Sắp diễn ra Hội nghị thượng đỉnh COVID-19 toàn cầu lần thứ 2
Hội nghị thượng đỉnh COVID-19 toàn cầu lần thứ 2 sẽ được tổ chức theo hình thức trực tuyến vào ngày 12/5 tới để lãnh đạo các nước thảo luận về những nỗ lực nhằm chấm dứt đại dịch này và chuẩn bị các phương án ứng phó với các mối đe dọa y tế trong tương lai.
Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân COVID-19 tới bệnh viện ở Hong Kong, Trung Quốc. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Trong thông cáo báo chí với Nhóm các nước phát triển hàng đầu thế giới (G7) và Nhóm các nước phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) công bố ngày 18/4, Nhà Trắng nhấn mạnh sự xuất hiện và bùng phát các làn sóng dịch mới do các biến thể của virus SARS-CoV-2 như Omicron đã cho thấy rõ cần có một chiến lược để kiểm soát dịch COVID-19 trên toàn cầu.
Hội nghị COVID-19 lần thứ 2 sẽ do Mỹ chủ trì cùng với Đức – nước giữ chức Chủ tịch G7, Indonesia – nước giữ chức Chủ tịch luân phiên của G20 và Senegal – nước giữ chức Chủ tịch Liên minh châu Phi, và Belize – nước hiện giữ chức Chủ tịch Cộng đồng Caribe (CARICOM).
Tuyên bố của Nhà Trắng nêu rõ Hội nghị thượng đỉnh COVID-19 lần 2 này sẽ xây dựng chính sách cụ thể dựa trên những nỗ lực và cam kết được đưa ra tại Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu đầu tiên vào tháng 9/2021, như làm sao để thu hút nhiều người hơn tiêm chủng, hỗ trợ những địa phương có nguy cơ dịch bệnh tiếp cận xét nghiệm và phương pháp điều trị COVID-19, cũng như mở rộng các biện pháp bảo vệ nhân viên chăm sóc sức khỏe và tổng hợp nguồn lực tài chính để chuẩn bị ứng phó với nguy cơ đại dịch trong tương lai.
Kể từ khi bùng phát đầu tiên tại Vũ Hán (Trung Quốc) vào cuối tháng 12/2019 đến nay, dịch COVID-19 đã lây lan toàn cầu khiến trên 504 triệu người mắc bệnh và cướp đi sinh mạng của 6,22 triệu người. Hiện dịch COVID-19 dù đã thuyên giảm, song chưa có dấu hiệu chấm dứt khi các biến thể mới của virus SARS-CoV-2 vẫn tiếp tục xuất hiện. Hầu hết các nước đều đã xác định đây là bệnh đặc hữu và đang dần đưa ra các biện pháp để sống chung với dịch bệnh này giống như các loại bệnh khác như sởi, cúm,…
Video đang HOT
Trung Quốc đối mặt với làn sóng COVID-19 nghiêm trọng nhất kể từ đầu dịch
Trung Quốc đang nỗ lực ứng phó trước đợt bùng phát COVID-19 nghiêm trọng nhất trong hai năm qua.
Người dân xếp hàng dưới tuyết chờ đến lượt xét nghiệm tại thành phố Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm. Ảnh: AP
Theo báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP), sau hai ngày vượt quá 1.000 ca/ngày, số ca mắc COVID-19 mới trong cộng đồng tại Trung Quốc đã tăng lên trên 3.100 ca tại 16 tỉnh cũng như 4 thành phố lớn, bao gồm Bắc Kinh, Thiên Tân, Thượng Hải và Trùng Khánh. Trung Quốc đã cho phép sử dụng phổ biến bộ xét nghiệm nhanh kháng thể (RAT) nhằm kiểm soát đại dịch.
Trong một báo cáo ngày 13/3 của Ủy Bản Y tế Quốc gia (NHC), các ca mắc có triệu chứng tăng gấp ba lần, từ 476 lên 1.807 ca chỉ sau một ngày. Trong khi đó, các ca mắc không triệu chứng cũng tăng từ 1.048 lên 1.315 ca.
Một số giới chức y tế địa phương cho rằng nguyên nhân khiến làn sóng COVID-19 mới lây lan mạnh là do biến thể Omicron. Biến thể này gây ra triệu chứng ít nghiêm trọng hơn so với biến thể virus Corona ban đầu.
"Thủ phủ" công nghệ Thâm Quyến thông báo sẽ triển khai ba đợt xét nghiệm COVID-19 trên toàn thành phố trong tuần này.
Trong một tuyên bố ngày 13/3, chính quyền thành phố cho biết dịch vụ phương tiện công cộng bao gồm xe buýt và tàu điện ngầm sẽ tạm ngừng hoạt động từ ngày 14/3. Người dân được khuyến cáo làm việc tại nhà và chỉ ra ngoài để mua các nhu yếu phẩm. Tất cả du khách muốn xuất ngoại phải nộp kết quả xét nghiệm âm tính được thực hiện trong vòng 24 giờ trước đó.
Tina Su, một người mẹ hai con đang làm việc sống ở quận Nanshan, cho biết tình hình ở Thâm Quyến có vẻ đáng lo ngại hơn hai năm trước.
"Chúng tôi được khuyến cáo ở nhà trong cả tuần. Tôi thực hiện xét nghiệm PCR gần như mỗi ngày trong 25 ngày qua. Điều này đã tạo sức ép về nguồn nhân lực cũng như chi phí cho giới chức y tế địa phương", cô Tina chia sẻ.
Hầu hết số ca mắc mới tại Trung Quốc được ghi nhận tải tỉnh Cát Lâm, với 2.156 ca, trong đó có 1.412 ca có triệu chứng.
Zhang Yan, một quan chức y tế cộng đồng phụ trách chống dịch của tỉnh, cho hay các thành phố thuộc tỉnh Cát Lâm và thủ phủ Trường Xuân đã tiến hành xét nghiệm diện rộng để kiểm soát các ổ lây nhiễm.
Ông Jing Junhai, bí thư tỉnh ủy Cát Lâm, khẳng định cung cấp đủ nhu yếu phẩm ngày cho thị trường, đồng thời cam kết sẽ ngăn chặn mọi hành vi che giấu mức độ nghiêm trọng của đại dịch.
NHC đã cấp phép sử dụng phổ biến đối với bộ dụng cụ test kit từ ngày 11/3, sau khi Thủ tướng Lý Khắc Cường thông báo sẽ tinh chỉnh chiến lược "zero-COVID" của quốc gia.
Quan chức Zhang cho biết tỉnh Cát Lâm khuyến khích việc sử dụng kit test nhanh để ngăn chặn chuỗi lây truyền virus. Tỉnh cũng dự kiến đưa vào hoạt động bệnh viện dã chiến với 1.500 giường bệnh ở thủ phủ Thường Xuân - nơi đã áp dụng lệnh phong tỏa từ ngày 12/3.
Bên khu vực ven biển phía Đông, trung tâm tài chính Thượng Hải và thành phố cảng Thanh Đảo (tỉnh Sơn Đông) cũng đang chật vật ứng phó với các đợt bùng phát nghiêm trọng.
Người dân tại hai thành phố được khuyến cáo hạn chế tất cả những hoạt động đi lại không cần thiết. Du khách nhập cảnh và xuất cảnh đều phải xuất trình kết quả âm tính COVID-19 trong 48 giờ đồng hồ. Thượng Hải đã đóng cửa 157 công viên và dự kiến đóng tiếp 45 công viên khác. Dịch vụ xe buýt công cộng đã ngưng phục vụ. Khuôn viên các trường đại học cũng hạn chế các hoạt động.
Tại thủ đô Bắc Kinh, du khách trong 7 ngày đầu tiên tới thành phố không được tham gia các buổi tụ tập hay bữa ăn đông người.
Phó Thủ tướng Trung Quốc Sun Chunlan đánh giá đợt bùng phát COVID-19 hiện nay là "phức tạp và nghiêm trọng", do đó hối thúc giới chức y tế nỗ lực kiểm soát các ổ dịch.
Theo báo tỉnh Nanfang Daily, 6 quan chức ở Đông Quan (tỉnh Quảng Đông) đã bị sa thải vì vi phạm công tác xử lý dịch trong đợt dịch bùng phát tại thành phố công nghiệp bắt đầu vào ngày 1/3.
COVID-19 tới 6 giờ sáng 22/2: Số ca tử vong trên toàn cầu giảm nhẹ; Vitamin D giúp giảm nguy cơ bệnh trở nặng Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận thêm 1.111.692 trường hợp mắc COVID-19 và 4.278 ca tử vong. Tới nay, tổng số ca mắc COVID-19 trên toàn cầu vượt 425 triệu ca, trong đó trên 5,9 triệu người không qua khỏi. Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Hong Kong, Trung Quốc, ngày 20/2/2022. Ảnh: THX/ TTXVN Theo số liệu...