Sập giàn giáo ở TP.HCM, khiến 3 người bị thương
Một giàn giáo thi công công trình xây dựng trên địa bàn quận Tân Bình bị sập, 3 công nhân đang làm việc bị té xuống đất.
Anh Lê Văn Thương (41 tuổi, ở Hóc Môn) cùng hai đồng nghiệp đứng trên giàn giáo để xây tường tầng hai của căn nhà trên đường Cống Lở, phường 15, quận Tân Bình, TP HCM, chiều 12/11. Bất ngờ, tời kéo cáp bị đứt kéo theo giàn giáo sập từ độ cao khoảng 7 m.
Hiện trường vụ việc việc
Ba người rơi xuống, bị thanh sắt giàn giáo đè. Gần chục công nhân đang thi công ở các tầng chạy xuống, đưa các nạn nhân vào Bệnh viện quận 12 cách đó 6 km.
“Nghe một tiếng ‘rầm’ rất lớn, tôi chạy ra thấy một người thợ hồ bị bất tỉnh, hai người khác lồm cồm đứng dậy, cát phủ đầy người”, nhân chứng cho biết.
Chiều nay, Bệnh viện quận 12 cho biết, 3 nạn nhân bị thương và nhập viện trong tình trạng đa chấn thương. Trong đó, anh Thương bị thương ở ngực, hai người còn lại bị thương vùng đầu. Tất cả đã được chuyển lên Bệnh viện 175 để tiếp tục điều trị.
Đại diện Đội thanh tra quận Tân Bình (T.P HCM) cho hay công trình 6 tầng này là nhà ở kết hợp văn phòng, xây dựng được 6 tháng và đã hoàn thiện phần thô. Sau sự cố, đơn vị đã ra quyết định xử phạt hành chính đơn vị thi công về lỗi không đảm bảo an toàn lao động và tạm dừng thi công.
Sáu dự án xây cầu ở TP.HCM 'làm mãi không xong'
Cầu Thủ Thiêm 2, Tân Kỳ- Tân Quý, Long Kiểng, Bưng, Nam Lý, Tăng Long ... là sáu dự án giao thông của TP.HCM đang phải 'trùm mền'.
Đây là sáu dự án giao thông trọng điểm được kỳ vọng sẽ giải bài toán ách tắc hạ tạng, thúc đẩy kinh tế xã hội tại các quận huyện ở TP.HCM. Tuy nhiên, dù được khởi công đã lâu, kéo dài nhiều năm nhưng đến nay, các dự án này vẫn 'trùm mền" và chưa hẹn ngày hoàn thành.
Cầu Thủ Thiêm 2: có tổng chiều dài là 1,4km trong đó phần cầu dài 885m, được thiết kế kiểu dây văng với trụ tháp chính có hình dáng cầu Rồng cao 113m, nghiêng về phía Thủ Thiêm.
Dự án cầu Thủ Thiêm 2 đang phải tạm dừng thi công
Video đang HOT
Cầu bắc qua sông Sài Gòn, nối quận 1 và khu đô thị Thủ Thiêm (quận 2) sau khi hoàn thành được kỳ vọng sẽ giúp giảm kẹt xe ở giao lộ giữa đường Tôn Đức Thắng và Nguyễn Hữu Cảnh. Ngoài ra, cầu cũng được xem là biểu tượng giao thông mới giữa lòng TP lớn nhất nước.
Dự án được khởi công vào tháng 2/2015 và dự kiến 2018 hoàn thành nhưng đến nay dự án cầu Thủ Thiêm 2 vẫn chưa xong và đã được gia hạn hoàn thành đến tháng 9/2021.
Tuy nhiên, công tác bồi thường giải phóng mặt bằng chưa hoàn tất nên dự án trọng điểm này đang tạm dừng thi công.
Theo nhà đầu tư, vừa qua Ban Quản lý đường sắt đô thị TP.HCM bàn giao một phần mặt bằng tại Khu vực nhà ga Ba Son nhưng phạm vi bàn giao quá nhỏ. Do đó, dự án cầu Thủ Thiêm 2 vẫn không thể triển khai thi công được. Đồng thời vẫn phải chờ Bộ Quốc phòng bàn giao phần đất còn lại mới tổ chức thi công đồng bộ dự án.
Cầu Long Kiểng: bắc qua sông Phước Kiểng (huyện Nhà Bè) thay thế cầu sắt cũ nhỏ hẹp đã xuống cấp trầm trọng. Dự án được UBND TP.HCM phê duyệt đầu tư từ tháng 5/2001 với vốn đầu tư gần 600 tỷ đồng. Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP làm chủ đầu tư.
Dự án cầu Long Kiểng
Dự án đang thi công giữa chừng buộc phải tạm dừng do vướng giải phóng mặt bằng, gây ảnh hưởng rất lớn đến đời sống và việc đi lại của người dân.
Ông Nguyễn Thanh Tuấn, Trưởng ban điều hành dự án Đường bộ 4 (thuộc Ban Quản lý Đầu tư các công trình giao thông TP.HCM) cho biết dự án xây dựng cầu Long Kiểng đến nay đã thi công đạt 50% khối lượng.
Hiện nay, các bên đã tìm ra được phương án và đang trình lên Thành phố. Theo kế hoạch UBND huyện Nhà Bè, sẽ cố gắng bồi thường giải phóng mặt bằng, bàn giao cho chủ đầu tư vào khoảng quý 4/2021 và sau đó đơn vị sẽ thi công hoàn thành trong 12 tháng.
Do vướng mặt bằng nên dự án cầu Long Kiểng chưa thể hẹn ngày về
Cầu Nam Lý: nằm trên đường Đỗ Xuân Hợp (quận 9) là cây cầu huyết mạch đi qua các cảng Phú Hữu, đường vào cao tốc TP Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây, có tổng mức đầu tư hơn 857 tỷ đồng.
Sau gần 4 năm khởi công xây dựng, khối lượng công trình xây lắp đã thực hiện đạt khoảng 39%, sau đó đã phải tạm dừng thi công nhiều năm nay do vướng mặt bằng.
Cầu Nam Lý
Cầu Tăng Long: Dự án cầu Tăng Long, quận 9 (TP.HCM) có tổng mức đầu tư gần 450 tỉ đồng. Dự án được khởi công từ tháng 12-2017, dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2019.
Cầu Tăng Long bắc qua rạch Trau Trảu, nằm trên đường Lã Xuân Oai, theo thiết kế, chiều dài tuyến 790 m, chiều dài cầu 231 m, bốn làn xe có lề bộ hành hai bên, đáp ứng tốc độ 60 km/giờ.
Theo lộ giới quy hoạch sẽ có đường dân sinh bên cầu và đường chui phía bờ Trường Thạch. Phía đường Khu công nghệ cao chỉ làm đường dẫn và vỉa hè. Cầu mới được xây dựng sẽ đáp ứng giao thông đường thủy.
Dự án cầu Tăng Long cũng đang 'trùm mền'
Cầu Bưng: nằm trên đường Lê Trọng Tấn (nối giữa quận Tân Phú và Bình Tân) được khởi công vào tháng 7/2017, kế hoạch hoàn thành 20 tháng. Tuy nhiên, sau hơn 3 năm triển khai công trình vẫn chưa thể hoàn thành do vướng mặt bằng.
Công trình có tổng mức đầu tư hơn 514 tỷ đồng, đây là dự án nằm ở đường huyết mạch, được kỳ vọng giảm áp lực giao thông cho phía Tây của Thành phố.
Dự án Cầu Bưng chưa hẹn ngày về gây áp lực giao thông, kẹt xe thường xuyên xảy ra vào giờ cao điểm trên đường Lê Trọng Tấn
Do dự án 'chôn chân', rào chắn công trình chiếm mặt đường và tạo nút thắt cổ chai đã gây tình trạng thường xuyên kẹt xe nghiêm trọng vào giờ cao điểm.
Đại diện Ban quản lý dự án đầu tư các công trình giao thông Thành phố cho biết Sở Tài nguyên và Môi trường đã trình UBND TP.HCM để họp về công tác đền bù, giải phóng mặt bằng. Sau khi có mặt bằng, đơn vị thi công sẽ đẩy nhanh tiến độ để thông xe trước Tết Nguyên đán 2021.
Dự án cầu Tân Kỳ- Tân Quý
Cầu Tân Kỳ- Tân Quý: được TP.HCM phê duyệt năm 2017, khởi công đầu năm 2018, theo hình thức đối tác công - tư (PPP), hợp đồng BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao) thay thế cầu cũ bắc qua kênh Tham Lương - Bến Cát.
Cầu dài 83 m, rộng 16 m, đoạn đường dẫn dài 225 m. Dự án có vốn đầu tư hơn 312 tỷ đồng, sau đó được nâng lên 668 tỷ đồng do tính cả lãi vay trong thời gian xây dựng, chờ thu phí.
Công trình gần 700 tỷ đồng 'trùm mền' đã 2 năm qua. Nguyên nhân là do vướng mắc liên quan hợp đồng BOT đã ký
Dự án này có kinh phí gần 700 tỷ đồng, thi công đạt 70% khối lượng nhưng đình trệ hai năm nay.
Nguyên nhân, Kiểm toán Nhà nước xác định dự án cầu Tân Kỳ - Tân Quý không nằm trên tuyến QL1 nên việc bổ sung vào dự án BOT An Sương - An Lạc không đảm bảo nguyên tắc công bằng cho người dân trả phí sử dụng dịch vụ.
Hiện nay, trên công trường cầu Tân Kỳ - Tân Qúy im lìm, không bóng công nhân. Văn phòng làm việc dự án khóa kín, máy móc được đơn vị thi công dời đi. Hàng rào tôn cao 2 m bao quanh công trình nhiều đoạn ố vàng, dán chằng chịt các tờ rơi quảng cáo...
Xung quanh dự án bị rào chắn, nhiều đoạn bêtông lồi lõm, sắt thép ngổn ngang, gỉ sét do phơi nắng mưa lâu ngày
Phía trong hàng rào, phần cầu xây bắc qua kênh có nhiều đoạn bêtông lồi lõm, sắt thép ngổn ngang, gỉ sét do phơi nắng mưa lâu ngày.
Để tháo gỡ vướng mắc của dự án, UBND TP.HCM đã giao các sở ngành tham mưu, báo cáo Thường trực UBND TP cho phép chuyển đổi hình thức đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách để tổ chức lựa chọn nhà đầu tư tiếp tục thực hiện dự án, đồng thời báo cáo HĐND TP theo quy định.
Cầu nghìn tỷ, biểu tượng mới giữa trung tâm TP.HCM tạm dừng thi công TP.HCM chưa bàn giao mặt bằng như cam kết khiến dự án cầu Thủ Thiêm 2, biểu tượng giao thông mới giữa trung tâm phải tạm dừng thi công. Ngày 12/9, đại diện Công ty cổ phần Đầu tư Địa ốc Đại Quang Minh (chủ đầu tư) cho biết thông tin tiến độ về dự án cầu Thủ Thiêm 2. Hiện phần hạng...