Sắp đưa ra xét xử vụ án tàu vỏ thép hư hỏng
Chiều nay, 6-11, Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an đã trả lời câu hỏi của ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng về việc “vì sao các hành vi phạm tội trong lĩnh vực đóng tàu cho ngư dân chưa bị xử lý?”.
Trong phiên chất vấn với Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường tại Quốc hội sáng 6-11, ĐB Lưu Bình Nhưỡng (Bến Tre) đã đặt câu hỏi về việc hành vi vi phạm pháp luật trong đóng tàu cho ngư dân vươn khơi đã đến mức khởi tố chưa, tại sao đến nay vẫn chưa bị xử lý?
Chiều 6-11, trả lời câu hỏi này, Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an cho biết, thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật, Cơ quan điều tra- Bộ Công an đã có quyết định khởi tố vụ án vào ngày 6-8-2018.
“Qua quá trình điều tra, đến ngày 9-1-2019, đã có kết luận số 03 của Cơ quan An ninh điều tra kết luận điều tra vụ án hình sự và đề nghị truy tố. Hiện nay, vụ án sắp được đưa ra xét xử” – Bộ trưởng Bộ Công an nêu rõ.
Chuyên gia kiểm tra tàu vỏ thép hư hỏng
Ngoài ĐB Lưu Bình Nhưỡng, sáng 6-11, nhiều ĐBQH khác cũng bày tỏ quan tâm đến những vi phạm trong việc triển khai thực hiện Nghị định số 67/NĐ-CP năm 2014 của Chính phủ về việc cho ngư dân vay vốn đóng tàu.
ĐB Lê Công Nhường (Bình Định) phản ánh, khi triển khai Nghị định số 67, đã phát sinh một số bất cập khiến nhiều ngư dân tiên phong vay vốn đóng tàu vươn khơi bỗng chốc trắng tay, nợ nần. Ở Bình Định có ngư dân cùng đường vì đã vay tín dụng “đen” phải bỏ trốn, gia đình tan nát.
Video đang HOT
Trả lời, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết, thực hiện theo Nghị định 67 năm 2014, từ nguồn vốn vay hỗ trợ để phát triển phương tiện mới, đến nay đã phát triển được 1.030 phương tiện, trong đó đóng mới được 358 chiếc tàu sắt (còn gọi là tàu 67). Quá trình đóng còn để xảy ra chuyện 40 tàu hỏng, 19 tàu khác hỏng nhỏ. Ngoài ra, hiện nay còn 55 chiếc tàu đóng theo Nghị định số 67 này nằm bờ không ra khơi được.
“Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo 28 tỉnh/ thành tổng kết sâu sắc Nghị định 67. Hiện các tỉnh đã tổng kết xong. Trong tháng 12 tới đây, Chính phủ sẽ chỉ đạo tổng kết tất cả 28 tỉnh/ thành để đưa ra các quyết sách riêng.
Dù sao chúng ta vẫn phải xây dựng, hoàn thiện những cơ chế, chính sách để khuyến khích ngư dân, còn phương thức gì không phù hợp, chính sách gì không phù hợp kiên quyết loại ra” -Bộ trưởng Bộ NN&PTNT báo cáo
Theo anninhthudo
Triệt phá 1.400 đường dây tín dụng đen
Qua quá trình đấu tranh, lực lượng công an đã triệt phá 1.400 đường dây cho vay nặng lãi, khởi tố 436 vụ với 766 bị can liên quan tội danh tín dụng đen.
Không chỉ ở thành phố lớn, tín dụng đen (TDĐ) len lỏi đến cả vùng sâu, vùng xa gây bức xúc trong dư luận. TDĐ dẫn đến những hệ lụy mà cụ thể là hàng trăm vụ bắt giữ người trái pháp luật, cố ý gây thương tích, gây rối trật tự công cộng, giết người thời gian qua.
Giao dịch trên internet
Tại phiên họp lần thứ 36 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội mới đây, Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an, cho hay trong 6 tháng đầu năm 2019, trên toàn quốc, công an khởi tố 436 vụ với 766 bị can liên quan đến TDĐ, bảo kê, đòi nợ thuê. Ngoài ra, công an đã phá 1.400 đường dây, tổ chức cho vay nặng lãi, có hoạt động liên quan tới TDĐ. "Do trấn áp mạnh nên tội phạm liên quan tới TDĐ đã được kiềm chế, giảm tính phức tạp so với trước đây. Nhiều nơi loại tội phạm này đã tạm dừng hoạt động hoặc hoạt động cầm chừng" - ông Lâm thông tin.
Một băng nhóm cho vay nặng lãi bị Cục Cảnh sát hình sự triệt phá. (Ảnh do cơ quan công an cung cấp)
Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Bộ Công an, tình hình bảo kê, đòi nợ thuê vẫn còn rất phức tạp, có nơi, có lúc còn gây lo lắng trong nhân dân và các đoàn thể xã hội. Đáng lưu ý là loại hình cho vay tài chính TDĐ qua mạng internet. "Đây là TDĐ biến tướng, sử dụng hoàn toàn qua không gian mạng. Loại này đang có chiều hướng gia tăng và rất khó kiểm soát" - ông Lâm nói.
Hiện nay, việc xử lý tội phạm TDĐ còn gặp nhiều khó khăn do các đối tượng có nhiều thủ đoạn lách luật, khó xác định hành vi vi phạm pháp luật dân sự hay hình sự.
Tăng cường tấn công trấn áp tội phạm TDĐ
Theo Cục Cảnh sát hình sự - Bộ Công an, sau những đợt cao điểm tấn công của công an các tỉnh, thành phố, các băng nhóm TDĐ hoạt động kín đáo hơn, núp bóng các cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ, công ty cho vay tài chính hoặc chuyển sang cấu kết, hoạt động ở nhiều địa bàn, tỉnh/thành khác để đối phó với công an. Các băng nhóm này quảng cáo thông qua mạng xã hội, gửi tin nhắn bằng sim rác, dán tờ rơi tiếp thị hoặc sử dụng các ứng dụng cho vay trên thiết bị di động.
Nạn nhân của TDĐ thường là những người có kinh tế khó khăn, thiếu hiểu biết hoặc nghiện cờ bạc. Các tổ chức TDĐ tính lãi suất lập lờ khiến con nợ rơi vào vòng xoáy "lãi mẹ đẻ lãi con", tiền lãi thậm chí gấp hàng trăm lần tiền vay gốc. Khi người vay không có khả năng trả nợ hoặc trả nợ không đúng hạn do phải chịu lãi suất "cắt cổ", các đối tượng giang hồ xuất hiện đổ chất bẩn, chất thải vào nhà người vay nợ hoặc người thân của họ để đe dọa. Có trường hợp các đối tượng mang quan tài, vòng hoa, dán cáo phó... để gây sức ép, khủng bố tinh thần người vay.
Để tiếp tục trấn áp mạnh mẽ tội phạm liên quan đến TDĐ, Bộ trưởng Tô Lâm cho biết thời gian tới, công an sẽ sử dụng biện pháp nghiệp vụ kiểm soát danh sách, đấu tranh, triệt phá các băng nhóm tội phạm TDĐ, bảo kê đòi nợ thuê ngay từ khi mới hình thành, không để hình thành các tổ chức, nhất là tổ chức tội phạm; điều tra xử lý nghiêm các tội phạm liên quan TDĐ. Bộ Công an cũng phối hợp với các bộ, ngành để ngăn ngừa tội phạm TDĐ bảo kê, đặc biệt là ngành ngân hàng...
Đại diện Cục Cảnh sát hình sự cho rằng ngoài triển khai giải pháp tập trung nguồn lực bảo đảm an sinh xã hội, Chính phủ cần hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến TDĐ. Về phía ngân hàng, cần đa dạng loại hình cho vay, bảo đảm nguồn vốn và cải cách thủ tục hành chính để người dân có thể tiếp cận khi có nhu cầu.
Hạn chế cấp phép công ty tài chính, tiệm cầm đồ
Thượng tá Nguyễn Bình, Trưởng Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP Hà Nội, cho biết Công an TP đã kiến nghị UBND TP xem xét hạn chế cấp phép đối với các công ty tài chính, cầm đồ tại địa bàn phức tạp; tăng nặng hình thức xử lý với hành vi cho vay nặng lãi.
"Công an TP Hà Nội tổ chức tuyên truyền về phương thức, thủ đoạn của tội phạm TDĐ để người dân phòng ngừa. Yêu cầu 100% các tổ chức hoạt động kinh doanh tài chính, cầm đồ phải ký cam kết chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật trong lĩnh vực này.
Tháng 8-2016 đến nay, Công an TP Hà Nội đã làm rõ hàng trăm vụ án liên quan đến tội phạm TDĐ. Cụ thể: 6 vụ giết người, 33 vụ cướp tài sản, 14 vụ cưỡng đoạt tài sản, 10 vụ bắt giữ người trái pháp luật, 30 vụ cố ý gây thương tích, 3 vụ gây rối trật tự công cộng, 7 vụ hủy hoại tài sản, 4 vụ tổ chức đánh bạc, 3 vụ cho vay lãi nặng, 1 vụ bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản và 18 vụ về các hành vi khác...
Nguyễn Hưởng
Theo nld.com.vn
Đại gia Trịnh Sướng làm xăng giả : Kiểm tra nhưng không phát hiện sai phạm Năm 2018, Lãnh đạo Sở Khoa học và Công nghệ Sóc Trăng kiểm tra kho xăng dầu Phú Mỹ Hưng nhưng không phát hiện vi phạm. Công an tỉnh Đăk Nông vừa khởi tố ông Trịnh Sướng - đại gia xăng dầu miền Tây - cùng 22 người khác về hành vi sản xuất và buôn bán hàng giả là xăng dầu. Tuy...