Sắp đủ tiền thực hiện ước mơ có ôtô của ba
Ba vừa bước qua tuổi 61, bề ngoài lúc nào cũng xộc xệch, nhiều khi má than là luộm thuộm.
Ảnh minh họa
Khi ra ngoài, vớ được đồ gì là ba mặc ngay đồ đó. Ba bảo quan trọng gì hình thức bên ngoài, miễn là đủ ăn đủ mặc. Thời của ba và của tôi khác nhau lắm, giờ phải “ăn ngon mặc đẹp” chứ không phải “ăn no mặc ấm” nữa, thế nhưng ba nào có quan tâm gì. Tiền lương má giữ hết, ba thỉnh thoảng lấy ít mua vài bao thuốc lá. Ba nghiện thuốc lá, mấy lần tôi mua kẹo không đường, rồi mua thực phẩm hỗ trợ cai thuốc mà ba vẫn nghiện. Tôi mà thấy ba cầm điếu thuốc là bắt bỏ bằng được. Bởi vậy, hiếm khi ba hút được thuốc thuốc lúc có mặt tôi.
Ba rất quý trọng đồng tiền làm ra, không dám mua gì. Mấy lần má nhờ đi mua trái mướp, quả chanh, ba chạy về bảo sợ. Hỏi sao sợ thì ba nói: “Có hai quả mướp mà nó tính tôi 17 ngàn, sợ xanh ruột”. Tôi và má cười no bụng, má bảo: “Vậy để ông biết tôi xài hoang cỡ nào”. Lần duy nhất ba hào phóng là khi tôi thi đại học, đoạn đường đó bán nhiều măng cụt, tôi đòi ăn và ba không hề do dự, mua hẳn 2 kg. Nguyên nhân sâu xa là má bảo ba không được tiếc gì tôi, nghĩ lại thấy vẫn buồn cười.
Video đang HOT
Tôi đi làm có tiền mua quần áo mới tặng ba, rồi thực phẩm chức năng các kiểu. Tôi phải nói giá thật thấp ba mới chịu xài, còn không ba cứ đi ra đi vào than thở. Tôi cáu mà vẫn buồn cười. Ba còn nhiều tật xấu lắm nhưng tôi muốn kể đến mặt tốt. Ba tốt bụng, giúp ai cũng hết mình mà không biết người ta chỉ lợi dụng. Nhà hàng xóm nhờ gì ba cũng làm miễn phí. Việc gì khó hay tốn sức khỏe ba đều làm, chẳng chút tính toán. Vì thế mà nhiều người thương ba, có quà bánh hay đồ thơm thảo gì cũng ghé biếu.
Ba khoái có đứa con học bác sĩ lắm nên hồi đó anh hai tôi đăng ký thi y dược để chiều ba. Ba khăn gói đưa anh lên lò luyện thi, thời năm 2003-2004 ấy, lò luyện thì nhiều, không biết hai ba con tìm làm sao mà học có 2-3 tuần hết hơn 2 triệu. Sau 2 ngày luyện thi, anh tôi xách balo về, trèo tường đạp bụi chuối vào nhà, khóc rưng rức vì không chịu nổi. Rồi lại lên luyện thi và cuối cùng anh vẫn rớt. Ba buồn nhưng rồi cũng chịu, bảo chắc đẻ thêm đứa nữa cho nó học bác sĩ.
Tới lượt mình, tôi đâu có ưa gì y dược, hay nói đúng hơn là không đủ sức thi vào đó. Tôi chọn thi Bách Khoa và vì nhắm đủ sức nên vượt qua ngon lành. Ngày nhập trường, ba đưa tôi lên kiếm nhà trọ. Kiếm được căn gần trường, đặt cọc hết 500 nghìn đồng, đứa bạn gọi rủ ở chung ký túc xá, 3 đứa bao nguyên cái phòng 6 người. Ba lại lục đục đi mua chậu thau, chăn mền, vali, mấy thứ lặt vặt chật cả phòng. Trước khi về, ba cứ hỏi đi hỏi lại là thiếu gì không con, ba chị em ráng chăm lo nhau, nhường nhịn, giúp đỡ nhau mà sống.
Giờ ba già rồi, nhiều khi lẩm cẩm và ở dơ xíu, thế nhưng tôi biết ba thương hai anh em nhiều. Tôi mong ba sống thật lâu để “vác tù và hàng tổng” cho xóm làng, để thỉnh thoảng tôi chọc cho ba la lên, để tôi còn chỗ dựa thật to lớn và vững chắc trong cuộc đời này. Ba còn có ước mơ to đùng là có được cái xe ôtô con dù ba không có bằng và má không cho mua. “Ba à, đợi con nhé, con sẽ làm đủ tiền rồi “cãi” lời má tặng cho ba cái xe, để ước mơ đó thành hiện thực”. Sáu năm đi làm, tôi sắp đủ tiền mua xe cho ba rồi.
Đi công tác về, nghe con mách một câu mà ruột gan tôi sôi sục và chỉ muốn đuổi anh trai chị dâu ra khỏi nhà
Cứ ngỡ con ở nhà được hai bác chăm sóc chu đáo, không ăn ngon mặc đẹp thì cũng ăn no mặc ấm. Vậy mà đến khi tôi quay về, mọi chuyện hoàn toàn trái ngược.
Chào mọi người. Thú thật khi viết ra những điều này, bản thân tôi cảm thấy vô cùng bức xúc. Cách đây 3 tháng, anh trai tôi bị vỡ nợ, phải bán nhà để trả cho chủ nợ. Thấy anh chị lâm vào cảnh khó khăn, tôi không đành lòng đứng nhìn nên đã nói anh chị về nhà mình sống. Không ngờ quyết định đó của tôi đã khiến nếp sống gia đình bị đảo lộn.
Nhà tôi có hai phòng ngủ. Bình thường con tôi ngủ với bố mẹ, phòng còn lại thì để trống. Bây giờ anh tôi đến ở, căn phòng bên là của anh chị.
Hai phòng sát vách nhau, vậy mà đêm nào chúng tôi cũng bị tra tấn bởi những tiếng động thiếu tế nhị. Có lần tôi nói với anh trai, hy vọng anh chị tiết chế vì cách âm kém, trong nhà còn có các cháu nhỏ. Được một thời gian, anh chị lại tiếp tục như vậy.
Đợt này vợ chồng tôi cùng đi công tác, con thì phải ở nhà đi học. Tôi đành giao phó con mình cho anh chị. Sau một tuần đi công tác, vừa mở cửa và nhìn thấy con, tôi khá sốc. Bộ dạng thằng bé lúc ấy trông nhếch nhác vô cùng.
Anh chị là người lớn, đành lòng ăn gì cũng được nhưng có cháu nhỏ thì phải biết ý nấu cơm cho tươm tất chứ. (Ảnh minh họa)
Tối hôm ấy ngồi ăn cơm, nhìn thấy đĩa thịt trên bàn, mắt con tôi sáng rực lên: "Con thèm quá, cả tuần nay toàn ăn mì tôm". Tôi không thể tưởng tượng nổi nên phải hỏi lại con để chắc. Quá bức xúc với cách chăm cháu của anh trai và chị dâu, tôi chất vấn tại sao chỉ có một đứa cháu, vậy mà anh chị không thể lo cho thằng bé được một bữa cơm?
Rõ ràng con tôi cũng là cháu ruột của anh, vậy mà anh bảo tôi để con ở nhà nhưng chẳng đưa đồng tiền nào thì không có quyền đòi hỏi. Chưa kể đợt này anh chị ấy cũng bận rộn, làm gì còn thời gian để bày vẽ nấu nướng.
Bản thân tôi càng thấy vô lý. Anh chị là người lớn, đành lòng ăn gì cũng được nhưng có cháu nhỏ thì phải biết ý nấu cơm cho tươm tất chứ. Qua lần này, tôi cũng có cái nhìn khác về chị dâu. Có lẽ vì không phải con mình nên chị ấy không biết xót ruột. Tôi cảm thấy thất vọng và rất muốn nói anh chị ra khỏi nhà. Có điều anh tôi đang khó khăn về kinh tế, e rằng làm vậy sẽ mất hòa khí giữa hai anh em. Theo mọi người, tôi nên làm gì đây?
(tph...@gmail.com)
Buổi sáng bị hàng xóm tọc mạch, tôi châm chọc vài câu khiến cô ấy tái mặt bỏ đi, ngờ đâu chiều về đã gặp ngay tai vạ Lời nói của em đã trúng tim đen cô hàng xóm. Cô ấy chạy vội về nhà, một lúc sau thì vọng ra tiếng quát tháo. Em sợ cô hàng xóm nhà mình quá các chị ạ. Chuyện nhỏ thì qua cô ấy thêm bớt cho nghiêm trọng. Thậm chí chẳng hề chứng kiến, cô ấy cũng có thể đơm đặt với người...