đơn giản hơn, thông thường hơn. Tin tốt là sự chuyển đổi nhanh chóng sang các chip nhanh hơn cũng được sử dụng trong các thiết bị và điện tử.
Hơn nữa, để giúp giảm bớt sự thiếu hụt chất bán dẫn, các thương hiệu cũng như các nhà cung cấp linh kiện hiện đang thiết kế các hệ thống dựa trên ít chip hơn.
Video đang HOT
Nguyên nhân ngành công nghiệp ô tô lại bị ảnh hưởng nặng nề bởi tình trạng thiếu chip là khi đại dịch bùng phát và doanh số bán ô tô cạn kiệt, ngành công nghiệp ô tô đã dừng lại và thậm chí hủy bỏ các đơn đặt hàng đối với chất bán dẫn.
Tuy nhiên, trong số 40 tỉ USD ngành công nghiệp bán dẫn, ngành công nghiệp ô tô chỉ chiếm 9% ít ỏi, trong đó điện tử tiêu dùng nằm trong số những ngành lớn nhất, đặc biệt là khi thế giới bắt đầu làm việc tại nhà. Vì vậy, khi đến thời điểm bắt đầu khởi động lại sản xuất và cung ứng, ngành công nghiệp ô tô đã phải xếp hàng rất dài, tạo ra một tồn đọng lớn chưa thể khắc phục được.
Theo Visteon, vấn đề lớn hơn vẫn là sự phụ thuộc của ngành công nghiệp ô tô vào các chip cũ. Nhưng với các hệ thống được thiết kế lại dựa trên ít chip hơn, cùng với việc tăng cường sản xuất, ngành công nghiệp sẽ sớm không còn vấn đề thiếu chip nữa. Lawande tin rằng điều này sẽ xảy ra trong vòng một năm.
Công nghiệp ô tô thế giới lao đao do chính sách "Zero Covid" của Trung Quốc
Chính sách "Zero-Covid" của Trung Quốc đang khiến tình trạng thiếu chíp bán dẫn, linh kiện ô tô trên toàn cầu trở nên trầm trọng hơn.
Mới đây, Renault thông báo họ đã tạm ngừng sản xuất Mégane E-Tech tại nhà máy ở Douai, miền bắc nước Pháp, với lý do "cuộc khủng hoảng chất bán dẫn trở nên trầm trọng hơn bởi các biện pháp "đóng cửa" ở một số khu vực của Trung Quốc", theo Reuters.
Chính sách "Zero Covid" của Trung Quốc khiến tình trạng thiếu hụt chất bán dẫn và phụ tùng ô tô trở nên nghiêm trọng hơn trên toàn cầu
Hành động của Renault như một lời nhắc nhở dành cho chuỗi cung ứng ô tô toàn cầu, đặc biệt là đối với xe điện khi vẫn phụ thuộc vào các nhà sản xuất phụ tùng Trung Quốc.
Biện pháp "đóng cửa" để ngăn chặn sự lây lan của Covid-19 đã tác động mạnh mẽ đến các nhà sản xuất ô tô, các nhà cung cấp chíp bán dẫn, phụ tùng ô tô khi buộc phải tạm dừng sản xuất.
Các công ty lo ngại việc đóng cửa nhà máy ảnh hưởng đến các công ty như Tesla và Tập đoàn Volkswagen ở Thượng Hải sẽ lan rộng vì thiếu phụ kiện.
"Nếu các công ty trong chuỗi cung ứng không thể tìm ra cách để tiếp tục hoạt động và sản xuất, có khả năng tất cả các nhà cung ứng thiết bị gốc (OEM) tại Trung Quốc phải tạm ngừng sản xuất vào tháng 5", Giám đốc điều hành của nhà sản xuất xe điện Xpeng, He Xiaopeng, đăng trên tài khoản mạng xã hội cá nhân của mình vào tuần trước.
Trong khi đó, nguồn cung phụ tùng đang bị cản trở do gián đoạn vận chuyển vì các lái xe tải phải chịu sự kiểm tra nghiêm ngặt do dịch Covid và các tàu gặp khó khăn trong việc xếp dỡ tại các cảng.
Chính phủ Trung Quốc đang cố gắng tìm cách cho phép các ngành công nghiệp chủ chốt như ô tô và sản xuất chất bán dẫn khởi động lại sản xuất, ngay cả khi các biện pháp hạn chế Covid vẫn tiếp tục.
Chính phủ nước này cho biết họ đã "liệt kê trắng" hơn 600 công ty mà họ đã nhắm mục tiêu để sớm mở cửa trở lại. Trong số đó có 251 công ty thuộc lĩnh vực ô tô, bao gồm VW, đối tác và chủ sở hữu SAIC Motor của MG và Tesla.
Nhiều nhà máy ô tô tại Trung Quốc hiện đang phải đóng cửa
Nhà máy ở Thượng Hải của Tesla, hiện đang cung cấp cho phần lớn châu Âu các xe Model 3 và Model Y của thương hiệu California, đã mở cửa trở lại vào đầu tuần này. Tesla ban đầu đã cố gắng vận hành một hệ thống 'vòng kín', theo đó các nhân viên được kiểm tra và được phép ngủ tại chỗ, nhưng điều đó đã chứng minh là không thực tế, theo các báo cáo.
Việc "đóng cửa" cũng đã ảnh hưởng đến doanh số bán xe hơi ở Trung Quốc, với doanh số tháng 3/2022 giảm nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo dữ liệu từ Hiệp hội Xe du lịch Trung Quốc, các phòng trưng bày ô tô đã đóng cửa ở Thượng Hải từ ngày 1/4, trong khi các đại lý ở 25 trong số 90 thành phố của Trung Quốc buộc phải đóng cửa vào tháng 3.
Porsche cho biết các biện pháp của Trung Quốc về Covid đã góp phần làm giảm doanh số bán hàng trong quý I, giảm 5% so với cùng kỳ năm ngoái, cùng với việc mất xe trong vụ chìm tàu chở hàng hồi tháng 2/2022.
Theo Cục Thống kê Quốc gia nước này, các đợt đóng cửa hồi tháng 3 của Trung Quốc cũng đã ảnh hưởng đến ngành công nghiệp bán dẫn, với sản lượng chip ở Trung Quốc giảm 4,2% trong quý đầu tiên năm 2022. Đây trở thành một tin xấu khác cho các nhà sản xuất ô tô, những người đã phải chịu cảnh thiếu chip trong 12 tháng qua.
Ô tô khan hàng đội giá vì thiếu chip, 48% khách hàng trì hoãn mua xe Khoảng 48% người tiêu dùng tại Mỹ trì hoãn kế hoạch mua ô tô do nhiều mẫu mã ô tô mới khan hàng, đội giá và thậm chí phải chờ đợi cả tháng trời do tình trạng thiếu chất bán dẫn, chip điện tử sản xuất ô tô. Theo kết quả khảo sát của công ty chuyên nghiên cứu thị trường ô tô...