Sập đường hầm cao tốc ở Trung Quốc, 16 người mất tích
Truyền thông Trung Quốc ngày 17-9 cho biết, 16 người đã mắc kẹt sau khi một đường hầm trên đường cao tốc Đại Khánh – Quảng Châu ở tỉnh Giang Tây, miền Đông Trung Quốc bị sập.
Đoạn đường hầm đang trong quá trình xây dựng, sập vào lúc 22h tối 16-9 tại khu vực địa phận thành phố Cám Châu. Đến tối 17-9, lực lượng cứu hộ vẫn chưa tìm thấy những người bị mắc kẹt dưới đường hầm. Đường hầm này là một phần đoạn đường cao tốc dài 3.429km kéo dài từ tỉnh Hắc Long Giang, miền Đông Bắc Trung Quốc tới tỉnh Quảng Đông.
Đây là vụ sập đường hầm trên đường cao tốc thứ 3 xảy ra trong vòng 2 tháng qua ở Trung Quốc. Ngày 5-7, 3 công nhân đường sắt đã được cứu thoát sau khi mắc kẹt suốt 8 ngày khi đoạn đường hầm ở Hồng Lĩnh bị sụp. Chưa đầy 1 tháng sau, ngày 29-7, 4 người thiệt mạng và nhiều người khác bị thương khi một phần của đường hầm cao tốc Hạ Chương bị sập.
Video đang HOT
Theo ANTD
Ấn Độ xây 18 đường hầm dọc biên giới
Quan chức Ấn Độ cho hay nước này đang gấp rút xây nhiều đường hầm dọc biên giới giáp Trung Quốc và Pakistan để tăng cường khả năng di chuyển nhanh cho quân đội, tích trữ vũ khí trong trường hợp có chiến tranh.
Ấn Độ đang đẩy nhanh tiến độ xây đường hầm dọc biên giới - Ảnh: Stratrisks
Tờ Thời báo Ấn Độ ngày 16-8 dẫn lời một quan chức cao cấp của chính phủ cho biết 7 đường hầm vừa được đưa vào thi công, 11 đường hầm khác ở tỉnh Jammu - Kashmir, Sikkim và Arunachal Pradesh đang trong giai đoạn thiết kế sau khi được quân đội ủng hộ mạnh mẽ.
Truyền thông Ấn Độ cho hay chính phủ nước này phải tăng tốc kế hoạch đào hầm sau khi hệ thống cảm ứng mặt đất dọc biên giới phát hiện một đường hầm đào sâu vào đất Ấn Độ từ phía Pakistan.
"Các đường hầm này sẽ là nơi trú ẩn cho binh sĩ, trữ vũ khí, tránh các cuộc tấn công của kẻ thù và thời tiết khắc nghiệt. Đây cũng là nơi tránh vũ khí sinh học, hóa học, hạt nhân và là trụ sở của lực lượng chỉ huy", quan chức này nói.
Ưu điểm của các đường hầm này là không bị vệ tinh của đối phương phát hiện. Máy bay do thám cũng sẽ không thể dò ra hệ thống dưới lòng đất này.
Quan chức Ấn Độ nói rằng do Trung Quốc đang dùng các đường hầm lớn để trữ quân trang quân bị, quân đội Ấn Độ cũng phải đẩy nhanh kế hoạch xây hầm ở Jammu - Kashmir và vùng đông bắc để nhanh chóng đối phó.
Theo báo cáo, Trung Quốc có thể di chuyển 30 sư đoàn (mỗi sư đoàn có hơn 15.000 binh lính) đến các khu vực biên giới trong vòng 30 ngày, gấp 3 lần khả năng của Ấn Độ, sau khi Trung Quốc hoàn thiện hạ tầng khổng lồ dọc đường biên kiểm soát thực tế dài 4.057km giữa hai nước.
Do đó, Ấn Độ lo ngại hạ tầng còn yếu kém ở khu vực biên giới là trở ngại lớn để đối phó với nước láng giềng phía đông.
Bộ trưởng Quốc phòng A K Antony thừa nhận mới có 16 tuyến đường bộ hoàn thành ở khu vực giáp ranh Trung Quốc, 26 tuyến theo kế hoạch phải đến năm 2013 mới hoàn thành và 19 tuyến còn lại phải đợi đến năm 2016.
Theo Tuổi Trẻ
Ấn Độ xây 18 đường hầm biên giới đối phó láng giềng Đài Tiếng nói nước Nga và hãng AP đưa tin, Ấn Độ đã bắt đầu thực hiện kế hoạch xây dựng 18 tuyến đường hầm gần biên giới với Pakistan và Trung Quốc để nâng cao khả năng cơ động của quân đội. Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)Các đường hầm ở gần biên giới được Ấn Độ thiết kế để tăng lưu lượng...