Sắp đến thời hạn 20 năm như cam kết của TT Putin, nước Nga sẽ ra sao?
Thời hạn 20 năm trong câu nói nổi tiếng “hãy cho tôi 20 năm và tôi cho bạn một nước Nga mạnh mẽ” sắp đến, lời hứa của Tổng thống Putin sẽ thực sự thành hiện thực?
Giáng sinh năm 1991 là ngày cuối cùng của “bản hùng ca” Liên Xô. Nguồn: Sohu.
Giáng sinh năm 1991 là một ngày rất đặc biệt đối với người Liên Xô và cũng là ngày cuối cùng mà họ được coi là “người Liên Xô”. Vào ngày này, một Liên Xô hùng mạnh tuyên bố tan rã, một “đế chế đỏ” làm run rẩy các nước Tây Âu đã trở thành quá khứ, và chỉ còn lại 15 quốc gia để nhớ về “hoàng hôn” của Liên Xô.
Sau khi Liên Xô tan rã, là “con cả”, Nga đã được thừa hưởng di sản to lớn của Liên Xô cũ. Trên cương vị Tổng thống đầu tiên của Nga sau khi độc lập, Yeltsin đã theo đuổi một đường lối thân Mỹ và Chính phủ Mỹ đã lợi dụng sự “đơn thuần” của Yeltsin để tìm kiếm lợi ích. Trong 9 năm thân Mỹ, kết quả là nước Nga gần như phải đối mặt với sự giải thể lần hai. Nhận thấy rằng Nga đang từng bước “trượt dốc” trong tay mình, Yeltsin khẩn trương tìm kiếm một người kế vị phù hợp.
Trong thời gian cầm quyền, Yeltsin đã làm nước Nga gần như phải đối mặt với sự giải thể lần hai. Nguồn: Sohu.
Ngay khi Yeltsin rơi vào tình trạng khó khăn nhất, ông Putin, một thành viên của KGB đã lọt vào “mắt xanh” của Yeltsin. Sau một cuộc thử nghiệm, Yeltsin rất hài lòng với Putin và quyết định ông trở thành người kế vị. Có thể nói rằng, mặc dù Yeltsin không có đủ “tầm nhìn” để cai trị đất nước, nhưng ông lại có “ánh mắt” độc đáo khi lựa chọn người. Vào một ngày cuối tháng 12/1999, Yeltsin tuyên bố từ chức và đặt gánh nặng của tổng thống Nga vào tay ông Putin.
Video đang HOT
Vào ngày đầu tiên của năm 2000, ông Putin đã tiếp quản công việc từ Yeltsin với tư cách là tổng thống thứ hai của Nga. Sau khi được bầu làm Tổng thống chính thức, ông Putin dẫn lời thần tượng của ông – Thủ tướng Sa hoàng Pyotr Stolypin nói rằng “hãy cho tôi 20 năm và tôi cho bạn một nước Nga mạnh mẽ”, thời hạn 20 năm sắp đến, lời hứa của Tổng thống Putin sẽ thực sự thành hiện thực?
“Hãy cho tôi 20 năm và tôi cho bạn một nước Nga mạnh mẽ”, lời hứa nổi tiếng được Tổng thống Putin thực hiện thế nào? Nguồn: Sohu.
Trên phương diện kinh tế, khi ông Putin bắt đầu lên nắm quyền, nền kinh tế Nga khi đó có thể được cho là sắp sụp đổ. Khi đó, binh lính Nga thậm chí mang vũ khí của Liên Xô “bán buôn bán lẻ” do kinh tế yếu kém, nhân dân không đủ lương thực thực phẩm. Có thể nói, “tôn nghiêm của Đế chế Đỏ” đã không còn lại một chút nào vào thời điểm đó. Để cứu nước Nga bấp bênh, sau khi lên nắm quyền, ông Putin đã tiến hành một cuộc đại cải cách mạnh mẽ, và đã xử lý nhiều “đầu sỏ” chính trị Nga lũng đoạn nền kinh tế. Các tập đoàn lớn của Nga đều bị Chính phủ nắm giữ, cho đến ngày nay, nền kinh tế của Nga mặc dù chưa phải là một cường quốc nhưng nó thực sự tốt hơn nhiều so với 20 năm trước.
Về mặt quân sự, Nga với tư cách là người kế thừa lớn nhất của Liên Xô cũ, đã nhận được một số lượng lớn kho vũ khí. Trong những năm gần đây, nền kinh tế Nga không mấy lạc quan, do vậy trong chi tiêu quốc phòng không “mạnh tay” được như Mỹ. Tuy nhiên, Liên Xô cũ quá hùng mạnh, và cho đến nay, kho vũ khí khổng lồ mà Liên Xô để lại vẫn đủ để Nga duy trì “phẩm giá” của một quốc gia hùng mạnh, và có thể “nói chuyện tay đôi” với Mỹ.
Những biện pháp cứng rắn của ông Putin đã khuất phục mọi đối thủ, ngay cả những lãnh đạo Chechnya “cứng đầu” nhất. Nguồn: Sohu.
Tổng thống Putin đã mang lại không chỉ sự phát triển kinh tế và quân sự cho Nga, mà quan trọng nhất là thái độ cứng rắn của ông trước sự đàn áp của phương Tây đã khiến người Nga nhận thức được quyết tâm và sự kiên trì của vị Tổng thống này trong việc tái thiết nước Nga. Chính vì “bàn tay sắt” của Tổng thống Putin mà người Nga ngày nay có thể nói là hợp nhất và “xoắn” lại thành một sợi dây. Ngay cả các nhà lãnh đạo Chechnya, những người quyết tranh đấu với Nga đến cùng, thì giờ đây cũng sẵn sàng trở thành “anh em” của Tổng thống Putin.
Đối với Nga, ông Putin có thể được gọi là “hoàng đế” vì đóng góp của ông cho Nga là chưa từng có. Nhưng ông Putin hiện đã gần 70 tuổi và nhiệm kỳ thứ tư của ông sẽ là năm 2024, khi đó việc tiếp tục dẫn dắt nước Nga trở nên không thực tế. Trong tình hình hiện nay ở Nga, thực sự vẫn chưa xuất hiện một nhân vật thứ hai có đủ “tâm và tầm” như ông Putin. Nga mặc dù đang dần lấy lại được vị thế cường quốc, nhưng nền tảng của Nga chưa đủ vững chắc, có thể nói rằng mọi bước đi tiếp theo đều giống như “đi trên dây”. Nếu ông Putin kết thúc nhiệm kỳ của mình mà vẫn chưa tìm được người thay thế xứng tầm, thì tương lai của nước Nga sẽ ra sao?
Đức Trí (lược dịch)
Theo infonet.vn
Mỹ trừng phạt "Dòng chảy phương Bắc 2": Đòn vụng mà hiểm
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký ban hành bộ luật mới được quốc hội Mỹ thông qua về trừng phạt những công ty, tổ chức và cá nhân tham gia trực tiếp hoặc trợ giúp Nga cùng một số nước thành viên EU hợp tác xây dựng tuyến đường ống Nord Stream 2 dẫn khí đốt từ Nga xuyên Biển Bắc sang thẳng Tây Âu.
Quốc hội Mỹ đặt tên cho bộ luật này là Luật về bảo vệ an ninh năng lượng cho châu Âu và lập luận hệ thống tuyến đường ống dẫn khí đốt này sẽ làm cho nước Đức bị lệ thuộc vào cung ứng năng lượng từ Nga.
Không khiên cưỡng và khôi hài sao được khi không được phía các nước châu Âu yêu cầu mà quốc hội Mỹ đưa ra luận này và trong khi phía Đức nhấn mạnh sự cần thiết và tầm quan trọng của Nord Stream 2 đối với tương lai của nước Đức thì quốc hội Mỹ bao biện ngược lại. Bằng cách nguỵ biện vụng về này, quốc hội Mỹ che đậy ba mục đích chính được theo đuổi với bộ luật trên.
Thứ nhất là gây khó khăn thêm cho Nga trong bối cảnh tình hình chung từ khá lâu nay là Nga bị Mỹ, EU và một số đồng minh khác áp dụng những biện pháp chính sách trừng phạt về kinh tế, thương mại và tài chính cũng như cô lập về chính trị. Xuất khẩu khí đốt là một trong những nguồn thu nhập quan trọng nhất của Nga và đồng thời còn là một trong những vũ khí rất đắc dụng của Nga trong quan hệ của Nga với các nước thành viên EU và Nato ở châu Âu. Thế mạnh này của Nga cũng đồng thời là một điểm yếu và dễ bị toinr thương đối với Nga.
Thứ hai, phía Mỹ muốn thu hẹp thị phần của Nga trên thị trường năng lượng, đặc biệt về khí đốt, ở châu Âu để dành cho khí đốt hoá lỏng của Mỹ. Cách làm của phía Mỹ là vừa thúc ép các đồng minh và đối tác ở châu Âu phải nhập khẩu nhiều hơn nữa khí đốt hoá lỏng của Mỹ vừa ngăn cản Nga đảm bảo cung ứng hoặc tăng cường cung ứng khí đốt cho các nước châu Âu để buộc các nước này phải tăng thêm nhập khẩu khí đốt hoá lỏng của Mỹ.
Thứ ba, phía Mỹ dùng biện pháp này để phân rẽ các nước thành viên EU và Nato ở châu Âu với Nga, đồng thời hậu thuẫn một số nước khác trên châu lục ở trong cũng như ngoài EU và Nato, đặc biệt là Ucraine và Ba Lan, trong chính sách của họ thù địch nhiều hơn là hợp tác với Nga. Mỹ đặc biệt nhằm vào hai nước này vì họ vừa thân thiện với Mỹ nhất lại vừa chống phá dự án Nord Stream 2 quyết liệt nhất. Một khi Nord Stream 2 đã hoàn tất thì Nga không còn phải luỵ Ucraine hay Ba Lan nữa về chuyện chu chuyển khí đốt quá cảnh qua hai nước ấy sang Tây Âu khiến họ vừa không còn được trả lệ phí quá cảnh khí đốt lại vừa không còn một công cụ, vũ khí hay phương cách để gây áp lực đối với Nga.
Theo thiết kế, tuyến đường ống dẫn khí đốt Nord Stream 2 dài 2400 km và chỉ còn có 300 km trong độ dài ấy chưa xây dựng xong. Theo kế hoạch của các bên tham gia dự án này thì khoảng cuối quý 1.2020 mọi công việc xây dựng và lắp ráp sẽ hoàn tất, sau một thời gian ngắn vận hành thử sẽ chính thức đi vào hoạt động. Công ty của Thuỵ Sỹ đã vì viêc ông Trump ký ban hành bộ luật này của Mỹ mà ngừng tham gia xây dựng Nord Stream 2. Đức đã chính thức phản đối Mỹ và phía Nga vẫn quyết tâm thực hiện dự án đến cùng.
Mỹ có thể gây khó khăn lớn cho việc thực hiện dự án và có thể làm cho thời gian xây dựng bị kéo dài và thời điểm tuyến đường ống chính thức đi vào hoạt động bị lùi xa, nhưng chắc chắn không huỷ hoại được nó. Nga và các bên tham gia đã đầu tư rất nhiều tiền của vào dự án này nên sẽ không để dự án bị thất bại chỉ vì bộ luật kia của Mỹ. Phía các nước ở châu Âu không thể thuận theo ý muốn của Mỹ trong chuyện này vì như thế đâu có khác gì chấp nhận để cho Mỹ quyết định họ được hay không được làm gì. Đại diện chính phủ Đức coi hành động này của phía Mỹ là vi phạm chủ quyền của các nước châu Âu.
Ông Trump vẫn có ý kiên trì mục tiêu cải thiện quan hệ của Mỹ với Nga, nhưng vẫn nhanh chóng ký ban hành bộ luật này vì mấy nguyên do sau.
Thứ nhất, ông Trump chủ ý tranh thủ quốc hội Mỹ trong bối cảnh bị quốc hội Mỹ tiến hành luận tội phế truất, đặc biệt không muốn làm cho những dân biểu thuộc phe Đảng Cộng hoà bị khó xử hay phật lòng. Cũng vì mục đích này mà trước đó ông Trump đã nhanh chóng ký ban hành những bộ luật mới mà quốc hội Mỹ thông qua về Hồng Công và Tân Cương.
Thứ hai, ông Trump cần việc xuất khẩu được nhiều khí đốt hoá lỏng của Mỹ làm bằng chứng cho thành quả của chủ trương "Nước Mỹ trước hết". Ông Trump cần tác động dân tuý của việc làm cho cử tri ở Mỹ cảm nhận rằng tổng thống đương nhiệm của họ vẫn kiên định thực hiện cam kết tranh cử năm 2016.
Thứ ba, ông Trump tạo thế cho mình có thể linh hoạt quyền biến sử dụng bộ luật này trong xử lý quan hệ của Mỹ với các nước thành viên EU và Nga mà nhằm vào EU nhièu hơn là Nga và đương nhiên nhằm cả vào phân rẽ EU với Nga.
Cú đòn này của phía Mỹ rất vụng về về chính trị và pháp lý, nhưng lại khá hiểm hóc đối với nhiều nước thành viên EU và Nga. Bớt lệ thuộc vào Nga nhưng tăng lệ thuộc vào Mỹ về cung ứng năng lượng thì đâu có khác gì tránh vỏ dưa gặp phải vỏ dừa đối với các thành viên EU. Nga bị làm khó nhưng vẫn có những lợi thế khác. Mỹ hành xử như vậy còn khiến Nga tăng cường hợp tác hơn nữa với Trung Quốc trên mọi lĩnh vực chứ không phải chỉ có về năng lượng.
Theo danviet.vn
Tổng thống Putin bất ngờ tiết lộ sự kiện quan trọng nhất của Nga năm 2020 Tại buổi gặp gỡ các công nhân ở nhà máy tự động Kamaz mới đây, Tổng thống Nga Putin đã chia sẻ ý kiến của ông về năm 2019 sắp qua, những dấu ấn cũng như tiết lộ sự kiện quan trọng nhất của nước Nga trong năm 2020 sắp tới. Tổng thống Nga Putin. Ảnh: Sputnik Sputnik đưa tin, Tổng thống Putin...