Sắp diễn ra chuỗi Triển lãm về công nghiệp hỗ trợ Việt Nam – Nhật Bản
Chuỗi Triển lãm về công nghiệp hỗ trợ Việt Nam – Nhật Bản 2021 dự kiến sẽ có quy mô trên 200 gian hàng của các doanh nghiệp trong nước và quốc tế đến từ hơn 20 quốc gia.
SIE 2021 và VME 2021 dự kiến sẽ có quy mô trên 200 gian hàng của các doanh nghiệp trong nước và quốc tế đến từ hơn 20 quốc gia/vùng lãnh thổ.
Cục Xúc tiến thương mại vừa phối hợp với Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO Hà Nội) và Công ty Reed Tradex Việt Nam tổ chức buổi Họp báo và Lễ Ký kết trực tuyến Thỏa thuận hợp tác (MOU) để đồng tổ chức Triển lãm Công nghiệp hỗ trợ (CNHT) Việt Nam – Nhật Bản lần thứ 9 tại Hà Nội (SIE 2021) và Triển lãm Quốc tế Công nghệ chế tạo phụ tùng công nghiệp tại Việt Nam năm 2021 (VME 2021).
2 sự kiện này dự kiến diễn ra từ ngày 15-17/9/2021 tại Cung Văn hóa Hữu nghị Hà Nội, 91 Trần Hưng Đạo, Hà Nội.
SIE 2021 và VME 2021 dự kiến sẽ có quy mô trên 200 gian hàng của các doanh nghiệp trong nước và quốc tế đến từ hơn 20 quốc gia/vùng lãnh thổ. Những sản phẩm được trưng bày tại triển lãm bao gồm linh kiện, phụ tùng cho ngành ô tô/ xe máy, điện/điện tử, máy móc, thiết bị, nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất, sản phẩm cơ khí, nhựa, khuôn mẫu, mạ, đóng gói…
Tham gia SIE 2021, phía Nhật Bản sẽ có trên 20 doanh nghiệp đại điện của bên mua là các nhà sản xuất, lắp ráp của Nhật Bản và gần 50 gian hàng đại diện của bên bán là các doanh nghiệp sản xuất phụ tùng, linh kiện của Việt Nam.
Video đang HOT
Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực máy móc băng tải vận chuyển, điện, điện tử và lĩnh vực sản xuất gia công (dập, khuôn, gia công mạ).
Về phía doanh nghiệp Việt Nam, chủ yếu là các doanh nghiệp có năng lực đã được đăng tải trong “Tuyển tập doanh nghiệp Việt Nam tiêu biểu trong lĩnh vực công nghiệp chế tạo” của JETRO…
Ông Takeo Nakajima, Trưởng đại diện JETRO Văn phòng tại Hà Nội cho biết, Ban tổ chức sẽ thực hiện những thử nghiệm mới cho triển lãm năm nay. Triển lãm diễn ra dưới cả hình thức trực tiếp và trực tuyến. Với hình thực trực tuyến, khách tham quan có thể tham quan gian hàng, kết nối trao đổi đàm phán với các doanh nghiệp tham gia.
Do vậy, trong bối cảnh hạn chế về việc đi lại, các doanh nghiệp Việt Nam, Nhật Bản và doanh nghiệp đến từ các quốc gia khác đều có thể tham gia Triển lãm quốc tế này.
Tại Triển lãm, Ban tổ chức sẽ tìm kiếm những doanh nghiệp Việt Nam xuất sắc và thực hiện sắp xếp kết nối thương mại trước với doanh nghiệp Nhật Bản, đồng thời cân nhắc đến nội dung trao đổi đàm phán của những doanh nghiệp tham gia Triển lãm để nâng cao tỷ lệ thành công cho các cuộc đàm phán.
Đánh giá cao tầm quan trọng của SIE 2021, ông Vũ Bá Phú, Cục trưởng Cục XTTM nhấn mạnh, CNHT đóng vai trò rất quan trọng, tạo cơ sở để phát triển một nền công nghiệp có sức cạnh tranh cao và bền vững. Bộ Công Thương đã và đang triển khai nhiều giải pháp đồng bộ hỗ trợ phát triển đầu tư, ứng dụng công nghệ, phát triển sản xuất CNHT.
Trong đó, việc tổ chức SIE 2021 có ý nghĩa quan trọng, hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam trong ngành tăng cường năng lực sản xuất và kết nối với các đối tác Nhật Bản.
Triển lãm Công nghiệp Hỗ trợ Việt Nam – Nhật Bản 2021 được tổ chức với mục đích nâng cao tỷ lệ nội địa hóa của doanh nghiệp Nhật Bản và cải thiện việc cung ứng linh kiện, phụ tùng.
Trung bình tại các kỳ triển lãm trước được tổ chức ở Hà Nội, các doanh nghiệp Nhật Bản và Việt Nam đã tham gia với hơn 5000 cuộc đàm phán thương mại, tổng giá trị của hợp đồng, thỏa thuận đạt hàng chục triệu USD.
Giá tiêu hôm nay 26/5: Tăng 3 ngày liên tiếp, dự báo nguồn cung giảm giúp giá tiếp tục đi lên
Giá tiêu hôm nay 26/5 trong khoảng 64.500 - 68.500 đồng/kg. Sáng nay, giá tiêu tăng trung bình 500 đồng/kg so với cùng thời điểm sáng hôm qua tại một số địa phương trọng điểm.
Giá tiêu hôm nay 26/5: Tăng 3 ngày liên tiếp, dự báo nguồn cung giảm giúp giá tiếp tục đi lên
Tại tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 67.500 đồng/kg, tăng 500 đồng/kg.
Tại tỉnh Gia Lai, giá tiêu hôm nay ở mức 66.000 đồng/kg, tăng 500 đồng/kg.
Trong khi đó tại Đồng Nai, giá tiêu hôm nay ở mức 65.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giá tiêu hôm nay ở mức 69.500 đồng/kg, giữ nguyên.
Còn tại tỉnh Bình Phước giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 68.500 đồng/kg, tăng 500 đồng/kg. Sáng nay, giá tiêu tăng trung bình 500 đồng/kg so với cùng thời điểm sáng hôm qua tại một số địa phương trọng điểm, trừ Bà Rịa - Vũng Tàu.
Trên thị trường thế giới, kết thúc phiên giao dịch gần nhất, giá tiêu giao ngay tại sàn Kochi - Ấn Độ bất ngờ tăng 250 rupee/tạ, lên mức 40.450 rupee/tạ. Thị trường tiêu Ấn Độ sau nhiều ngày liêp tiếp đi ngang đã bắt đầu có chuyển biến tích cực trong 2 phiên gần đây. Tỷ giá tính chéo của đồng Việt Nam đối với đồng rupee Ấn Độ (INR) từ ngày 20/5/2021 đến ngày 26/5/2021 được Ngân hàng Nhà nước áp dụng tính thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu là 316,61 VND/INR.
Bản tin thị trường tháng 5/2021 của Bộ Công Thương nhận định, tháng 5/2021, giá hạt tiêu toàn cầu tăng ở hầu hết các nước sản xuất, nhưng mức tăng đã chậm lại. Tại Brazil, ngày 17/5/2021, giá hạt tiêu đen xuất khẩu tăng 1,3% so với ngày 30/4/2021, lên 3.925 USD/tấn.
Tại cảng khu vực Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 17/5/2021, giá hạt tiêu đen loại 500g/l và 550g/l xuất khẩu cùng tăng 1,4% so với ngày 29/4/2021, lên mức 3.645 USD/tấn và 3.685 USD/tấn. Giá hạt tiêu trắng xuất khẩu tăng 1,1% so với ngày 29/4/2021, lên mức 5.389 USD/tấn.
Dự báo giá hạt tiêu toàn cầu sẽ tăng trong thời gian tới, song mức tăng không lớn. Theo báo cáo của Hiệp hội Hạt tiêu Quốc tế (IPC), nguồn cung hạt tiêu toàn cầu hạn chế do diện tích giảm, năng suất thấp do yếu tố thời tiết không thuận lợi và kỹ năng bảo quản chưa tốt. IPC nhận định sản lượng hạt tiêu toàn cầu năm 2021 dự kiến đạt 555 nghìn tấn, giảm 21 nghìn tấn so với năm 2020. Trong đó, sản lượng hạt tiêu của Việt Nam dự kiến đạt 220 nghìn tấn, giảm 20 nghìn tấn so với năm 2020.
Vụ thu hoạch hạt tiêu ở Việt Nam về cơ bản đã kết thúc. Người dân gặp khó khăn trong quá trình chuẩn bị cho vụ mùa mới khi tại nhiều địa phương tại Tây Nguyên có mưa to.
Trong 18 ngày đầu tháng 5/2021, thị trường hạt tiêu trong nước diễn ra khá ảm đạm. Các doanh nghiệp trong nước đã mua đủ lượng hàng nên cũng không đẩy mạnh việc thu mua, trong khi người dân cũng hạn chế bán ra nhằm tránh giá tiếp tục giảm mạnh. Trong bối cảnh giá hạt tiêu biến động, ngành hạt tiêu Việt Nam cần chuyển dịch cơ cấu nguồn cung. Hạt tiêu hữu cơ là một trong những hướng đi bền vững, giúp gia tăng giá trị sản phẩm so với các loại hạt tiêu trồng truyền thống. Các doanh nghiệp ký hợp đồng mua hạt tiêu trồng hữu cơ, bảo đảm chất lượng có giá bán cao hơn thị trường 2.000 - 3.000 đồng/kg.
Tuần cuối cùng trong tháng 5/2021 giao dịch sôi động hơn hẳn. Nguyên nhân được dự báo do dòng tiền xuất khẩu quay trở lại giúp các đơn vị xuất khẩu mua vào để thực hiện các đơn hàng mới.
Giá xuất khẩu bình quân hạt tiêu tháng 4/2021 đạt mức cao nhất kể từ tháng 12/2018 Tháng 4/2021, giá xuất khẩu bình quân hạt tiêu của Việt Nam đạt mức 3.265 USD/tấn - ghi nhận mức cao nhất kể từ tháng 12/2018, tăng 10,6% so với tháng 3/2021 và tăng 62,2% so với tháng 4/2020. Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, xuất khẩu hạt tiê u của Việt Nam trong tháng 4/2021 đạt 32,2 nghìn...