Sắp đi đẻ, mẹ nhớ phải hỏi bác sĩ 3 câu này, nhất là với người lần đầu mang thai
Việc nắm rõ được tình hình sức khỏe của bản thân sẽ giúp mẹ tự tin và chuẩn bị sẵn sàng cho ca sinh nở được an toàn nhất.
Mang thai và sinh nở là khoảng thời gian hạnh phúc nhưng cũng đầy căng thẳng trong cuộc đời mỗi người phụ nữ, đặc biệt với mẹ mang thai lần đầu và sắp đến ngày sinh nở. Vào những tuần cuối chuẩn bị đón con chào đời, hầu hết các mẹ đều tưởng tượng ra đủ mọi viễn cảnh về ca sinh, liệu mình có sinh nở được suôn sẻ, liệu có phải sinh mổ không…?
Để yên tâm hơn và có ca sinh nở suôn sẻ, mẹ bầu nhớ phải hỏi bác sĩ 3 câu này trong những lần khám thai cuối cùng.
#1. Hình dạng và kích thước khung chậu của mình thế nào?
Hình dạng và kích thước của khung chậu của mẹ là rất quan trọng để xác định nên đón con chào đời bằng phương pháp sinh nở nào, sinh thường hay đẻ mổ. Bác sĩ sản khoa sẽ dự đoán được tỷ lệ khung chậu của mẹ và kích thước của thai nhi để xác định phương pháp sinh nở phù hợp, an toàn.
Khung xương chậu là một cái ống bằng xương mà khi đẻ nhất thiết thai nhi phải đi qua đó. Tạo hóa đã cho người phụ nữ một khung xương hoàn chỉnh, cân đối và thường là đủ rộng để một thai nhi có thể tích trung bình có thể chui qua được dễ dàng. Nếu vì một lý do nào đó, khung xương này bị hẹp (thường là di chứng của bệnh còi xương từ bé, hoặc bị viêm xương khớp, bại liệt…) thai nhi không thể chui qua được. Lúc đó bắt buộc bác sĩ sản khoa phải can thiệp bằng cách mổ lấy thai.
#2. Thai nhi hiện tại thế nào?
Các bác sĩ khi khám thai thường chỉ nói với mẹ rằng em bé có đang ổn hay không, có bất thường hay không nhưng ở những lần khám thai cuối chuẩn bị lên bàn đẻ, mẹ nên hỏi bác sĩ kỹ hơn về thai nhi của mình như chu vi đầu của thai nhi có ở mức trung bình hay không? Đây là yếu tố quan trọng để xác định xem thai nhi có dễ dàng đi qua khung chậu của mẹ không.
Video đang HOT
Thông thường chu vi vòng đầu của bé ở tuần 28 thai kỳ là khoảng 7 cm, tuần thứ 32 là 8cm và ở tuần cuối thai kỳ là 9,3cm sẽ thuận tiện cho việc đẻ thường. Khi chu vi vòng đầu của bé lớn hơn 10cm trẻ sẽ gặp khó khăn hơn trong việc chào đời.
Điều thứ 2 mẹ cần quan tâm đó là vị trí nằm của thai nhi. Vị trí lý tưởng và thuận tiện nhất cho việc sinh thường đó là đầu em bé quay xuống dưới khung chậu của mẹ, mặt úp vào phía trong bụng mẹ.
Đây là vị trí giúp trẻ dễ dàng đi qua ống sinh nhất. Tuy nhiên, có không ít trẻ đến ngày sinh vẫn nằm ở ngô thai ngược hoặc ngôi ngang khiến việc sinh thường khó khăn hơn, thậm chí có thể phải đẻ mổ. Mẹ hay tham khảo bác sĩ chuyên khoa nếu rơi vào những trường hợp đó.
#3. Nước ối có ít không?
Nước ối là một loại dầu bôi trơn tự nhiên cho trẻ khi sinh thường. Nếu có quá ít nước ối em bé sẽ gặp nhiều sức cản khi đi qua kênh sinh nở và sẽ khó chào đời hơn.
Thông thường, khi tuổi thai tăng thì lượng nước ối cũng tăng theo và vào những tuần gần cuối thai kỳ, lượng nước ối có dấu hiệu giảm. Lượng nước ối thay đổi tùy theo tuổi thai: ở thai 8 – 12 tuần khoảng 50ml, thể tích nước ối nhiều nhất khoảng 1000ml lúc tuổi thai 28 tuần, sau đó nước ối giảm dần còn 900ml ở thai 36 tuần, khi thai 40 tuần nước ối còn khoảng 600-800ml.
Theo các chuyên gia sản khoa, chỉ số nước ối bình thường sẽ là 6-12cm. Nếu chỉ số này dưới 3cm thì thai nhi dễ gặp nguy hiểm.
Để duy trì lượng nước ối ổn định trong suốt thai kỳ, không quá dư và quá thiếu, mẹ bầu cần có chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý khi mang thai, uống đủ nước, khám thai đều đặn, kiểm tra chỉ số nước ối theo tuổi thai để kịp thời phát hiện những bất thường.
Loại gia vị trong những món cay của Ấn Độ, Thái Lan rất phổ biến tại Việt Nam, tốt cho sức khỏe
Gừng không những được dùng trong ẩm thực để làm gia vị hay cân bằng món ăn, mà nó còn là một loại thảo được rất tốt cho sức khỏe.
Gừng là một loại gia vị rất hay được sử dụng trong nấu nướng, nhất là trong những món ăn cay nồng của Ấn Độ hay Thái Lan. Trong ẩm thực, gừng tươi hoặc bột gừng không những giúp khử mùi hôi tanh của thực phẩm sống mà còn làm tăng hương vị và cân bằng nhiều món ăn.
Không chỉ có thế, theo thông tin từ Cơ sở Dữ liệu Dinh dưỡng Quốc gia thuộc Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), trong 100gram gừng có chứa rất nhiều carbohydrate, chất xơ và protein. Loại thảo dược này cũng vô cùng giàu kali, magiê, phốt pho, natri, vitamin C, B5, và B9. Do đó, gừng rất tốt cho sức khỏe, cụ thể là những công dụng sau:
1. Giảm đầy hơi và cải thiện tiêu hóa
Gừng giúp bạn giảm và ngăn ngừa được tình trạng bị táo bón, đầy hơi, cải thiện sức khỏe đường ruột và chứng loét dạ dày (Ảnh minh họa).
Theo một số nghiên cứu của Trung tâm Công nghệ Sinh học Quốc gia Hoa Kỳ, gừng giúp dạ dày hấp thụ tất cả các chất dinh dưỡng và khoáng chất từ thực phẩm mà chúng ta ăn. Bên cạnh đó, trong gừng còn chứa nhiều enzyme, trong đó có enzyme trypsin và lipase rất quan trọng đối với hệ tiêu hóa. Nó giúp bạn giảm và ngăn ngừa được tình trạng bị táo bón, đầy hơi, cải thiện sức khỏe đường ruột và chứng loét dạ dày.
2. Giảm buồn nôn
Theo kết quả nghiên cứu của Tiến sĩ Mehrnaz Nikkhah Bodagh làm việc tại Khoa Dinh dưỡng và Công nghệ Thực phẩm thuộc trường Đại học Y khoa Shahid Behesht (Iran), các thành phần gingerols và shogaols có trong gừng sẽ thúc đẩy dạ dày tiết ra các enzyme tiêu hóa khác nhau giúp trung hòa axit, từ đó, cơ dạ dày được thư giãn và bạn sẽ giảm cảm giác buồn nôn.
Theo đó, chỉ cần 1500 miligram chiết xuất từ gừng đã giúp bạn giảm cảm giác buồn nôn, nhất là khi say tàu xe, ốm nghén do mang thai hay khi điều trị ung thư.
3. Giảm cảm lạnh hoặc cảm cúm
Trong thành phần của gừng còn chứa nhiều chất chống oxy hóa chống viêm như gingerols, shogaols và zingerones. Những chất này giúp bạn giảm đau, an thần, tăng sức đề kháng chống lại virus. Chưa kể, loại thảo dược này cũng giúp duy trì sức khỏe răng miệng của bạn bằng cách giữ cho răng và nướu còn nguyên vẹn.
4. Giảm đau
Những cơn đau do kinh nguyệt cũng sẽ giảm nếu bạn uống một tách trà gừng nóng (Ảnh minh họa).
Do giàu chất gingerol nên gừng cũng giúp bạn giảm đau khớp do bị viêm xương khớp và viêm khớp dạng thấp. Những cơn đau do kinh nguyệt cũng sẽ giảm nếu bạn uống một tách trà gừng nóng.
5. Giảm cân
Giáo sư Jing Wang, làm việc tại Khoa Khoa học Thực phẩm và Kỹ thuật Dinh dưỡng thuộc trường Đại học Nông nghiệp Trung Quốc (Bắc Kinh, Trung Quốc), cho biết gừng giúp cải thiện sự trao đổi chất và kiềm chế cảm giác đói. Đồng thời, uống trà gừng cũng giúp làm ấm cơ thể từ bên trong, thúc đẩy tuyến mồ hôi hoạt động từ đó loại bỏ độc tố.
6. Hỗ trợ điều trị các bệnh tiểu đường, tim mạch, huyết áp thấp
Nghiên cứu của Bác sĩ Nafiseh Khandouzi, công tác tại Khoa Dinh dưỡng và Hóa sinh thuộc trường Đại học Y khoa Tehran (Iran), cho thấy lượng đường ở bệnh nhân tiểu đường loại 2 đã cải thiện sau khi tiêu thụ gừng hàng ngày. Vì gừng giúp kích thích cơ thể sản xuất ra insulin- một loại hormone quản lý lượng đường trong máu.
Không những thế, gừng còn giúp giảm cholesterol xấu và tăng cholesterol tốt. Điều này rất tốt cho tim mạch và làm tăng huyết áp.
Tuy rằng gừng có rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe, nhưng trước khi bạn bổ sung gừng vào trong chế độ ăn uống thì vẫn nên tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ để được tư vấn.
Những loại thảo mộc giúp chống đau khớp Một số loại thảo mộc như nha đam, gừng, nghệ, trà xanh... có thể có đặc tính chống viêm giúp điều trị viêm khớp dạng thấp hoặc viêm xương khớp. Có nhiều loại viêm khớp khác nhau, nhưng tất cả đều có thể gây đau. Một số biện pháp tự nhiên có thể giúp bạn kiểm soát các triệu chứng nhẹ, đặc biệt...