Sắp giám đốc thẩm vụ ly hôn của vợ chồng Trung Nguyên
Phiên giám đốc thẩm được mở để xem xét lại phán quyết vụ ly hôn giữa ông Đặng Lê Nguyên Vũ và bà Lê Hoàng Diệp Thảo theo kháng nghị của VKSND Tối cao.
Ngày 4/11, Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao sẽ xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm đối với bản án vụ ly hôn giữa ông Đặng Lê Nguyên Vũ và bà Lê Hoàng Diệp Thảo.
Trao đổi với Zing, một luật sư bảo vệ quyền lợi cho ông Vũ tại hai phiên tòa xác nhận thông tin trên.
Sau bản án phúc thẩm được tuyên vào ngày 5/11/2019, VKSND Tối cao đã có quyết định kháng nghị hủy bản án sơ thẩm và phúc thẩm.
Sau 5 năm nộp đơn, vụ ly hôn giữa ông Vũ và bà Thảo vẫn chưa đi đến phán quyết cuối cùng. Ảnh: Lê Quân.
Theo cơ quan này, quá trình giải quyết vụ ly hôn, ông Vũ và bà Thảo có nhiều lần thay đổi yêu cầu. Tại phiên sơ thẩm ngày 20/2/2019, cả hai đồng ý ly hôn và TAND TP.HCM công nhận ly hôn là đúng pháp luật. Tuy nhiên, sau đó bà Thảo kháng cáo xin đoàn tụ.
“Việc tòa cấp phúc thẩm tuyên giữ nguyên bản án sơ thẩm, công nhận thuận tình ly hôn giữa bà Thảo và ông Vũ là không đúng. Nếu tòa phúc thẩm thấy có căn cứ cho ly hôn thì phải sửa án sơ thẩm không chấp nhận yêu cầu của bà Thảo và chấp nhận yêu cầu phản tố của ông Vũ về quan hệ hôn nhân”, kháng nghị nêu.
Về cách chia tài sản, VKSND Tối cao nhận thấy tòa án hai cấp chưa đánh giá đúng công sức đóng góp của bà Thảo vào việc duy trì phát triển khối tài sản chung của vợ chồng tại Trung Nguyên. Việc tòa chia cho ông Vũ sở hữu toàn bộ cổ phần và chia cho bà Thảo phần ít hơn 20% giá trị cổ phần trong tập đoàn là không đảm bảo quyền lợi của bà Thảo.
Video đang HOT
Đối với việc phân chia tài sản, theo yêu cầu của bà Thảo, tòa sơ thẩm ra quyết định định giá tài sản, trong đó Chủ tịch Hội đồng định giá là đại diện Sở Tài chính. Tiếp đó, toà ký hợp đồng với Công ty TNHH thẩm định giá Sài Gòn.
Sau khi có kết quả thẩm định giá, tòa sơ thẩm lại sử dụng kết quả thẩm định giá và giá các bất động sản do hai bên thống nhất để giải quyết là không đảm bảo quyền lợi của đương sự.
Hơn nữa, báo cáo tài chính về tài sản của các công ty thuộc Tập đoàn Trung Nguyên chưa được kiểm toán nhưng tòa sơ thẩm vẫn căn cứ vào kết quả thẩm định giá của Công ty thẩm định giá Sài Gòn, theo VKSND Tối cao điều này là không đúng.
Kháng nghị cũng cho rằng cơ sở để xác định giá trị tài sản chung của hai vợ chồng là không đúng pháp luật, song tòa án hai cấp vẫn sử dụng kết quả của công ty này làm căn cứ chia tài sản chung, ảnh hưởng đến quyền lợi các bên.
Đối với số tiền, vàng, ngoại tệ tại các ngân hàng, tòa hai cấp chấp nhận con số quy đổi của phía ông Vũ đưa ra là hơn 1.700 tỷ đồng, nhưng lại không đưa ra các căn cứ tính giá trị khối tài sản này. Theo kết quả xác định của phía ngân hàng, nhiều tài khoản đã được đáo hạn từ năm 2016 nhưng tòa xác định số tài sản này đều là tài sản chung của vợ chồng là không có cơ sở.
Hơn nữa, tòa án giao cho bà Thảo sở hữu khối tài sản đã quy đổi này nhưng kết quả xác minh lúc xét xử thì số dư tại các tài khoản ngân hàng chỉ còn hơn 1,3 tỷ đồng. Việc này gây khó khăn cho quá trình thi hành án.
Hôm HĐXX đưa ra phán quyết phúc thẩm, bà Lê Hoàng Diệp Thảo không đến tòa. Ảnh: Lê Quân.
Bên cạnh đó, VKSND Tối cao chỉ ra việc chưa thẩm định giá trị thương hiệu của các công ty thuộc tập đoàn Trung Nguyên là thiếu sót, ảnh hưởng đến quyền lợi của bà Thảo khi không được nhận hiện vật là cổ phần.
Kháng nghị cũng cho rằng TAND TP.HCM và Tòa Cấp cao đã có nhiều vi phạm tố tụng nghiêm trọng khác.
Sau 4 năm bà Thảo nộp đơn ly hôn, ngày 5/12/2019, TAND Cấp cao tại TP.HCM đã công nhận thuận tình ly hôn giữa ông Vũ và bà Thảo; công nhận tự nguyện thỏa thuận các bên. Giao bà Thảo nuôi các con chung; chấp nhận sự tự nguyện của ông Vũ cấp dưỡng cho các con mỗi năm 10 tỷ đồng, tính từ năm 2013 cho đến khi học xong đại học.
Về tài sản, tòa giao cho ông Vũ quản lý cổ phần tại các công ty trong Tập đoàn Trung Nguyên. Về bất động sản, tòa giao bà Thảo được sở hữu, quản lý, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất gồm 7 bất động sản trị giá 375 tỷ; ông Vũ được quản lý đất và tài sản gắn liền với đất tương đương 6 bất động sản trị giá 350 tỷ.
Tòa đồng ý để bà Thảo sở hữu tiền, vàng, ngoại tệ đang sở hữu tại các ngân hàng trị giá hơn 1.764 tỷ đồng. Ông Vũ phải thanh toán chênh lệch cho bà Thảo số tiền 1.510 tỷ.
Tòa cũng ghi nhận sự tự nguyện của ông Vũ trong việc giao cho bà Thảo sở hữu phần tài sản của ông Vũ tại Công ty Trung Nguyên Singapore.
Đồ họa: Minh Hồng.
Mua nhà 58 tỉ đồng, bán lại 28 tỉ: Kháng nghị hủy án, xét xử lại
VKSND Cấp cao tại TP HCM vừa kháng nghị giám đốc thẩm hủy án để xét xử lại theo thủ tục sơ thẩm vụ án mua nhà 58 tỉ đổng, bán lại 28 tỉ đồng với nguyên đơn là ông Nguyễn Văn Quyện (quận Tân Bình, TP HCM), bị đơn là ông Trần Vũ Trường (tỉnh Bạc Liêu).
Theo VKSND Cấp cao tại TP HCM, về thủ tục tố tụng, tòa án cấp sơ thẩm và phúc thẩm xác định quan hệ tranh chấp hợp đồng mua bán nhà là chưa phù hợp với quy định của pháp luật. Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất (QSDSĐ) - có tài sản gắn liền trên đất - ngày 2-10-2014 giữa vợ chồng ông Quyện với ông Trường và hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ (có tài sản gắn liền trên đất) ngày 16-10-2014 giữa ông Trường và bà Hoàng Ngọc Điệp thể hiện các bên thỏa thuận chuyển nhượng 447,6 m2 đất tại số 335 bis Lê Văn Sỹ, quận Tân Bình, TP HCM có tài sản gắn liền là căn nhà 2 tầng diện tích 388,5 m2.
Do đó, cần xác định quan hệ tranh chấp trong vụ án này là tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ (có tài sản gắn liền trên đất), từ đó áp dụng quy định của Luật Đất đai năm 2013 để giải quyết mới phù hợp; báo cáo của VKSND TP HCM và đơn khiếu nại của vợ chồng ông Quyện về nội dung này là có căn cứ.
Ông Nguyễn Văn Quyện (thứ 2 từ phải qua) tại tòa
Tài sản này đang thế chấp cho ngân hàng, QSDĐ (có tài sản gắn liền trên đất) của vợ chồng ông Quyện ký kết hợp đồng chuyển nhượng cho ông Trường ngày 2-10-2014 thì một ngày sau (3-10-2014), ông Trường được sang tên, đồng thời ông Quyện chưa nộp tiền trả cho ngân hàng để làm thủ tục xóa thế chấp. Song, hồ sơ cho thấy Văn phòng Đăng ký đất đai làm thủ tục xóa thế chấp trước đó 3 ngày là trái quy định của pháp luật, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của gia đình ông Quyện.
Hợp đồng chuyển nhượng giữa bà Điệp và ông Trường chưa phát sinh hiệu lực pháp luật, chưa làm phát sinh quyền sở hữu, sử dụng của bà Điệp đối với tài sản tranh chấp theo quy định. Bản án sơ thẩm và phúc thẩm áp dụng quy định của Luật Nhà ở 2005 đề xác định bà Điệp đã được chuyển giao quyền sở hữu là chưa phù hợp. Tài sản chuyển nhượng là đất và nhà nên việc giao dịch chuyển nhượng giữa các bên ngoài việc tuân theo quy định của Luật Nhà ở 2005, còn phải tuân thủ quy định của Luật Đất đai 2013.
Trong quá trình giải quyết vụ án, tòa án 2 cấp không tiến hành đối chất giữa các bên (ông Trường mãn hạn tù tháng 5-2017) để làm rõ có hay không việc ông Trường và bà Điệp xác lập giao dịch giả tạo nhằm che giấu cho giao dịch cầm cố tài sản.
Do tòa án 2 cấp xét xử vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng, thu thập chứng cứ và chứng minh chưa đầy đủ; kết luận của bán án sơ thẩm và phúc thẩm không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án, có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật, gây thiệt hại cho vợ chồng ông Quyện, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp cùa đương sự, nên cần thiết phải kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm đối với bản án phúc thẩm theo đề nghị của VKSND TP HCM và đơn khiếu nại của vợ chồng ông Quyện.
Từ đó, VKSND Cấp cao tại TP HCM kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm đối với Bản án 781/2019/DS- PT của TAND TP HCM. VKSND Cấp cao tại TP HCM đề nghị Ủy ban Thẩm phán TAND Cấp cao tại TP xét xử giám đốc thẩm theo hướng: Áp dụng điều 345 Bộ Luật Tố tụng dân sự năm 2015, hủy toàn bộ Bản án 781/2019/DS-PT và Bản án 549/2018/DS-ST (của TAND quận Tân Bình, TP HCM); giao hồ sơ vụ án về cho TAND quận Tân Bình xét xử lại theo thủ tục sơ thẩm; tạm đình chỉ thi hành Bản án 781/2019/DS-PT cho đến khi có quyết định giám đốc thẩm.
Năm 2017, Báo Người Lao Động trong bài viết "Sang tên chủ sở hữu chỉ trong 1 ngày" đã phản ánh theo hồ sơ vụ kiện, ngày 2-10-2014, vợ chồng ông Nguyễn Văn Quyện chuyển nhượng căn nhà số 335bis Lê Văn Sỹ, quận Tân Bình cho ông Trần Vũ Trường với giá 58 tỉ đồng. Ông Trường trả trước 10 tỉ đồng và ký hợp đồng công chứng; phần còn lại hẹn thanh toán trong vòng 45 ngày.
Ngay hôm sau, ông Trường đã hoàn tất thủ tục sang tên căn nhà. Chỉ 2 tuần sau (ngày 16-10-2014), ông Trường ký hợp đồng chuyển nhượng nhà cho bà Hoàng Ngọc Điệp với giá chỉ 28 tỉ đồng.
Quá thời hạn cam kết, ông Trường chỉ trả thêm cho ông Quyện được 1 tỉ đồng rồi bặt tăm nên ông Quyện khởi kiện ra tòa.
Kháng nghị giám đốc thẩm vụ ông Lương Hữu Phước, diễn biến tiếp theo sẽ thế nào? Sau khi vụ án liên quan đến ông Lương Hữu Phước bị kháng nghị, một Hội đồng xét xử giám đốc thẩm sẽ được thành lập để xem xét lại toàn bộ vụ án. Như đã thông tin, tối 5/6, lãnh đạo TAND cấp cao tại TP.HCM ký quyết định kháng nghị vụ án tai nạn giao thông xảy ra tại Bình Phước....