Sập giàn giáo đường sắt trên cao: Gửi công hàm đến ĐSQ?
Cục Quản lý Xây dựng và Chất lượng công trình giao thông kiến nghị Bộ trưởng GTVT có công hàm gửi Đại sứ quán Trung Quốc.
Cụ thể, đây là kiến nghị được Cục nêu trong văn bản gửi Bộ trưởng Bộ GTVT về việc xử lý các vấn đề liên quan sau sự cố sập đà giáo, bê tông tại công trình thi công dự án đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông, ngày 28/12.
Trong văn bản, Cục QLXD-CLCTGT kiến nghị Bộ trưởng Đinh La Thăng 2 nội dung cơ bản. Đó là xem xét, thay thế đơn vị tư vấn giám sát và nhà thầu của dự án đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông. Đồng thời có công hàm gửi Đại sứ quán Trung Quốc để có biện pháp chấn chỉnh.
Sập giàn giáo đường sắt, BT Thăng “lệnh” nóng ngày chủ nhật
Cục QLXD-CLCTGT cho rằng trong quá trình thi công, tổng thầu EPC (Công ty Hữu hạn Tập đoàn Cục 6 đường sắt Trung Quốc) thuê nhà thầu phụ đã để xảy ra nhiều sự cố. Doanh nghiệp này phải nhận trách nhiệm chính và chịu toàn bộ chi phí để khắc phục sự cố.
Đối với Tổng thầu EPC của dự án là Công ty Hữu hạn Tập đoàn Cục 6 đường sắt Trung Quốc, Cục kiến nghị Bộ GTVT xem xét lại hợp đồng với đơn vị này và có công hàm gửi Đại sứ quán Trung Quốc để có biện pháp chấn chỉnh.
Trong quá trình thi công, Công ty Hữu hạn Tập đoàn Cục 6 đường sắt Trung Quốc thuê nhà thầu phụ đã để xảy ra nhiều sự cố và phải nhận trách nhiệm chính cũng như chịu toàn bộ chi phí để khắc phục sự cố.
Đối với nhà thầu phụ trực tiếp gây ra sự cố (Công ty CP Tư vấn Công nghệ và Đầu tư xây dựng Việt Nam – Vinacontech), Cục QLXD-CLCTGT đề nghị Bộ GTVT “cấm cửa” không được tham gia vào các dự án giao thông trong thời gian tới.
Cục QLXD-CLCTGT cũng kiến nghị thay thế đơn vị tư vấn giám sát của dự án, nghiêm khắc cảnh cáo Trưởng Tư vấn giám sát Diêm Chí Cương và đình chỉ vô thời hạn đối với ông Tạ Trung Văn, Tư vấn giám sát phụ trách nhà ga bến xe Hà Đông.
Video đang HOT
Hiện trường sự cố nghiêm trọng sập giàn giáo công trình xây dựng đường sắt trên cao
Cho đến nay, Phó Tổng Giám đốc Ban Quản lý dự án Đường sắt bị đình chỉ công tác để kiểm điểm và làm rõ trách nhiệm (trực tiếp giám sát dự án). Nhà thầu phụ thi công – Công ty CP Tư vấn Công nghệ và Đầu tư xây dựng Việt Nam (Vinacontech) bị Bộ GTVT đình chỉ và “cấm cửa” không cho tham gia thi công bất kỳ hạng mục nào khác của Dự án Đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh – Hà Đông.
Bộ GTVT đình chỉ vô thời hạn đối với ông Tạ Trung Văn, Tư vấn giám sát phụ trách nhà ga Bến xe Hà Đông và nghiêm khắc cảnh cáo Tư vấn giám sát trưởng Diêm Chí Cương.
Một ngày sau khi xảy ra sự cố, Bộ trưởng Bộ GTVT đã quyết định giáng chức người đứng đầu Ban Quản lý Dự án đường sắt từ quyền Tổng Giám đốc xuống làm Phó Tổng Giám đốc. Lãnh đạo Cục Quản lý Xây dựng và chất lượng công trình giao thông cũng bị kỷ luật cảnh cáo.
Tai nạn đường sắt trên cao: Bộ trưởng Thăng lại giáng chức
Như vậy, chỉ chưa đầy 2 tháng mà liên tiếp các sự cố nguy hiểm xảy ra trên tuyến đường sắt trên cao đang thi công. Và sẽ không có gì là khó hiểu khi người tham gia giao thông đang có ý định tự bảo vệ mình bằng cách “tẩy chay” cả tuyến đường trên cao Cát Linh – Hà Đông và tuyến đường Nguyễn Trãi.
Được phê duyệt từ tháng 10/2008, Dự án đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông có tổng mức đầu tư (TMĐT) 8.770 tỷ đồng (tương đương 552,86 triệu USD), trong đó vốn vay của Trung Quốc là 419 triệu USD và 133,86 triệu USD là vốn đối ứng của Việt Nam.
Sập hầm Đạ Dâng: Tư vấn Trung Quốc thiết kế sai
Liên quan đến vụ tai nạn sập hầm Đạ Đâng, chiều 29/12, Thượng tá Trần Văn Giản, Tổng Giám đốc công ty Cổ phần Lũng Lô 2 – đơn vị từng thi công hầm thủy điện Đạ Dâng cho biết: Khi thi công hầm thủy điện Đạ Dâng, công ty mới biết thiết kế kỹ thuật và địa chất do Viện Thiết kế Thủy điện – Thủy lợi Nam Ninh (Trung Quốc) thực hiện không giống với thực tế địa chất công trình nên phải dừng thi công.
Báo Tiền Phong dẫn lời Thượng tá Giản cho biết thêm, do thiết kế khác thực tế nên quá trình thi công phát sinh nhiều vấn đề nhưng không tìm được tiếng nói chung với chủ đầu tư (công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng điện Long Hội).
“Chúng tôi kiến nghị thay đổi thiết kế, nhưng chủ đầu tư nói mất thời gian và công sức của đơn vị tư vấn thiết kế nên không thay đổi”, Thượng tá Giản cho biết.
Bên cạnh đó, Thượng tá Nguyễn Minh Đức cho biết: “Quá trình thi công xảy ra sụt lún nhiều, chúng tôi đã họp với chủ đầu tư và tư vấn thiết kế bàn giải pháp. Nhưng cả chủ đầu tư và tư vấn đều nói thiết kế thế nào đơn vị thi công cứ thế làm”.
Trong khi, ông Võ Nhật Thăng, Chủ tịch HĐQT, kiêm TGĐ Tổng công ty CP Thương mại Xây dựng (Vietracimex) – Công ty mẹ của Cty CP Đầu tư và Xây dựng Điện Long Hội (chủ dự án thủy điện Đạ Dâng) lại bao biện sự cố xảy ra là bất khả kháng, do yếu tố tự nhiên vì địa chất yếu, trời Lâm Đồng lại mưa kéo dài cả tháng. Khi nước ngấm vào nền đất cát và tụt xuống hầm.
Theo NTD
Vì sao ngành đường sắt bị "tước" quyền chủ đầu tư hàng loạt dự án?
"Tước" quyền chủ đầu tư cùng lúc 18 dự án đường sắt là việc chưa từng có tiền lệ ngành GTVT. Bộ trưởng Đinh La Thăng cho biết, tiến độ các dự án chậm, việc quản lý và sử dụng vốn ODA không hiệu quả là lí do phải thay đổi chủ đầu tư.
Nhiều người cho rằng, động thái "tước" quyền làm chủ đầu tư của hàng loạt dự án đường sắt sử dụng vốn ngân sách Nhà nước, vốn ODA đối với Cục Đường sắt Việt Nam (ĐSVN) và Tổng Công ty ĐSVN của Bộ GTVT - điều chưa từng có tiền lệ trong lịch sử của ngành này - chắc hẳn phải xuất phát từ những nguyên nhân rất lớn.
Lí do Bộ trưởng Đinh La Thăng chuyển chức năng chủ đầu tư của ngành đường sắt vì các dự án chậm tiến độ và việc quản lý, sử dụng vốn ODA không hiệu quả...
Trao đổi với PV Dân trí, Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng cho hay: Thời gian qua, Cục ĐSVN và Tổng Công ty ĐSVN được giao làm chủ đầu tư các dự án đường sắt nhưng không thể hiện được vai trò, năng lực điều hành, quản lý và triển khai các dự án của ngành mình.
Nói về lí do cụ thể dẫn tới quyết định chuyển chức năng chủ đầu tư 18 dự án đường sắt cùng lúc, Bộ trưởng Đinh La Thăng nhấn mạnh: "Tiến độ thực hiện các dự án đường sắt chậm và chất lượng không đảm bảo, ở các dự án có vốn vay ODA thì việc quản lý và sử dụng nguồn vốn không hiệu quả".
Cũng theo người đứng đầu ngành GTVT, việc chuyển chức năng chủ đầu tư các dự án đường sắt cũng nằm trong lộ trình tái cơ cấu, sắp xếp lại Tổng Công ty ĐSVN và các BQL Dự án đường sắt của Bộ GTVT. Vì vậy, cùng với việc chuyển chức năng chủ đầu tư các dự án, BQL Dự án đường sắt thuộc Cục ĐSVN và Tổng Công ty ĐSVN cũng sẽ được khẩn trương chuyển về BQL Dự án đường sắt trực thuộc Bộ GTVT.
Liên quan đến vấn đề này, Vụ Kế hoạch - Đầu tư có nhiệm vụ chủ trì, giải quyết các thủ tục với các nhà tài trợ vốn ODA về việc chuyển chủ đầu tư dự án. Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông sẽ chủ trì, tham mưu công tác đấu thầu, thực hiện đầu tư, thẩm định phê duyệt thiết kế để không làm gián đoạn quá trình thực hiện đầu tư các dự án.
Bộ trưởng Đinh La Thăng khẳng định: "Mục đích chuyển chức năng chủ đầu tư và sáp nhập các BQL về trực thuộc Bộ nhằm tổ chức lại hệ thống BQL Dự án đường sắt, khắc phục những tồn tại và yếu kém để quản lý và điều hành tốt hơn, đảm bảo chất lượng các dự án đường sắt. Quyết định này cũng nhằm chống tiêu cực, chống tham nhũng tại các dự án đường sắt và ngành đường sắt".
Rõ ràng, khi yêu cầu tiến độ và chất lượng các công trình giao thông đang được đặt lên hàng đầu, đặc biệt là các dự án đường sắt có vốn vay ODA từng bị các nhà tài trợ "cân nhắc" tiếp tục hay tạm dừng, thì việc khẩn trương thay thế chủ đầu tư là hoàn toàn chính đáng.
Dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh - Hà Đông do Cục ĐSVN làm chủ đầu tư vừa bị Bộ GTVT thay thế (ảnh: Hữu Nghị)
Cần phải nói thêm rằng, với ngành đường sắt, ngoài sự "chậm tiến" còn phải kể đến những sự vụ ồn ào xảy ra trong thời gian qua. Điển hình là dự án đầy tai tiếng đường sắt đô thị Hà Nội (tuyến số 1) giai đoạn 1, sử dụng vốn vay ODA Nhật Bản với trị giá 4,2 tỷ Yen - các quan chức cấp cao của ngành đường sắt Việt Nam bị nhà thầu JTC Nhật Bản tố giác nhận hối lộ 80 triệu Yên vào hồi tháng 3. Hiện nay 6 lãnh đạo của BQL Dự án đường sắt thuộc Cục ĐSVN và Tổng Công ty ĐSVN đã bị cơ quan công an bắt giữ để điều tra.
Dự án đường sắt đô thị Hà Nội tuyến Cát Linh - Hà Đông (sử dụng vốn vay Trung Quốc) cũng "rùm beng" vì phải điều chỉnh tổng mức đầu tư thêm 300 triệu USD. Tại dự án này, Bộ trưởng Đinh La Thăng từng đình chỉ công tác đối với Cục trưởng Cục ĐSVN vì có phát ngôn không đúng và thiếu trách nhiệm gây bức xúc trong dư luận, làm ảnh hưởng đến uy tín của ngành GTVT.
Trong bối cảnh hiện nay, không phải là chuyện khó hiểu khi Bộ GTVT liên tiếp đưa ra những quyết định "sống còn" cho ngành đường sắt. Và đây có lẽ cũng chính là những "liều thuốc" tốt nhất trong cuộc "đại phẫu" nhằm đổi mới toàn diện ĐSVN.
Châu Như Quỳnh
Theo Dantri
Bộ Giao thông Vận tải đang đổ lỗi cho ai? Hai sự cố đường sắt Cát Linh - Hà Đông liên tiếp xảy ra trong thời gian ngắn, Bộ Giao thông vận tải đang đổ lỗi cho ai? Biện pháp mạnh... Hôm 29/12, Bộ trưởng Đinh La Thăng vừa ký quyết địnhkỷ luật hàng loạt cán bộ phụ trách, liên quan sự cố sập đà giáo và bê tông thuộc dự án đường...