Sập giàn giáo thi công cầu, bê tông cốt thép bít kín lòng sông
Trong lúc đổ bê tông mặt cầu Hà Thanh ( Ninh Bình), giàn giáo bất ngờ bị sụt xuống khiến toàn bộ cốt thép, bê tông tươi trên diện tích khoảng 8 m2 bị đổ xuống lòng sông.
Ngày 31/5, đại diện lãnh đạo UBND huyện Yên Mô (Ninh Bình) xác nhận, trên địa bàn vừa xảy ra vụ việc sập giàn giáo thi công cầu Hà Thanh, trên địa bàn xã Yên Nhân.
Vụ việc đang được đơn vị thi công khẩn trương khắc phục dưới sự giám sát của Ban quản lý dự án đầu tư huyện Yên Mô và đơn vị tư vấn giám sát.
Hiện trường vụ sập giàn giáo tối 27/5 (Ảnh: Người dân cung cấp).
Trước đó, tối 27/5, tại công trường xây dựng cầu Hà Thanh xảy ra sự cố sụt giàn giáo trong quá trình đổ bê tông mặt cầu. Theo biên bản hiện trường được lập giữa chủ đầu tư, đơn vị thi công, đơn vị tư vấn giám sát, trong quá trình đổ bê tông phần mặt cầu tại khoang giữa thì xảy ra sự cố sập giàn giáo với diện tích khoảng 8 m2 phía thượng lưu.
Qua kiểm tra, đánh giá sơ bộ, nguyên nhân xảy ra sự cố là do trong quá trình đổ bê tông, kỹ thuật viên đã điều khiển bơm bê tông sai vị trí. Cụ thể, bê tông bị đổ dồn vào một chỗ, dẫn đến tải trọng cục bộ lên bề mặt cốp pha làm xô lệch chống chéo, con kê bị xê dịch khiến sụt giàn giáo, kéo theo thép khoang giữa bị cong vênh.
Hình ảnh hiện trường tại công trình cầu Hà Thành sau khi bị sập giàn giáo trong lúc thi công.
Ông Đặng Thái Sơn, Chủ tịch UBND huyện Yên Mô cho biết, ngay sau khi sự cố xảy ra, lãnh đạo UBND huyện Yên Mô đã chỉ đạo Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Yên Mô, đại diện nhà thầu và đại diện đơn vị tư vấn giám sát dừng thi công công trình, đánh giá mức độ thiệt hại và tìm phương án khắc phục sự cố.
“UBND huyện Yên Mô yêu cầu nhà thầu bóc dỡ toàn bộ phần bê tông đã đổ phần mặt cầu, thay thế toàn bộ hệ thống cốt thép, đảm bảo thi công đúng chất lượng và tiến độ đề ra”, ông Sơn nói.
Ngày 31/5, công nhân đang thi công lại mặt cầu Hà Thành.
Video đang HOT
Ông Đinh Văn Bẩy, Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Tập đoàn Xuân Khiêm (nhà thầu thi công cầu Hà Thanh) cho biết, công trình cầu Hà Thanh thuộc gói thầu 01 thi công lắp ráp hạng mục cầu Hà Thanh, được thực hiện từ tháng 12/2020, dự kiến hoàn thành và đưa vào sử dụng vào cuối năm 2021 với tổng trị giá hơn 20 tỷ đồng.
Công trình cầu Hà Thanh có chiều dài 13 m, rộng 8,5 m, được chia đều làm 3 nhịp, tổng diện tích mặt cầu trên 100 m2. Theo thiết kế, mặt cầu được đổ bê tông liền khối dầy 0,5 m, đảm bảo tải trọng 10 tấn.
Toàn cảnh công trình cầu Hà Thành nơi xảy ra sự cố sập giàn giáo trong lúc thi công.
“Sự cố xảy ra là điều rất đáng tiếc, vì đây là lỗi nhỏ trong quá trình đổ bê tông bề mặt, gây ảnh hưởng đến tiến độ công trình. Nhà thầu thi công cam kết sẽ khắc phục sự cố trong thời gian sớm nhất và chịu hoàn toàn chi phí khắc phục”, ông Bảy nói.
Sáng 31/5, ghi nhận của PV Dân trí , các hoạt động tại công trình diễn ra bình thường, đơn vị thi công đã dựng lại toàn bộ hệ thống giàn giáo, cốp pha, đan xong phần cốt thép để chuẩn bị đổ bê tông lại toàn bộ mặt cầu trong ngày 1/6 theo đúng thiết kế.
Không mưa, triều cường không lớn nhưng Mễ Cốc ở quận 8 vẫn ngập lênh láng
Tối 29-5, nhiều đoạn đường và nhà dân tại khu vực Mễ Cốc, P.15, Q.8, TP.HCM vẫn đang sống trong tình cảnh ngập nước dù ngày hôm nay khu vực này không có mưa và triều cường cũng không lớn.
Người dân tại khu vực Mễ Cốc, P15, Q.8 hiện phải sống trong cảnh ngập nước dù trời không mưa, triều cường không cao - Ảnh: CHÂU TUẤN
Theo ghi nhận của T uổi Trẻ Online , khoảng 17h cùng ngày nhiều đoạn đường Mễ Cốc bắt đầu xảy ra tình trạng ngập nước, có đoạn ngập sâu quá nửa bánh xe khiến việc đi lại của người dân gặp nhiều khó khăn.
Theo quan sát, tại bờ kè kênh dọc đường bến Mễ Cốc đang trong quá trình thi công (thuộc dự án cải thiện môi trường nước lưu vực kênh Tàu Hủ - Bến Nghé - kênh Đôi - kênh Tẻ) có nhiều đoạn bị rỉ nước liên tục.
Nước từ kênh này chảy lênh láng ra đường Mễ Cốc cộng thêm việc các miệng cống tại đây không thể thoát nước gây ra tình trạng ngập nhiều đoạn đường dù trời không mưa và triều cường cũng chẳng cao.
Nhiều đoạn đường Mễ Cốc bị ngập sau quá nửa bánh xe - Ảnh: CHÂU TUẤN
Cô Võ Thị Liên, sinh sống tại địa chỉ 140 Mễ Cốc - cho biết: "Chiều giờ ở khu vực này không có mưa nhưng vẫn bị ngập. Thỉnh thoáng nước từ kênh lại tràn lên đường rồi tiến vào nhà. Có những đêm đang ngủ thì nước tràn vào quá bất ngờ gây hư hỏng đồ đạc.
Có những nhà đã nâng nền rất cao so với mặt đường nên đỡ ảnh hưởng vì ngập, còn những nhà chưa có điều kiện nâng cấp như nhà tôi thì chịu cảnh ngập như cơm bữa, quá khổ!".
Chạy dọc tuyến đường Mễ Cốc này phóng viên ghi nhận có ít nhất 3 đoạn đường đang trong tình trạng ngập. Trong đó nặng nhất tại đoạn dạ cầu Rạch Cát nước ngập khoảng nửa mét kéo dài khoảng 100m.
Theo Đài khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ ngày 29-5, mực nước sông tại trạm đo Phú An và trạm đo Nhà Bè cao nhất chỉ khoảng 1.32m vào 16h30 phút.
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online tối 29-5, một lãnh đạo phường 15, quận 8 cho biết - Chúng tôi đã ghi nhận sự việc ngập nước tại nhiều đoạn trên tuyến đường Mễ Cốc.
Việc ngập này do triều cường, mực nước tại dòng kênh song song tuyến đường này hiện cao hơn khoảng 4 tấc so với mặt đường.
Ngày mai chúng tôi sẽ liên hệ với nhà thầu, đơn vị thi công bờ kè để có những biện pháp cụ thể. Còn hiện tại nước đang cao nên không xử lý được.
Nhiều xe cộ bị hư động cơ phải dẫn bộ trên đường Mễ Cốc - Ảnh: CHÂU TUẤN
Người dân cho biết hôm nay khu vực này không có mưa nhưng đường vẫn ngập - Ảnh: CHÂU TUẤN
Việc đi lại của người dân gặp nhiều khó khăn - Ảnh: CHÂU TUẤN
Người dân đắp đê ngăn nước tràn vào nhà - Ảnh: CHÂU TUẤN
Nước kênh rò rỉ từ bờ bao khiến mặt đường như mặt kênh - Ảnh: CHÂU TUẤN
Nước ùa vô các hẻm đường lân cận tiến sát vào nhà dân - Ảnh: CHÂU TUẤN
Người dân đứng chôn chân trước đoạn ngập - Ảnh: CHÂU TUẤN
Người cao tuổi được người dân dẫn đường tránh đoạn ngập nặng - Ảnh: CHÂU TUẤN
Đến 20h cùng ngày, nước trên đường Mễ Cốc vẫn chưa có dấu hiệu sẽ rút bớt - Ảnh: CHÂU TUẤN
Người dân nơi đây mong từng ngày công trình thi công nâng cấp bờ kè dọc tuyến đường Mễ cốc hoàn thiện sớm, đảm bảo cuộc sống sinh hoạt - Ảnh: CHÂU TUẤN
Cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ chậm tiến độ Nguồn cát đắp nền đường khan hiếm, nên công trình cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ dài gần 23 km, vốn đầu tư 4.826 tỷ đồng, bị chậm tiến độ 6,3%. Thông tin được ông Trần Văn Thi, Giám đốc Ban quản lý dự án Mỹ Thuận (Bộ Giao thông Vận tải) nói tại buổi làm việc với UBND tỉnh An Giang,...